Có Kẻ Đi Kinh Hành, Suy Nghĩ Đạo Lý Và Tọa Thiền Trên Mặt Đất; Có Người Ở Trên Hư Không Giảng, Tụng, Thọ Lãnh, Nghe Kinh, Đi Kinh Hành

NPSTD7

 

Có Kẻ Đi Kinh Hành, Suy Nghĩ Đạo Lý Và Tọa Thiền Trên Mặt Đất; Có Người Ở Trên Hư Không Giảng, Tụng, Thọ Lãnh, Nghe Kinh, Đi Kinh Hành

Chánh kinh:
Trung hữu tại địa giảng kinh, tụng kinh giả, hữu tại địa thọ kinh, thính kinh giả. Hữu tại địa kinh hành giả, tư đạo cập tọa Thiền giả. Hữu tại hư không giảng, tụng, thọ thính giả, kinh hành, tư đạo, cập tọa Thiền giả.
Trong ấy, có kẻ ở trên mặt đất tụng kinh, giảng kinh; có kẻ ở trên mặt đất lãnh nhận kinh, nghe kinh; có kẻ đi kinh hành, suy nghĩ đạo lý và tọa Thiền trên mặt đất; có người ở trên hư không giảng, tụng, thọ lãnh, nghe kinh, đi kinh hành, suy nghĩ đạo lý và tọa Thiền.

Giải:
Ðoạn kinh ở phần trên tả cảnh, đoạn này tường thuật người sống trong những cảnh ấy. Những người vãng sanh tùy theo phẩm vị, tùy theo ý thích mà tu tập tự tại, hoặc ở trên hư không hoặc ngự trên mặt đất, ai nấy tùy ý giảng tụng, nghe nhận [chánh pháp], tọa Thiền, kinh hành.
Xưa dịch chữ “kinh hành” là “hành đạo”, nghĩa là đi vòng quanh hay chỉ đi qua, đi lại theo đường thẳng trong một khu vực nhất định nào đó. Dùng cách này để đối trị chứng buồn ngủ hoặc để dưỡng thân, trị bệnh. Sách Huyền Tán nói: “Ði qua, đi lại để tiêu cơm hay tụng kinh giống như đi qua, đi lại trên một tấm vải trải thẳng ra nên bảo là kinh hành”. Phẩm Tự kinh Pháp Hoa cũng chép: “Vị tằng thùy miên, kinh hành lâm trung” (Chưa từng ngủ nghỉ, kinh hành trong rừng).
“Tư đạo” là suy nghĩ về đạo, suy lường cảnh mình đang tiếp xúc cho đến khi hiểu thấu suốt thì gọi là “tư duy”. Trong Quán Kinh, Vy Ðề Hy phu nhân thỉnh rằng: “Ngã kim nhạo sanh Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật sở, duy nguyện Thế Tôn giáo ngã tư duy, giáo ngã Chánh Thọ” (Con nay thích sanh về Cực Lạc thế giới là chỗ của đức Phật A Di Ðà, kính xin đức Thế Tôn dạy con tư duy, dạy con Chánh Thọ). Thiện Ðạo đại sư giảng: “Nói ‘giáo ngã tư duy’ là nói đến phương tiện trước khi nhập định: suy tưởng, nghĩ nhớ y báo, chánh báo, bốn thứ trang nghiêm của đức Phật ấy”.
“Tọa Thiền” tức là tịnh tọa để tu Thiền. Thiền là tiếng Phạn, nói đủ là Thiền Na (Dhyana), dịch là Tĩnh Lự, Tư Duy Tu v.v... Bảo là “tĩnh lự” vì thể tánh của Thiền Na là tịch tĩnh, mà cũng do vì dụng công suy nghĩ kỹ càng nên bảo là “tĩnh lự”. Tĩnh là Ðịnh, Lự là Huệ. Diệu thể của Ðịnh lẫn Huệ đều bình đẳng nên bảo là Thiền Na, như Câu Xá Luận, quyển hai mươi tám đã giảng: “Do nghĩa nào mà gọi là Tĩnh Lự? Do tịch tĩnh nên có thể nghĩ tưởng cặn kẽ. Nghĩ tưởng cặn kẽ nghĩa là hiểu biết thật sự như hay nói: Tâm tại định thì có thể biết rõ một cách đúng như thật”.
Tư Duy Tu là nói về nhân. Nhất tâm tư duy, suy xét, tu tập; đấy là nhân. Do vậy đắc Định nên bảo là “Tư Duy Tu” (những điều nói về Thiền trên đây đều là nói về Thiền Ðịnh Ðộ trong Lục Ðộ).

