“Chẳng Bằng Thấy Phật”

NPSTD7

 

“Chẳng Bằng Thấy Phật”

Đời Tống, cha mẹ của Triệu Cư Tiên tuổi đã ngoài chín mươi. Tánh tình [Cư Tiên] rất nghiêm túc, cẩn trọng. Vợ chồng Cư Tiên phụng dưỡng [song thân] siêng năng, cẩn trọng, dốc lòng hiếu hạnh. Hằng ngày thắp nhang cầu xin cha mẹ khỏe mạnh, tìm đủ mọi cách khiến cho cha mẹ vui vẻ trong lúc xế bóng mới thôi! Thượng Đế thấy tâm ý ông chuyên nhất, thưởng cho ông bảy con trai, ba rể đều đỗ đạt cao. Vợ chồng Cư Tiên đều chứng quả thành tiên.
Dương Phủ ở Thái Hòa, từ biệt mẹ vào đất Thục (Tứ Xuyên) để đến bái phỏng Vô Tế Đại Sĩ. Trên đường đi, gặp một vị lão Tăng, hỏi [Dương Phủ] đi đâu, thưa: “Con đến bái phỏng ngài Vô Tế”. Vị Tăng bảo: “Chẳng bằng thấy Phật”. Thưa: “Ở đâu ạ?” Vị Tăng bảo: “Ngươi hãy quay về, thấy ai mang dép ngược, mặc áo màu như thế đó, vị ấy chính là Phật”. Ông bèn quay về. Đêm khuya gõ cửa, mẹ mừng rỡ khoác áo, đi ngược dép ra cửa, đấy chính là hình dạng đức Phật như vị Tăng đã nói. Dương Phủ kinh ngạc, ngộ ra! Từ đó, dốc cạn sức kính mẹ, chú giải Hiếu Kinh đến mấy vạn chữ, hễ nghiên mực sắp cạn, nước mực bỗng tràn đầy, ai cũng nói là do lòng hiếu cảm vời.
Phật Di Lặc nói:
- “Trong nhà có hai vị Phật, bực thay người đời chẳng biết. [Hai vị Phật ấy] chẳng dùng vàng lấp lánh sơn thếp, cũng chẳng do chiên-đàn khắc thành. Song thân nay hãy còn sống, chính là Thích Ca, Di Lặc. Nếu có thể thành kính đối với cha mẹ, cần gì phải mong cầu công đức nào khác”.
Mạo Khởi Tông nói:
- Bậc cao nhân danh sĩ thời Lục Triều tín ngưỡng Hiếu Kinh, hoặc là tuẫn táng, hoặc siêu độ vong linh, hoặc bị bệnh tụng [Hiếu Kinh] bèn được lành, gặp tranh chấp bèn tụng niệm mà được giải trừ, [có người đang tụng kinh bỗng] gặp hỏa hoạn cứ [nghiễm nhiên tụng tiếp] lửa bèn tắt. [Có sự thần hiệu] chẳng thể nghĩ bàn như thế! Vì vậy, Hoàng Khản hằng ngày tụng Hiếu Kinh hai mươi lượt, phỏng theo [cách tụng đọc] kinh Quán Âm (phẩm Phổ Môn). Than ôi! Bỏ vị Phật hiện tại để cầu vị Phật quá khứ hiển linh, tức là trái nghịch cái tâm vậy. Chẳng niệm Hiếu Kinh, chỉ cầu may được phước nơi các kinh khác, thần sẽ chán ghét!
Kinh Bảo Tạng dạy:
- Phụng sự hiếu thảo đối với cha mẹ, tức là Thiên Chúa Đế Thích ở trong nhà ngươi. Hiếu dưỡng cha mẹ, Đại Phạm tôn thiên ở trong nhà ngươi. Hiếu kính cha mẹ, Thích Ca Văn Phật ở trong nhà ngươi.

