Có Nguyện Ấy Sẽ Chẳng Thể Quyết Định Vãng Sanh Được!

NPSTD7

 

Có Nguyện Ấy Sẽ Chẳng Thể Quyết Định Vãng Sanh Được!

Có nguyện ấy sẽ chẳng thể quyết định vãng sanh được!

Pháp môn Tịnh Độ dùng tín nguyện sâu, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, chớ nên phát nguyện cho đời sau và đời đời kiếp kiếp. Có nguyện ấy sẽ chẳng thể quyết định vãng sanh được! Trong hết thảy pháp môn cũng có người liễu sanh tử ngay trong đời này, nhưng chẳng qua là một hai người trong ngàn vạn người! Do vậy, cần phải phát nguyện đời đời kiếp kiếp. Ông nói “tới tận đời vị lai đới nghiệp vãng sanh”, lời lẽ ấy rất sai tông chỉ Tịnh Độ. Ngay trong đời này liền cầu Phật [rủ lòng] Từ tiếp dẫn đới nghiệp vãng sanh; sao lại nói “tới tận đời vị lai?” Hành đạo Bồ Tát thì nên lấy “tới tận đời vị lai” làm hạn, chứ nay tu Tịnh Độ sao lại lấy tận đời vị lai để vãng sanh?

 

Ông tuy đọc Văn Sao, vẫn chưa biết nguyên do của pháp môn Tịnh Độ. Nay tôi gởi cho một cuốn Tịnh Độ Ngũ Kinh, một bộ Văn Sao, một bộ Tịnh Độ Thập Yếu, một bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, một cuốn Sức Chung Tân Lương. Đọc những sách này, những điều ẩn tàng trong pháp môn Tịnh Độ sẽ đều được nêu rõ hết ra. Nay đặt pháp danh cho ông là Khế Hải, nghĩa là dùng nhân tâm (cái tâm trong lúc tu nhân) niệm Phật của chính mình để trên là khế hợp với biển giác do Như Lai đã chứng. Lại còn phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành. Hãy nên khuyên cha mẹ, anh em trai, chị em gái, vợ con và xóm giềng, làng nước, thân thích, bằng hữu cùng tu pháp này, cùng cầu vãng sanh.

 

Chuyện gì cũng lấy lòng Thành để làm, chắc chắn sẽ có kết quả tốt
Đối với Tam Quy Ngũ Giới, hãy đọc những điều đã nói trong Văn Sao để tự thệ thọ giới trước Phật, nhưng mỗi mỗi đều cần phải chân thật thì mới được. Đời có những kẻ hiếu danh, chuyện gì cũng muốn giả mạo cái danh, chuyện gì cũng chẳng tu thật hạnh, chẳng biết Danh là khách của Thật, Thật đã đầy đủ thì tự nhiên có Danh, cần gì phải cố ý chèo kéo, mong cầu? Chèo kéo, mong cầu cái danh một thời chắc sẽ sướng tai khoái mắt người ta, nhưng về sau ắt sẽ bị người người thóa mạ. Chuyện gì cũng lấy lòng Thành để làm, chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Kẻ dùng thói hư giả để làm, chỉ là tự mình dối mình đó thôi! Người thế gian còn chẳng nên lừa dối, huống là [lừa dối] Phật, Bồ Tát ư?

 

Pháp môn Tịnh Độ chẳng thể dùng đạo lý của kinh Kim Cang và đạo lý của Thiền Tông để bàn luận; nếu luận định mỗi pháp riêng biệt thì hữu ích, chứ nếu luận định lẫn lộn sẽ bị tổn hại. Chắc là vì ông đã từng xem bản chú giải [kinh Kim Cang của] năm mươi ba vị thiện tri thức nên mới có kiến giải ấy, cho nên tôi phải nói toạc ra. Pháp môn Tịnh Độ không gì lớn lao ở ngoài được! Đẳng Giác Bồ Tát muốn thành Phật Quả vẫn phải dùng mười đại nguyện vương để hồi hướng vãng sanh Tây Phương, huống là hết thảy Bồ Tát và những người học đạo kém cỏi hơn ư? Quang già rồi, mùa Đông năm ngoái ban đêm giảo chánh sách dưới ánh đèn điện, mắt bị tổn thương, liền cự tuyệt hết thảy. Phàm ai gởi thư đến đều nói “từ nay đừng gởi thư đến nữa, gởi đến quyết không trả lời vì mục lực chẳng thể thù tiếp được!” Những điều cốt yếu của Tịnh Độ thì do Ngũ Kinh, Thập Yếu, Thánh Hiền Lục mà sẽ có thể biết đầy đủ. Chớ nên thuận theo những kẻ ham cao chuộng xa hiện thời cầu minh tâm kiến tánh và thành Phật ngay trong thân này, ắt sẽ có thể đích thân chứng đắc như lời đức Phật đã dạy. Đối với Gia Ngôn Lục, Một Lá Thư Trả Lời Khắp hãy nên hết sức chú ý vì trong hết thảy thời, hết thảy chỗ đều có thể dùng pháp ấy để tạo lợi ích cho hết thảy mọi người. Những điều khác chẳng phải nói nhiều nữa! 