VDSCDJ11155

Ảnh minh họa: "Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãi y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành"

(Kinh A Di Đà bằng tranh)

Chúng ta tiếp tục đến với Phẩm 16 - Đường Xá Lâu Quán. Đoạn Kinh văn này miêu ta cảnh sinh hoạt của đại chúng nơi cõi Cực Lạc để chúng ta phần nào 'hình dung' được xem nhân dân cõi ấy sinh hoạt, tu tập hàng ngày như thế nào. Chúng sanh ở cõi ấy có nhiều cảnh giới khác nhau như: Trời, Người, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Đại Bồ Tát..., tất cả đều có thần thông đạo lược không thể nghĩ bàn, có thể đi lại, bay nhảy trụ trên hư không, hay dùng thần thông chu du khắp thập phương cúng dường khắp các Chư Phật, rồi đến giờ ăn thì lại trở về nước mình ăn cơm, kinh hành, tư đạo, tọa thiền... Tất cả đều tùy ý, tự tại, không bị ngăn trở bởi bất cứ điều gì. Tức nhân dân cõi ấy dạng như 'muồn gì được nấy', không gặp bất cứ trở ngại nào trong việc tu tập, ngược lại tất cả mọi thừ đều được trợ duyên trợ lực hết mực. Cho nên việc tu đạo trở nên hết sức thuận lợi, chỉ có tiến lên, không bao giờ bị thoái chuyển hay lui sụt gì cả. Chúng ta thấy đời sống nhân dân cõi ấy vô cùng an lạc, tự tại, lúc nào cũng vui như Tỳ Kheo lậu tận, hoàn toàn không có chút gì phiền não hay tham đắm gì cả. Một cõi nước tuyệt vời như thế thì tại sao chúng ta không tranh thủ mà về, ở lại chi cái nơi ô uế ngũ trược này làm gì? Mà cõi này tính ra còn đỡ, nếu chẳng may xong đời này phải đi vào Tam đồ thì sự khổ biết tính đếm thế nào nữa, mà chúng ta cũng ít nhiều quan sát thấy hoặc nghe đọc thấy rồi. Rõ ràng là ở hai thái cực trái ngược hoàn toàn vậy, một đằng là cùng cực nổi khổ, còn một đằng là cực vui, cực lạc. Nếu so sánh giữa hai đằng sanh tử luân hồi khổ đau và cõi Cực Lạc thì không biết nói bao nhiêu cho cùng tận được, không có giấy bút nào kể hết ra được, một đằng là nỗi khổ 'không thể nghĩ bàn' và một đằng là niềm vui cũng 'không thể nghĩ bàn', nói ngắn gọn là vậy.

