Ắt Thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Chẳng Đọa Vào Đường Ác Nữa

NPSTD7

 

Ắt Thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Chẳng Đọa Vào Đường Ác Nữa

Chánh kinh:
Ngã nhược chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề, thành Chánh Giác dĩ, sở cư Phật sát, cụ túc vô lượng bất khả tư nghị công đức trang nghiêm, vô hữu địa ngục, ngạ quỷ, cầm thú, quyên phi nhuyễn động chi loại. Sở hữu nhất thiết chúng sanh, dĩ cập Diễm Ma La giới, tam ác đạo trung, lai sanh ngã sát, thọ ngã pháp hóa, tất thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, bất phục cánh đọa ác thú. Đắc thị nguyện, nãi tác Phật. Bất đắc thị nguyện, bất thủ Vô Thượng Chánh Giác.
Nếu tôi chứng được Vô Thượng Bồ Ðề, thành Chánh Giác rồi thì cõi nước tôi ở sẽ đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn, không có địa ngục, ngạ quỷ, cầm thú, các loài ngọ nguậy, bay lượn, bò trườn. Tất cả hết thảy chúng sanh cho đến những kẻ từ trong cõi Diễm Ma La, trong ba đường ác sanh sang cõi tôi, nhận pháp hóa của tôi ắt thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng đọa vào đường ác nữa. Nguyện được như thế mới làm Phật. Chẳng thỏa nguyện ấy, chẳng giữ lấy Vô Thượng Chánh Giác.
(Nguyện thứ nhất: Cõi nước không có ác đạo. Nguyện thứ hai: Chẳng đọa đường ác)
Giải:
Bốn câu đầu bao trùm các đại nguyện: Nguyện lúc tôi thành Phật, cõi nước tôi ngự có đầy đủ vô lượng (không thể dùng số lượng nào biểu thị nổi) công đức thắng diệu, đầy đủ vô lượng thanh tịnh trang nghiêm. “Cụ túc” (đầy đủ) là viên mãn, chứa đựng trọn vẹn, không khuyết, không sót, nên bảo là “cụ túc”. Những công đức trang nghiêm đầy đủ ấy đều chẳng thể nghĩ bàn: siêu tình ly kiến, chẳng thể suy lường, phân biệt mà biết được nổi, chẳng thể dùng ngôn ngữ, văn tự diễn tả nổi, nên bảo là “bất khả tư nghị” (chẳng thể nghĩ bàn).
Cũng do đầy đủ vô lượng công đức chẳng thể nghĩ bàn nên vạn vật nghiêm tịnh, vi diệu đến cùng cực, sáng láng như gương, chiếu tột cùng mười phương. Ðược quang minh chiếu đến liền an lạc, cấu diệt, thiện sanh; mùi hương xông khắp, chúng sanh trong mười phương thế giới ngửi thấy đều tu Phật hạnh; thấy cây Bồ Ðề, chứng Vô Sanh Nhẫn. Thế giới Cực Lạc hiển hiện đẹp đẽ, mỗi hạt bụi, mỗi sợi lông đều viên minh cụ đức.
Vì vậy, bốn câu này được đặt ở đầu lời nguyện để biểu thị: Không nguyện nào trong các nguyện sẽ được trình bày dưới đây lại chẳng giống như vậy. Mỗi một nguyện đều vì chúng sanh, mỗi một nguyện đều hiển hiện bổn tâm diệu minh của Phật Di Ðà, mỗi một sự tướng đều là thanh tịnh cú, đều là “chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân”.
Ðoạn văn kế tiếp nói rõ: Trong nước tôi không có ba ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh (trong kinh thường lấy “cầm thú, các loài ngọ nguậy, bay lượn, bò trườn” để biểu thị súc sanh).
“Ðịa ngục” là tiếng Hán, tiếng Phạn là Na Lạc Ca (Naraka) hay Nê Lê (Nairya) v.v... Sách Ðại Nhiếp Luận Âm Nghĩa nói: “Dịch ra, Nê Lê có bốn nghĩa: Chẳng thể vui sướng nổi, chẳng thể cứu vớt nổi, tối tăm, và địa ngục”. Chữ “địa ngục” dùng trong kinh này chỉ là lấy một trong bốn nghĩa trên. Tỳ Bà Sa Luận ghi: “Phía dưới châu Thiệm Bộ năm trăm du-thiện-na có địa ngục”. “Du-thiện-na” (Yojana) là do-tuần, là cách người Thiên Trúc tính số dặm. Bản chú giải kinh Duy Ma của ngài Tăng Triệu ghi: “Thượng do-tuần là sáu mươi dặm, trung do-tuần là năm mươi dặm, hạ do-tuần là bốn mươi dặm”.
Như vậy, ta thường nói “địa ngục” là chỉ cái ngục ở dưới đất; nhưng thật ra, địa ngục chẳng phải chỉ ở dưới đất. Ở trên núi, hoặc bên bờ biển cả, hoặc trong đồng hoang, dưới cội cây, giữa không trung đều có địa ngục. Nói chung, địa ngục có ba loại:
I. Căn bản địa ngục: Tức là tám đại địa ngục và tám địa ngục lạnh. Nói có tám đại địa ngục là so với tám địa ngục lạnh mà nói, chúng cũng được gọi là tám ngục nóng. Phía dưới mặt đất Thiệm Bộ châu năm trăm do-tuần có địa ngục tên là Ðẳng Hoạt. Từ đấy, lần lượt tính xuống đến địa ngục thứ tám tên là Vô Gián. Tám địa ngục ấy chồng lên nhau theo chiều dọc. Theo luận Câu Xá cũng như Ðại Luận, tám địa ngục đó là:
1. Ðẳng Hoạt địa ngục: Tội nhân trong ấy bị đâm, chém, xay, giã, khổ quá chết đi, chợt có cơn gió lạnh thổi qua, thịt da sanh lại, sống lại như trước (nên có tên là Ðẳng Hoạt nghĩa là “sống lại giống như trước”).
2. Hắc Thằng địa ngục: Trước hết dùng những sợi dây đen đủi (hắc thằng) trói chặt mình mẩy tội nhân, rồi mới cưa, chém. 