Vì thế, Thiểm Ma Bồ Tát khoét mắt cứu mẹ, bệnh trầm kha lành ngay trong một ngày. Từ Tâm đồng tử phát nguyện chịu khổ thay [cho các chúng sanh trong địa ngục], vầng lửa tiêu tan ngay trong khoảnh khắc. Hạnh tột cùng động lòng trời, lòng chân thành cảm Phật, từ xưa đều luôn là như vậy!
Ai nấy hãy nên dốc lòng tin tưởng. Theo giáo huấn của nhà Phật, chính mình tuân thủ, vâng theo giới luật, khắc khổ tu hành. Lại còn có thể hướng dẫn song thân trai giới, niệm Phật thì mới hợp với giáo chỉ của Như Lai, tổ tiên chín đời được sanh lên thiên đường. Người nương theo Đạo Giáo cũng [phải nên làm] như thế. Nay kẻ tục đạo, tục tăng chẳng thể như vậy, cứ nói: “Ta xuất gia là đã độ cha mẹ rồi”, đúng là tự dối mình!
Thôi Miện tánh rất hiếu thảo. Mẹ bị mù, ông bèn dốc cạn gia sản để chữa trị, chẳng cởi mũ, chẳng tháo đai để hầu hạ mẹ suốt ba mươi năm. Mỗi khi có chỗ phong cảnh đẹp đẽ, hoặc dịp tốt lành, ắt sẽ dắt dìu mẹ [đến tham dự] ăn uống, cười nói để mẹ quên nỗi khổ sở. Mẹ mất, ông tiều tụy, hộc máu, ăn chay suốt đời. Yêu mến anh chị gần như mẹ, thương yêu các cháu còn hơn con ruột. Hễ có bổng lộc, ắt sẽ chia sẻ, bảo: “Ta đã buồn vì cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, không thể nào biểu lộ lòng hiếu của ta. Xét ra, mẹ nghĩ nhớ chỉ có bốn năm người này, đều phải đối xử nồng hậu với họ, ngõ hầu an ủi [lòng mẹ] nơi chín suối”. Về sau, ông làm quan đến chức Trung Thư Thị Lang. Con ông là Hữu Phủ là một vị Tể Tướng hiền lương. Ôi! Ông Thôi là hiếu tử thật sự. Mẹ còn sống bèn tận hết sức làm vui lòng mẹ; mẹ đã khuất bèn dưỡng chí. Đời có kẻ thuộc hạng phú quý, nhưng đối đãi với ruột thịt như kẻ qua đường, tệ bạc với các cậu như khách lạ! Đọc đến đây, ai mà chẳng toát mồ hôi, cảm hóa?
Lữ Thăng mất mẹ từ bé, thờ bố đã trăm tuổi hết sức hiếu thảo. Tuổi bố càng cao, tiêu tiểu không kiểm soát được, Lữ Thăng bèn ngủ chung với bố để hầu hạ, chiều ý bố cẩn thận. Mỗi đêm, thức dậy bốn năm lượt [để nâng đỡ bố đi vệ sinh]. Gặp lúc chiến tranh, ông cõng bố vào núi. Giặc cảm động trước lòng hiếu thảo của ông, nên ông giữ tròn mạng sống. Bố thích ăn trái hạnh ngọt, bị hàng xóm đoạt mất. Lữ Thăng viết sớ cầu thần, thần liền khiến cho gã hàng xóm cậy thế bị mọc nhọt ở lưng. Thần bảo hắn mau trả lại quả hạnh cho đứa con hiếu thảo thì mới được lành bệnh!
Lại như Quách Tông mất cha, chỉ còn mẹ, thường than thở tưởng nhớ ơn mênh mông của cha mẹ. Suốt ba mươi năm chẳng dùng rượu thịt, sớm chiều kiền thành cầu đảo. Mẹ thọ một trăm lẻ bốn tuổi, tai mắt chẳng suy, ăn uống càng khỏe mạnh.

Dương Ất đi xin ăn để phụng dưỡng cha mẹ. Hễ xin được thức ăn, dẫu rất đói, chẳng dám nếm, ắt dâng lên cha mẹ trước. Hễ có được thức ăn ngon, ắt quỳ dâng lên. Ông nhảy nhót, múa may, hát những bài sơn ca để đẹp lòng cha mẹ. Suốt mười năm như vậy, người trong làng cảm động trước lòng hiếu thảo ấy, bèn cho tiền, thuê ông làm việc. Ông chẳng nhận, thưa: “Chẳng thể lìa khỏi cha mẹ một ngày!” Song thân đều chết, ông xin được quan tài, cởi áo của chính mình để [làm vải] liệm, dẫu rét buốt căm căm, để mình trần chẳng quản! Ông chôn [cha mẹ] ngoài đồng, ngày đêm gào khóc buồn bã, cúng tế hằng năm chưa từng thiếu sót!
Lý Quỳnh cưới vợ đã có con, liền chuyển vào sống cùng chỗ với mẹ. Mỗi đêm, Lý Quỳnh thường phải thức dậy mười mấy lượt [để nâng đỡ mẹ]. Mẹ nói: “Con mấy năm nay đã yếu rồi, hãy nên thuê tớ gái hầu mẹ”. Lý Quỳnh thưa: “Đối với những gì mẹ cần, nếu con không đích thân làm, trong tâm cảm thấy như mất mát”. Do vậy, mẹ chẳng ép; vì thế, người nhà chẳng có ai dám lười biếng.

 

bh11

Sắc hoa chẳng thể nào thắm mãi, hạnh phúc thay cho những ai đang còn Cha Mẹ!