Mà từ đây về cõi ấy là mười vạn ức cõi Phật, là khó hay dễ? Dĩ nhiên chỉ với khoảng cách địa lý như thế thì không ai có thể tự 'bay' đến đó được, kể cả Đại thần thông đạo lược như Ngài Mục Kiền Liên đi nữa cũng không thể tự làm được, huống chi người phàm chúng ta. Thần thông như Ngài Mục Kiền Liên thậm chí còn chưa từng biết đến cõi ấy, cho đến khi được Đức Phật thuyết pháp, giới thiệu ra. Cho nên, chúng sanh trong khắp Pháp giới nói chung tất cả đều phải cậy nhờ Nguyện lực của Phật Vô Lượng Thọ rước về mới về được cõi ấy. Đây chính là một yếu tố Tha lực không thể thiếu trong Pháp môn này. Rồi về cõi ấy lại tiếp tục nương nhờ y báo chánh báo nơi cõi ấy, tiếp tục tu tập dần lên, cho tới ngày viên mãn Phật quả, đó lại là yếu tố Tha lực tiếp theo. Nhưng vấn đề quan trọng bậc nhất đó là làm sao để được Phật rước về cõi ấy? Đây mới là vấn đề cốt lõi, mà chúng ta cũng quan tâm bậc nhất vậy. Chứ đâu thể nói rằng nếu ai muốn về thì lập tức Phật đến rước về ngay đâu, hoàn toàn không có chuyện đó, bởi nếu như vậy chắc là tất cả đều đã được Phật rước về hết cả, ở đây cũng như các cõi khác không còn một 'móng' nào luôn, thật sự vậy. Cái gì cũng phải có Nhân có Quả cả, gieo Nhân mới gặt Quả, chẳng có cái gì tự nhiên mà có được. Cái gì cũng cần có Pháp có Tắc hẳn hoi, chúng sanh thực hiện đầy đủ, đúng đắn cái Pháp đó thì sẽ có thành tựu, bằng không nếu chẳng thực hiện hoặc giả thực hiện không đúng thì làm sao cho ra được kết quả như ý muốn đây. Ví dụ, muốn về Cực Lạc nhưng khi thọ mạng đã hết rồi lại chẳng nỡ rời xa con cháu, nhà cửa, tiền bạc, hay muốn sống thêm ít năm nữa thì làm sao về được đây? Không lẽ Phật A Di Đà cùng Thánh chúng đến 'lôi' về chăng? Hoặc giả Phật cho cái Pháp rằng hãy niệm danh hiệu ta đi để cầu sanh về rồi khi hết thọ mạng ta sẽ đến rước về, không sót một ai cả, nhưng lại chẳng chịu tin, nghĩ đâu mà dễ thế, mình đây xét thấy còn phàm phu này kia đủ thứ hết, mà nơi cõi ấy thì trang nghiêm thanh tịnh thù thắng như thế thì làm sao về được, mình về đó rồi làm 'ô uế' cõi người ta ra à? Đấy, vấn đề là ở chỗ đó, cứ là dùng cái trí phàm phu tục tử này để đi suy lường cái trí huệ của Như Lai, tức cái Pháp thù thắng này, dĩ nhiên là làm sao suy lường được. Rồi bắt đầu phát sinh hay chạy theo các kiến giải này kia, chứ tuyệt là không chịu nghe theo lời Phật lời Tổ Sư chỉ dạy. Như thế thì Tín tâm ở đâu mà có được? Đây là một trong những khó khăn bậc nhất của hàng phàm phu chúng ta vậy, đó chính là 'chịu nghe' theo lời Phật, lời Tổ Sư chỉ dạy, không chạy theo các kiến giải này kia không đúng với Kinh giáo. Thật sự rằng, nếu 'đả phá' điều này được thành công, tức quyết chí đi theo lời Phật lời Tổ chỉ dạy thì chúng ta đã đi được quá nửa chặng đường, rằng cái khó khăn bậc nhất hầu như đã được giải quyết. Rồi cứ thế theo thời gian, không chóng thì chày chúng ta sẽ có được Tín tâm chân thật đầy đủ, bất sanh nghi hoặc. Còn nếu không thì hành giả chỉ có 'quanh co, vòng vèo', thậm chí theo thời gian thì Tín tâm ngày càng lui sụt, đây là thực tế. Vì sao vậy? Bởi đơn giản là có đi đúng đường đúng lối đâu mà tới đích cho được, hoặc giả chọn nhằm cái pháp không hợp với căn cơ thì nói thật, không phải đời này không thôi đâu, mà là có mãn kiếp cũng không cách gì đạt được gì cả. Thật sự vậy sao? Rõ ràng là như thế, bởi nếu không thế thì chúng ta còn ở đây làm gì nữa, mà chẳng phải đang là cõi Cực Lạc an vui, điều này chứng thực điều gì? Rằng chúng ta đã tu tập kiểu 'gieo nhân' nhiều đời nhiều kiếp rồi, và tất cả đều có kết quả chung là... thất bại, rằng chưa một lần thành công. Sự thật là như thế đấy! Cho nên, nếu đời này mà lầm đường lạc lối nữa thì thôi... bó tay, không còn gì để nói nữa. Bởi rõ ràng, Chư Phật, Chư Tổ Sư đã chỉ rõ cụ thể một con đường [cái Pháp] để về, cụ thể đến mức không thể cụ thể hơn được, kiểu giống như trao tận tay chiếc vé về Tây vậy, nhưng chúng ta thì cứ lắc đầu, hay không chịu chìa tay ra nhận lấy, thế thì Phật, Tổ cũng đành ngậm ngùi thương sót thôi chứ biết làm sao bây giờ? Pháp môn này nó khó là khó nhất ở chỗ này vậy.