3. Chúng Hợp địa ngục: Nhiều thứ hình cụ (dụng cụ tra tấn) độc ác cùng xô đến ép thân.
4. Hiệu Khiếu địa ngục: Bị các khổ bức bách, rú lên những tiếng đau đớn, than oán.
5. Ðại Khiếu địa ngục: Bị khổ sở quá mức, vang tiếng kêu khóc ầm ĩ.
6. Viêm Nhiệt địa ngục: Lửa bốc từ trong thân cháy ra, ngọn lửa tỏa khắp, cái khổ vì nóng bức khó lòng chịu đựng nổi.
7. Ðại Nhiệt địa ngục: Sức nóng dữ dội nhất nên gọi là Ðại Nhiệt.
8. Vô Gián địa ngục: Chịu khổ không gián đoạn, không lúc nào ngớt.
Phía ngoài tám địa ngục trên lại có tám địa ngục lạnh, kể theo thứ tự như sau:
1. Ngạch Bộ Ðà, Hán dịch là Pháo (皰: phồng rộp lên): Thân bị rét cóng nên thân thể sưng phồng lên.
2. Ni Lạt Bộ Ðà: Thân bị rét quá, mình mẩy nứt nẻ, vỡ ra.
3. A La La (bị lạnh quá, răng khua lộp cộp, phát ra tiếng rên hừ hừ).
4. A Bà Bà (cũng như trên).
5. Hổ Hổ Bà (cũng như trên).
6. Ốt Bát La (hoa sen xanh): Bị lạnh quá mức, mình mẩy nứt gẫy, da vênh lên như cánh sen xanh.
7. Bát Ðặc Ma (hoa sen đỏ): Thân thể gãy nát [tươm máu] như hoa sen hồng.
8. Ma Ha Bát Ðặc Ma (hoa sen đỏ lớn): Thân thể gãy nát như hoa sen đỏ lớn.
Ðấy là căn bản địa ngục, tiếp theo đây, sẽ lược thuật về cận biên địa ngục và cô độc địa ngục.
II. Mười sáu du tằng địa ngục: Trong số tám đại địa ngục nói trên, mỗi địa ngục đều có bốn cửa. Ngoài mỗi cửa lại có bốn tầng ngục phụ mang tên: Ðường Ổi Tằng (tầng ngục nung vùi trong tro nóng), Thi Phẩn Tằng (tầng ngục phân dơ), Phong Nhận Tằng (tầng ngục mũi gươm, đao sắc nhọn), Liệt Hà Tằng (tầng ngục sông sôi sùng sục), tổng cộng mười sáu tầng, gọi chung là mười sáu du tằng địa ngục. Tính ra, tám đại địa ngục có tất cả một trăm hai mươi tám ngục phụ, cũng gọi là Cận Biên địa ngục.
III. Cô độc địa ngục: Ở giữa núi, đồng hoang, cội cây, không trung. Loại này có vô số, chịu khổ vô lượng. Khổ quả trong địa ngục là nặng nề nhất, một ngày đến tám vạn bốn ngàn lần chết đi, sống lại, trải qua vô lượng kiếp. Sách Phụ Hành Ký nói: “Tạo tội Ngũ Nghịch, Thập Ác nặng nhất thì cảm lấy [quả địa ngục]”.
Trong quyển tám sách Ðại Thừa Nghĩa Chương, chữ “ngạ quỷ” được giảng như sau: “Do cầu nơi người khác nên gọi là ngạ quỷ. Lại thường đói khát nên gọi là Ngạ (餓), khủng khiếp, lắm điều sợ hãi nên gọi là Quỷ (鬼)”.
Loài ngạ quỷ có mặt khắp mọi nơi. Kẻ nào có phước đức thì làm thần trong rừng, núi, gò mả, miếu thờ. Kẻ không có phước đức ở chỗ chẳng sạch, không có thức ăn, luôn bị đánh đập, ngăn sông, lấp biển, chịu khổ vô lượng. Sách Phụ Hành Ký nói: “Hạ phẩm Ngũ Nghịch Thập Ác cảm lấy [quả báo ngạ quỷ]”.
Chữ “súc sanh” tân dịch là “bàng sanh” ngụ ý: Các loài sanh vật có thân hình nằm ngang. Tân Bà Sa Luận nói: “Do thân hình chúng nằm ngang nên cũng đi ngang. Hoặc do đi ngang nên thân hình cũng nằm ngang. Vì vậy, chúng được gọi là bàng sanh”. Bàng (傍) có nghĩa là nằm ngang. Sách Hội Sớ nói: “Loài này có mặt khắp nơi, đeo lông, đội sừng, vảy, mai, lông mao, lông vũ, bốn chân, nhiều chân, sống dưới nước, trên mặt đất, bay trên không, ăn nuốt lẫn nhau, chịu khổ vô lượng”. Sách Phụ Hành Ký bảo: “Tạo Ngũ Nghịch Thập Ác bậc trung cảm lấy quả này”.

