Chớ Sát Sanh!

NPSTD7

 

Chớ Sát Sanh!

Ngày ta được sanh ra, chính là ngày mẹ mắc nạn. Cha mẹ còn sống, cố nhiên là giữ tâm trong sạch, dốc trọn lòng kính. Cha mẹ đã khuất, càng nên ăn chay, đau xót. Há nên vì thỏa thích bụng miệng mà giết chóc các loài ư? Do vậy, ngày sinh nhật chớ nên sát sanh!

Người đời hễ không có con bèn đau buồn, có con bèn vui sướng. Nay để mừng sanh con, bèn khiến cho con kẻ khác phải chết. Hơn nữa, trẻ thơ mới sanh ra, chẳng cầu [cho nó] trường thọ, lại ngược ngạo tạo nghiệp ư? Vì thế, sanh con chớ nên sát sanh!
Tang ma thì lấy đau buồn làm điều chánh yếu. Giết chóc là tội đứng đầu, bày cỗ bàn thịnh soạn trước linh vị người đã khuất, chỉ để cho người sống no say. Xếp cỗ cúng xa xỉ trước quan tài, càng tăng thêm oán nghiệp. Vì thế, tang sự chẳng thể sát sanh!
Cúng tế vào dịp Xuân Thu, hoặc ngày giỗ cúng quải tổ tiên, vốn là con cháu dốc cạn lòng thành, chỉ nên phóng sanh hòng tiêu tội trước [của tổ tiên], há nên giết hại để tạo thêm nỗi ương họa mới nữa ư? Vì thế, giỗ chạp chẳng thể sát sanh!
Người bị bệnh tật liền sát sanh cúng thần cầu phước, chẳng biết chính mình muốn cầu được sống, lại ngược ngạo giết mạng kẻ khác để mạng ta được sống! Nếu thần có linh, há đến hưởng [cỗ cúng] hay sao? Vì thế, cầu đảo chẳng thể sát sanh!
Bình đẳng là Phật, chánh trực là thần, trọn chẳng có chuyện do được hối lộ mà giáng phước. Người thời nay hễ cầu khẩn, bèn hứa nguyện giết chóc. Đó gọi là ác nguyện. Dẫu được thỏa lòng, [sẽ mắc phải] quả báo hung hiểm về sau! Vì thế, hứa nguyện chớ nên sát sanh!
Vợ chồng kết hôn nhằm nối tiếp dòng dõi muôn đời, là cội nguồn của đời đời. Dòng họ nương nhờ vào đấy, nay bèn dốc lòng giết chóc, gieo cái nhân ác [khiến cừu nhân] truy tìm báo cừu. Đấy chính là tụ tập cơ duyên giết chóc trong chốn khuê môn. Vì thế, kết hôn chẳng thể sát sanh!
Chủ khách chén anh chén chú, chẳng nghe tiếng gào ai oán trên thớt. Tiệc tùng cười nói vang nhà, nào có thấy nỗi khổ sở trong nồi? Vì thế, đối với ý nghĩa “dùng hai cái chén đựng ngũ cốc, rau dưa để cúng bái” hãy nên phỏng theo. Do vậy, đãi đằng khách khứa, chớ nên sát sanh!
Trời cao chẳng sanh kẻ nào không có lộc. Nếu có một tài, một nghề, đều có thể có của ăn, của để; sao lại khổ sở vung đao, thọc đao vậy? Đã thế, càng giết, càng nghèo túng. Vì thế, chớ nên kiếm sống bằng cách sát sanh!
Cắt xẻ cầm thú để béo thân mình, làm sao phân định giữa người linh thông và phường xuẩn ngốc? Nấu máu thịt để lèn đầy ruột gan, điên đảo quá mức! Huống hồ mỡ béo dễ hết, oán nghiệp vẫn còn ư? Do vậy, để phụng dưỡng, chớ nên sát sanh!
Giết một mạng để một mạng được sống, kẻ có lòng nhân chẳng làm. Huống hồ đối với chuyện định đoạt sanh tử, chưa chắc đã có thể sống ư? Hại loài vật để chữa bệnh, chỉ tăng thêm oán gia sau khi đã chết. Vì thế, dùng thuốc chẳng thể sát sanh!