Chúng ta cùng tiếp tục để nói tiếp về việc gầy dựng phát khởi Tín tâm chân thật, dành cho những ai đã chịu 'nghe' theo lời Phật, lời Tổ trong Kinh điển trước tác, còn những ai chưa 'chịu nghe' thì hãy thực hiện cho được cái bước bên trên cái đã, bởi coi vậy chứ cái bước bên trên đó cần rất nhiều nhân duyên cũng như 'trí huệ chân thật' gì đó mới chịu 'nghe theo' lời Phật Tổ chỉ dạy chứ không thường đâu, có thể chắc cũng trải qua nhiều đời nhiều kiếp "cúng dường các Như Lai" rồi vậy, chứ không ít, bởi nếu không thì chắc là khó thể 'vượt qua' được cái cửa ải đầu tiên đó. Bởi đây rõ ràng là cái bước đột phá, quan trọng bậc nhất vậy, bởi không có bước này thì sẽ không có những cái bước kế tiếp. Và từ cái bước này đến cái bước 'tin theo' thì cũng gần gủi thôi, không có gì là quá khó khăn cả, không sớm thì muộn ắt sẽ đạt được.

Sau khi 'lọc' qua cái bước đó rồi, chắc phải cỡ trên chín mươi phần trăm bị 'rớt lại' chứ không ít, phần do thiếu nhân duyên bắt gặp, hoặc giả là 'quyết chí' không chịu nghe theo, dù đó là lời Phật, lời Tổ nói đi nữa, hành giả bắt đầu thật sự đến với cái Pháp cần tu học [văn - tư - tu]. Rằng trong Bổn Nguyện của Phật nói rằng "nãi chí thập niệm", dẫu chỉ mười niệm cũng tất được sanh. Đây là điều kiện Phật đưa ra là như vậy. Đối với hạng bét, lâm chung mới bắt gặp Chánh Pháp, vẫn kịp niệm vài niệm như thế và được Phật đến rước kịp thời. Còn các hạng khác, được bắt gặp sớm hơn, thời gian nhiều hơn, niệm được nhiều hơn, thế thì đương nhiên đến cuối đời cũng được Phật đến rước vậy thôi. Chắc chắn là vậy, bởi niệm ít, một niệm mười niệm còn được vãng sanh huống hồ niệm nhiều hơn. Phật đã tại thế thành Phật rồi, như Kinh nói, thế nên Bổn Nguyện đã thành tựu, cho nên chúng sanh xưng niệm tất nhiên được vãng sanh. Bởi nếu không thì Bổn Nguyện thành ra hư dối mất hay là chưa chứng thành hay sao? Tuyệt không có chuyện đó, Phật đã thành Phật rồi, mà Phật thì không bao giờ vọng ngữ cả, cho nên Bổn Nguyện luôn luôn đúng, chúng sanh xưng niệm tất nhiên được sanh. Cách gầy dựng phát khởi Tin tâm chỉ đơn giản vậy, chẳng có gì phức tạp. Dĩ nhiên là cái gì cũng phải cần thời gian cho nó 'thấm' từ từ, Tín tâm dần lớn mạnh, kiên cố chắc chắn, bởi chẳng có ai mà phát khởi ngay được cả, đều phải trải qua quá trình gầy dựng, hành trì dần lên. Ở đây chúng ta thấy là các Ngài nói là "chúng sanh xưng