Chương này nêu lên hai nguyện: “Nước không ác đạo”“chẳng đọa đường ác”. Ý của mấy câu đầu trong đoạn kinh như sau:
Nếu tôi chứng được Như Lai Quả Giác, thành tựu Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác tức là đã rốt ráo thành Phật, thì ngay khi ấy trong cõi Phật mà tôi trụ trì sẽ có đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn. [Kinh văn] dùng những câu trên đây để diễn tả một cách tổng quát những sự vi diệu thù thắng của thế giới Cực Lạc. Vì vậy, những câu ấy được nêu ở đầu nguyện thứ nhất; kế đó, lần lượt trình bày nội dung của từng nguyện trong bốn mươi tám nguyện.
Nguyện thứ nhất là: “Vô hữu địa ngục, ngạ quỷ, cầm thú, quyên phi, nhuyễn động chi loại” (Chẳng có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cầm thú, các loài ngọ nguậy, bay lượn, bò trườn), đó là nguyện cõi nước không có ác đạo. Nguyện này thật sự thể hiện đức Di Ðà do tâm đại bi thiết tha nên ngay trong hai nguyện đầu đã chỉ mong chúng sanh không khổ. Cái khổ trong ba ác đạo là nỗi khổ nặng nề nhất. Trong Mật Giáo có nói: “Ðại bi làm căn, Bồ Đề làm nhân, phương tiện làm cứu cánh”. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm cũng nói: “Chư Phật Như Lai dĩ đại bi tâm vi thể cố” (Chư Phật Như Lai lấy tâm đại bi làm Thể), nên Phật nguyện trong nước vĩnh viễn chẳng có đường ác.
“Nguyện chẳng đọa vào đường ác” hoặc còn gọi là “nguyện chẳng đọa đường ác lần nữa” chính là nguyện thứ hai. Nguyện này tiếp ý nguyện thứ nhất: Cõi ta chẳng những không có ba đường ác mà thậm chí hết thảy chúng sanh từ trong ba ác đạo như từ cõi vua Diêm La (tức là trong địa ngục) sanh về cõi ta, nhận lãnh sự giáo hóa của Phật thì không chỉ vĩnh viễn chẳng bị sanh vào ác đạo lần nữa mà còn đều thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Chúng sanh trong ác đạo thiện căn kém cỏi, lại lắm túc nghiệp, được nhờ nguyện lực của Phật gia bị, nhiếp thọ vãng sanh, sanh sang cõi kia rồi thảy đều thành Phật. Ðây thật là thánh nguyện vô thượng từ bi đến cùng cực của Di Ðà Như Lai: Chúng sanh từ trong đường ác mang theo nghiệp vãng sanh, vốn đầy dẫy ác nghiệp, đáng lẽ đọa ác đạo, nhưng nhờ Di Ðà nguyện lực gia trì, nên được vãng sanh Cực Lạc. Chẳng đọa trong tam đồ nữa nên bảo là “bất đọa ác thú” (chẳng đọa đường ác).
Vì vậy, Ðại Sĩ Long Thọ nói: “Kẻ nào nếu sanh về cõi kia thì trọn chẳng đọa ba đường ác nữa”. Ðại sư Thiện Ðạo cũng dạy: “Cho đến khi thành Phật chẳng lăn lóc trong sanh tử nữa”. Ðấy chính là vượt ngang khỏi sáu đường vậy.
Chương này gồm hai đại nguyện thù thắng:
a. Một là chúng sanh trong đường ác cũng được vãng sanh Cực Lạc, chẳng bị đọa vào ác thú nữa, biểu thị Di Ðà bi tâm vô tận, hóa độ không sót.
b. Hai là hễ được vãng sanh thảy đều thành Phật, rốt ráo Bồ Ðề. Do vậy, ta thấy được tấm lòng của Phật Di Ðà, niệm niệm đều nguyện chúng sanh thành Phật. Nguyện này đã thành tựu, đủ chứng tỏ trí huệ công đức, oai thần, lực dụng của Phật Di Ðà thật chẳng thể nghĩ bàn.
Cuối đoạn kinh trên có câu: “Đắc thị nguyện, nãi tác Phật. Bất đắc thị nguyện, bất thủ Vô Thượng Chánh Giác” (Được thỏa nguyện này mới làm Phật, chẳng thỏa nguyện này, chẳng giữ lấy Vô Thượng Chánh Giác), ý nói: Nguyện này thành tựu, ta (Pháp Tạng Bồ Tát) mới thành Phật. Nếu nguyện này chẳng thành, ta trọn chẳng thành Phật, nên nói rằng: “Bất thủ Vô Thượng Chánh Giác” (Chẳng giữ lấy Vô Thượng Chánh Giác). Trong các nguyện sau, chỉ nói gọn là “bất thủ Chánh Giác” (chẳng giữ lấy Chánh Giác).