"Cha Mẹ ly trần cấu, đạo làm con mới được xem thành tựu" - Đại Sư Liên Trì

 

Trích lục Cảm Ứng Thiên Vựng Biên

Bửu Quang Tự Như Hòa chuyển ngữ

Các Bài Pháp Nổi Bật

Chỉ Giữ Tấm Lòng Tốt Lành, Nói Lời Tốt Lành, Làm Chuyện Tốt Lành, Nhất Tâm Niệm Phật, Lần Lượt Khuyên Người

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Úc Trí Lãng

    Vãng sanh Tịnh Độ hoàn toàn cậy vào tín - nguyện
    Tục ngữ nói: “Phú ông bất tri bần nhân chi khổ, tráng phu bất tri lão nhân chi khổ” (Phú ông chẳng biết nỗi khổ kẻ nghèo, người khỏe mạnh chẳng biết nỗi khổ của người già). Ông cho rằng Quang cự tuyệt chẳng qua là để tịnh tu mà thôi ư? Ông chẳng biết thật ra là vì mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ. Chỉ nội chuyện đọc thư ông gởi đến và để viết thư trả lời thì kiếng đeo mắt lẫn kiếng cầm tay (kính lúp) đều phải dùng đến hết, mới xem, mới viết được!

  • Tích Công Lũy Đức Vô Lượng Vô Biên, Được Tự Tại Trong Hết Thảy Pháp, Chẳng Thể Dùng Ngữ Ngôn, Phân Biệt Để Biết Được Nổi

  • Mô tả

    Phẩm 9. Viên Mãn Thành Tựu
    Phẩm thứ chín này có tên là Viên Mãn Thành Tựu. Từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ tám đều nói hạnh nguyện của Pháp Tạng Ðại Sĩ lúc tu nhân; từ phẩm này trở đi, kinh nói về quả đức thành tựu. Nội dung phẩm này gồm ba phần:
    - Phật khen ngợi Pháp Tạng nhân viên quả mãn.
    - A Nan thưa hỏi.
    - Thế Tôn đáp thẳng vào câu hỏi.

  • Pháp Niệm Phật Khẩn Yếu Nhất Là Có Lòng Tin Chân Thật, Nguyện Thiết Tha

  • Mô tả

    Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự

    Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự. Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao.

  • Chẳng Bị Xoay Chuyển Bởi Những Thứ Tri Kiến Ấy, Lại Còn Giữ Vẹn Luân Thường, Trọn Hết Bổn Phận, Dứt Lòng Tà, Giữ Lòng Thành...

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Hùng Huệ Dực (trích lục)
    (năm Dân Quốc 20 -1931)

    Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao?
    Cha mẹ ông tuổi đã cao, đúng là lúc nên mềm mỏng khuyên họ ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao? Hãy nên làm cho anh em trai, chị em gái, thê thiếp, con cái, họ hàng, bạn bè và hết thảy những người quen biết cùng tu Tịnh nghiệp.

  • Hương Báu Xông Khắp

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện, lâu quán, trì lưu, hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành. Kỳ hương phổ huân thập phương thế giới. Chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu, quán, ao, suối, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Sẽ Vĩnh Viễn Không Còn Lo Ngờ Nữa!

  • Mô tả

    Biết tâm vui đạo hết sức chân thành, tha thiết [nên 'cảm ứng đạo giao']

    Nhận được thư biết tâm cư sĩ vui đạo hết sức chân thành, tha thiết. Còn những lời khen ngợi Bất Huệ chưa thoát khỏi thói quen thế tục. Quang là một ông Tăng tầm thường, chỉ biết học theo ngu phu ngu phụ chuyên niệm danh hiệu Phật, sao lại khen ngợi quá mức như thế? Như ông quyên góp in bộ An Sĩ Toàn Thư, thật đúng là pháp chí thành tu [thân] tề [gia] trị [quốc] bình [thiên hạ] và đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử, mỗi mỗi đều đầy đủ.

  • Hồng Danh Vạn Đức Chính Là Vô Thượng Giác Đạo Như Lai Đã Chứng Nơi Quả Địa!

  • Mô tả

    Chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới

    Pháp môn Niệm Phật cao cả thay! Do một niệm tâm tánh của chúng ta giống như hư không thường hằng bất biến. Tuy thường chẳng biến nhưng niệm niệm tùy duyên, chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới, chẳng duyên theo tam thừa sẽ duyên theo lục đạo, chẳng duyên theo nhân thiên sẽ duyên theo tam đồ. Do duyên nhiễm - tịnh bất đồng cho nên quả báo khổ - vui rất khác. Tuy bản thể trọn chẳng biến đổi gì, nhưng Tướng - Dụng cố nhiên khác nhau một trời một vực! 

  • Trụ Chánh Định Tụ; Vui Như Lậu Tận

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh. Sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư Định Tụ, vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương. Sở thọ khoái lạc, do như Lậu Tận tỳ-kheo. Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi làm Phật, trong nước không có danh từ bất thiện. Tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi đều đồng một tâm, trụ nơi Ðịnh Tụ, vĩnh viễn thoát khỏi nhiệt não, tâm được thanh lương, hưởng thọ khoái lạc như là Lậu Tận tỳ-kheo. Nếu họ khởi tưởng niệm tham chấp cái thân thì chẳng lấy Chánh Giác.