Người bệnh cầu được an lành, cũng giống như loài vật ghét bị giết chóc. Người thời nay nói “sanh mạng loài vật khó thể kéo dài, theo đúng lẽ, đáng nên bị mổ xẻ, nấu nướng”, cũng giống như nói: “Kẻ bị bệnh tàn phế thảy đều đáng đem giết sạch” đó ư? Vì thế, dưỡng bệnh chẳng thể sát sanh!
Đạo sĩ sau khi hoàn tất pháp hội cầu phước tiêu tai, dùng lễ vật hậu hĩnh để cảm tạ thần tướng. Lớn thì dê, lợn, nhỏ thì tam sanh. Thần thánh há khăng khăng thỏa thích bụng miệng mà giáng tai họa cho kẻ tu tập, tích lũy công đức ư? Vì thế, lễ tạ thần tướng chớ nên sát sanh!
Gần đây, thế tục vào đêm Giao Thừa, lớn thì mổ dê, nấu lợn. Kém hơn thì dùng gà, cá, đầu lợn. Nào có biết lúc tháng Chạp hết, đầu Xuân chính là khi trăm thần, tổ tiên cùng giáng lâm soi xét [cõi phàm]? Vì thế, đêm Giao Thừa chẳng thể sát sanh!
Khi công danh thăng tấn, chính là lúc lòng nhân ái phải nên tràn trề, sao lại nhẫn tâm khiến cho loài vật bị chết yểu, [khiến cho chúng] nẩy sanh nỗi đau u uẩn? Tàn bạo giết chết, tổn thương sinh vật, kiêu căng, xa xỉ, khiến cho phẩm đức [của chính mình] suy bại? Vì thế, gặp dịp vinh hiển, chớ nên sát sanh!
Biếu quà vốn là lễ nghi tốt lành. Do thức ăn tươi béo mà dấy động ý niệm giết chóc. Chính mình đã vì mọi người mà giết chóc, chỉ riêng ta lãnh chịu oan khiên. Đối với người nhận quà, bất quá là thỏa thuê một bữa, nhưng họ chẳng cảm nhận ân đức [biếu xén món ngon vật lạ của ta]. Vì thế, để biếu tặng quà, chớ nên sát sanh!
[Bày tiệc] tiễn biệt, há lẽ nào vô tình? Canh chay cũng có thể giãi bày trọn hết tấm lòng. Cớ gì cứ phải xa xỉ thừa mứa một phen, để rốt cuộc chất chứa cả đống tiếng kêu gào oán hờn ư? Do vậy, tiễn biệt chớ nên sát sanh!
Kẻ nuôi cá vàng, tính ra ắt phải dùng trứng loài trùng nhỏ, tép riu số đến cả vạn. Kẻ nuôi hạc trắng, phải dùng trăm ngàn con cá nhỏ. Người phú quý do sướng mắt vui tai [mà nuôi nấng những thứ chim quý, cá kiểng], đã tạo thành sát nghiệp. Vì thế, chớ nên sát sanh để nuôi động vật làm kiểng!
Những điều vừa nói trên đây đều là nói đại lược, khái quát. Người đọc hãy nên từ đây mà suy rộng ra, ắt trong tấc lòng sẽ có tâm lượng như trời che đất chở vậy.
Ông Hoàng Lỗ Trực có bài tụng rằng: - Ta ăn thịt chúng sanh. Danh khác, Thể chẳng khác! Vốn cùng một chủng tánh, chỉ là khác hình hài. Khổ não chúng đành chịu, ngon béo ta hưởng riêng. Đừng để Diêm Vương xử, hãy tự nghĩ xem sao?
Hãy thử nghĩ [những con vật] hôm qua còn bơi lội, nhảy nhót, bay lượn, hôm nay đã đi về đâu? Dường như còn thấy chúng nó đang còn sống sờ sờ, bay lượn kêu hót, ăn uống. Nay đã hóa thân trong nồi! Lời này thật đáng khiến [cho người nghe] sanh lòng xót xa vậy!

 

kieng giet

Chớ sát sanh!