 

dnnqss1

Ảnh minh họa: Diêm Vương xử tội để chuẩn bị 'mời' chúng sanh đi vào các ác đạo tùy theo nghiệp báo mà phải đón nhận.

(nguồn:Phatgiao.org)

Đây là Nguyện thứ nhất và thứ hai trong 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà tuyên thệ phát ra [lúc đó là Tỳ Kheo Pháp Tạng], nhằm cứu vớt chúng sanh trong Thập phương pháp giới. Chúng ta có thể đọc đầy đủ chú giải phần Kinh văn này trong sách Chú Giải hoặc phần đã trích lược ngắn gọn hơn bên trên, để học tập tham khảo nghĩa lý Kinh văn cùng những nội dung kiến thức liên quan. Ở đây, chúng ta chỉ luận bàn một vài điểm có liên quan mà thôi.

Rõ ràng, chúng sanh trong lục đạo, trừ Chư Thiên ra, còn lại nói chung đều khổ, đặc biệt là trong Tam Đồ, quá khổ. Cho nên, sau khi được soi chiếu rồi chiêm nghiệm các cõi nước thì điều đầu tiên mà Bồ tát Pháp Tạng mong muốn là phải trừ khử ngay tất cả cảnh giới Tam Đồ trong cõi nước của mình. Bởi còn Tam Đồ là còn khổ, muốn cõi nước hết khổ, không còn cả tiếng khổ nữa thì chắc chắn không thể có cảnh giới Tam Đồ. Nhưng khổ nổi chúng sanh trong Lục Đạo lại rất đông, phần lớn lại trong Tam Đồ, chiếm đa số [với các cõi nước có Tam Đồ], tội nghiệp họ còn rất nặng nề. Để tu mà diệt trừ cho sạch tội chướng này rồi mới được về thì đến bao giờ, mà chúng sanh phàm phu này làm cũng không nổi. Vì thế, nếu chẳng cậy vào yếu tố Tha Lực ở đây thì không cách gì thực hiện cho được [lời Thệ Nguyện này]. Cho nên, chúng sanh tu Tịnh Độ tức là lấy quả địa giác [Tha lực] làm nhân địa tâm để tu hành [ngõ hầu được về cõi nước không còn tiếng khổ kia], nếu không thì chúng sanh làm sao làm được công việc [thẳng tắt] như vậy. Do đó Pháp môn này về bản chất hoàn toàn không giống với những Pháp môn thông thường khác [chỉ cậy vào Tự lực] là như vậy.