niệm, tất nhiên vãng sanh" chứ không nói "chúng sanh niệm mười niệm, tất nhiên vãng sanh", bởi nếu nói như vế sau thì đâm ra niệm mười niệm rồi nghỉ khỏe à, như thế là giả Tín hư Nguyện, bởi hành giả có Tín tâm chân thật thì không ai không chịu niệm cả, hành trì chân thật cả đời, không biếng trễ. Cho nên lời các Ngài chỉ dạy rất đơn giản nhưng lại rất thâm sâu, rất chân thật. Thật sự ra thì cái bước này không quá khó, hành giả nếu 'chịu nghe' theo lời các Ngài, đừng chạy theo các kiến giải khác, thì lâu ngày chày tháng, sớm hay muộn gì thì cũng dần có được Tín tâm chân thật đầy đủ thôi, tức bất sanh nghi hoặc, "chí tâm tin ưa" như Kinh nói. Cái quan trọng nhất đó là có chịu 'nghe theo' lời Phật lời Chư Tổ nói hay không mà thôi, điều đó cũng đồng nghĩa phải không được nghe theo các kiến giả khác [khác với Kinh giáo, đường lối], còn như dạng bắt cá hai tay, vừa theo bên này vừa theo bên kia cũng rất khó được, nay tiến mai lùi. Nhưng nói chung mọi thứ đều phải cần thời gian, phải từ từ, đâu dễ gì 'dẹp bỏ' tất cả để đến với cái mới, bởi rõ ràng rằng đây mới chính là khâu khó khăn nhất và mất thời gian nhất vậy. Thực tế cho thấy, việc từ bỏ những đường lối cũ là điều 'không thể' đối với rất nhiều người, bởi đây là điều bình thường, còn ngược lại, quyết chí 'từ bỏ' được đó mới là phi thường. Cho nên, đừng có thấy cái Pháp có vẻ đơn giản mà dễ xơi đâu, đó là hội tụ nhiều yếu tố 'thiện căn, phước đức, nhân duyên' gì đó trong đó vậy, hoặc giả nghĩ Tín tâm thì đợi đến lúc cuối rồi 'phát khởi' lên cái một là có ngay thôi, cần gì bình thời đây gầy dựng chi cho mệt, thêm rắc rối. Dạ, một khi đường lối đã ăn sâu vào tâm thức rồi thì việc 'đổi mới' khác đi nhiều khi là không thể đấy, bình thời đã vậy huống hồ chi lúc cuối. Cho nên, nói chung thì Phật đã 'cảnh giác' cho chúng sanh rồi, nhưng phần lớn đều 'cố tình' lờ đi, không chịu sửa đổi đó thôi, rằng "Ác, kiêu, biếng nhác và tà kiến; Pháp vi diệu Như Lai khó tin". Chúng ta thử chân thật tự kiểm lại bản thân xem liệu có 'dính mắc' vào đó cái gì không? Có thể nói là trên chín mươi phần trăm mà chưa có được Tín tâm chân thật đó là do dính mắc ít nhiều vào những cái đó vậy, chứ không phải không đâu.

 

Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ

Phẩm 16. Đường Xá Lâu Quán

Ngài Hoàng Niệm Tổ

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.