Hứa Chân Quân thuở bé thích săn bắn. Gặp một con nai con, bèn bắn chết. Bên cạnh nó có một con nai to (nai mẹ) cứ liếm mãi một hồi lâu mà nai con chẳng sống lại. Nó bèn lẩn quẩn bi thương rồi chết. Chân Quân mổ thịt, thấy ruột nó đứt từng khúc, bèn ném cung than thở: “Buồn thay! Lòng yêu thương vốn sẵn tánh trời, loài vật mà cũng [yêu thương con cái] tột bậc như thế đó”. Bèn bỏ đi học đạo, giúp người lợi vật, chứng quả tiên.
Đời Đường, Trương Dịch Chi làm lồng sắt để nhốt ngỗng, vịt trong ấy. Chính giữa nhóm lửa than nung đốt. Bên cạnh lồng, đặt đồ đựng chứa nước ngũ vị. Ngỗng, vịt chạy quanh lửa, do khát bèn uống nước. Nước rồi cũng hết mà lửa cứ tăng thêm, [ngỗng, vịt] rụng lông, nát thịt. Hắn bèn lấy thịt chúng để ăn. Về sau, hắn bị Trương Giản Chi giết chết.
Gã lái buôn xứ Thiểm Tây là Nhậm Thiên Nhất hám lợi, tàn nhẫn. Mỗi năm hắn tới vùng Thanh Khẩu thuộc Hải Châu để mổ giết, làm thịt lợn muối. Sau đó, chở thịt lợn về vùng thủy khẩu Cao Bưu, Lục An [để bán]. Ban đêm bị gió to lật thuyền, lợn bị dân chài cướp sạch. Họ Nhậm ở trên bờ kêu khổ, bỗng cột buồm chính của chiếc thuyền lật đổ nhào vào thân, ép hắn thành bánh thịt.
Trong mạng có tiền tài thì ở chỗ nào cũng có, cớ gì cứ làm chuyện sát sanh, hại mạng ấy? Kẻ bị báo ứng như gã lái buôn họ Nhậm rất nhiều, mọi người hãy nên tự phản tỉnh. Giả sử vì chẳng thể mưu sanh, bèn ngược ngạo đi theo con đường sai trái, đến nỗi làm những chuyện như làm giặc phóng hỏa cướp của, hoặc làm thủy tặc v.v… chưa chắc sẽ không bị cõi trời dùng cái chết để trả báo cái tội giết chóc vậy.
Đời Tống, Châu Phái thích nuôi bồ câu. Do [chim] bị mèo ăn thịt, Châu Phái bèn bắt mèo, chặt đứt cả bốn chân nó. Mèo kêu gào vài ngày rồi chết. Về sau, Châu Phái sanh con tay chân đều chẳng có.
Lại nữa, Châu Ngang thích ngủ trưa. Trên kèo nhà có tổ chim yến, ba con chim non kêu rít rít chờ mớm mồi. Châu Ngang tức giận, cho chúng ăn quả tật lê, chim đều bị nứt bụng mà chết. Về sau, ba đứa con trai của hắn đều câm.
Lại nữa, Trương Lâm tức tối vì ếch kêu, bèn đổ tro nóng [giết chết nó]. Về sau, hắn bỗng bị bỏng vì nước sôi, nứt nẻ mà chết. Gộp lại [những chuyện trên đây] để xem, [sẽ biết] con người có nên nhẫn tâm tàn hại loài vật hay chăng? Đã trót làm, có thể tránh khỏi tội báo hay chăng?
Đời Đường, Lữ Tổ nói: “Ngươi nếu muốn sống lâu hãy nghe lời ta. Đối với mọi chuyện hãy tỉnh táo, giữ sao cho chính mình có lòng khoan dung. Ngươi muốn sống lâu, phải phóng sanh. Đấy là đạo lý tuần hoàn thật sự. Nếu kẻ khác chết, ngươi cứu họ; nếu khi ngươi chết, trời sẽ cứu ngươi. Sống lâu và cầu sanh con chẳng khác gì nhau. Kiêng giết, phóng sanh mà thôi!”

 

ps 2

Phóng sanh

 

Trích Cảm Ứng Thiên Vựng Biên

Như Hòa chuyển ngữ

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.