Cõi nước ấy không có ác đạo và chúng sanh được sanh về cõi ấy rồi sẽ không bị đọa lạc vào ác đạo trở lại nữa, cho dù cái nhân ác đạo vẫn còn [hoặc nghiệp, tham sân si]. Nên mới gọi là đới nghiệp vãng sanh. Chứ bảo tu cho sạch nghiệp [diệt trừ cho sạch tham sân si] thì mới được vãng sanh thì còn gì gọi là đặc biệt, vi diệu, mười phương Chư Phật tán thán. Nhưng có nhiều vị thuyết giảng về Tịnh Độ nói như vậy đấy, gây lầm lạc, mất tín tâm nơi hành giả quá nhiều. Thật là từ bi thành ra đa họa hại, lấy những giáo lý thông thường [tự lực] để luận bàn Tịnh Độ môn, mặc dù cũng là Kinh điển Chánh Pháp, từ kim khẩu Phật nói ra ["Cần tu Giới - Định - Huệ, Diệt trừ Tham - Sân - Si"]. Thử hỏi, nếu phải như thế [chúng sanh mới được vãng sanh] thì Phật A Di Đà đâu cần phải tuyên thệ Đại Nguyện này nữa, bởi chúng sanh đã tự thực hiện được điều này trước khi về cõi đó rồi cơ mà [sạch nghiệp, không còn sanh tử, đọa lạc nữa]? Cho nên, giảng nói Tịnh Độ chẳng phải chuyện dễ xơi, muốn nói sao nói đâu. Nói không đúng Pháp, cái hậu quả [gây tổn hại chúng sanh] thì chính mình lãnh đủ hết. Tổn người, tổn mình, đủ cả, rất nặng. Thà một mình mình tu [không đúng], một mình mình chịu còn đỡ hơn nhiều.

Chúng ta những hành giả Tịnh Độ đây, có còn cái nhân của Tam đồ không? Đương nhiên là còn, rất nhiều, vô lượng... Mặc dù hằng ngày cũng trì kinh giữ giới, ăn chay niệm Phật, không gián đoạn, không biếng trễ, nhưng cái nhân tạo tác quá sâu dầy, đời đời kiếp kiếp, không cách gì trong một thời gian mà tiêu trừ hết được, nhưng giảm lược thì chắc chắn có. Chúng ta cần cố gắng giữ giới, niệm Phật cho kiềng thành. Chuyện Phật sự lợi lạc chúng sanh thì tùy duyên, nếu đủ duyên thì cũng dốc tận tấm lòng thành mà làm. Lợi mình lợi người, mà lợi người cũng là lợi mình vậy, bởi đa phần chúng ta ai nấy đều hãy còn là phàm phu cả mà. Một đời người qua đi dù ngắn hay dài, hầu như cũng đều thấy là có vay có trả cả. Chúng ta tu Tịnh Độ thì rõ ràng chắng mong cầu gì yếu tố lợi ích phước báu thế gian, nhưng nhân quả trả vay không thể không hiển hiện nếu gặp đủ duyên. Với lại đã phát tâm Vô Thượng [Bồ Đề] thì không thể không có tâm Bồ Đề thông thường thế gian, giúp lợi lạc chúng sanh nếu có nhân duyên. Song trên hết vẫn là "Phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, Chuyên tâm niệm Phật A Di Đà", tức Tín Nguyện, Niệm Phật. Đây mới thật sự là "chí hướng sự nghiệp", xuyên suốt trong cả một đời của mỗi hành giả chúng ta vậy. Thành bại được quyết định chính bởi yếu tố này, không thể ra ngoài yếu tố này được. Chúng ta cần phải nhớ kỹ, giữ chắc. Pháp môn thì vô lượng vô biên, nhưng để giúp chúng ta [phàm phu] được giải thoát thì chỉ có một Pháp này mà thôi, không có cái thứ hai đâu!

 

Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ (trích lục)

Phẩm 6. Phát Đại Thệ Nguyện
Ngài Hoàng Niệm Tổ

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.