ddfd211155

 Nam Mô A Di Đà Phật

Đoạn đầu: Pháp môn Tịnh Độ dùng tín nguyện sâu, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, chớ nên phát nguyện cho đời sau và đời đời kiếp kiếp. Có nguyện ấy sẽ chẳng thể quyết định vãng sanh được! Trong hết thảy pháp môn cũng có người liễu sanh tử ngay trong đời này, nhưng chẳng qua là một hai người trong ngàn vạn người! 

Tông chỉ tông yếu của Pháp môn Tịnh Độ đó chính là "dùng Tín Nguyện sâu trì danh hiệu Phật". Tín Nguyện sâu ở đây đó chính là Tin chân thật đầy đủ, Nguyện chân thật thiết tha, cầu sanh về Tây Phương. Tin chân thật đầy đủ đó là tin chắc, chẳng nghi, bất sanh nghi hoặc ["chí tâm tin ưa"], chứ chẳng phải lúc tin lúc ngờ, nay thế này mai thế khác, hoặc giả 'ở thì tương lai' như hy vọng, có thể, sẽ đạt được, cầu mong, xin... đại khái các loại tâm tình thế thái như thế. Dĩ nhiên để có cái Tín Nguyện tâm chân thật tròn đầy như thế thì không phải muốn có là có ngay được, cần phải trải qua cả quá trình lâu dài hành trì tu tập, gầy dựng một cách nghiêm túc, gian lao chứ chẳng phải chuyện chơi như cưỡi ngựa xem hoa, hay kiểu nửa vời mà có thể có được. Và điều quan trọng là phải có nhân duyên phù hợp, thù thắng mới được, còn một khi gặp nhân duyên đưa đẩy chạy theo những kiến giải này kia suốt thì thôi, nhiều khi cả đời cũng chỉ như vậy, thậm chí còn thụt lùi nữa, càng tu lâu tín tâm càng lui sụt, hay đạo tâm càng suy thoái, đây là rất phổ biến chứ không phải ít.

Như trên các Ngài nói, hành giả Tịnh Độ thường hay mắc cái 'bệnh' chung của từ các Pháp môn tự lực khác, đó là "phát nguyện cho đời sau và đời đời kiếp kiếp", bởi nghĩ một đời này như phàm phu đây thì sao mà thành tựu cho được, đây là tư tưởng chung của các Pháp môn tự lực, rồi một khi chuyển qua tu Tịnh Độ cũng không gột rửa được tư tưởng này, bởi nghĩ rằng các Pháp môn đều giống nhau cả, đều là Phật Pháp. Chúng ta cần biết rằng Tịnh Độ chính là Pháp môn đặc biệt "một đời thành Phật" duy nhất của Đức Thế Tôn nói ra, khác biệt hẳn với các Pháp môn khác, hành giả trước hết cần xác định như vậy để gầy dựng 'tư tưởng', tín tâm, còn một khi chẳng thấy khác biệt gì so với các Pháp môn khác cả, chỉ thêm là chú trọng hạnh niệm Phật cầu sanh Tây Phương thôi, như thế thì khó gầy dựng phát khởi được Tín tâm chân thật lắm. Thật sự vậy, bởi sự khác biệt ở đây không chỉ có vậy mà còn là sự khác biệt vể cả bản chất, đường lối, tông chỉ.

Đoạn tiếp: Ông tuy đọc Văn Sao, vẫn chưa biết nguyên do của pháp môn Tịnh Độ. Nay tôi gởi cho một cuốn Tịnh Độ Ngũ Kinh, một bộ Văn Sao, một bộ Tịnh Độ Thập Yếu, một bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, một cuốn Sức Chung Tân Lương. Đọc những sách này, những điều ẩn tàng trong pháp môn Tịnh Độ sẽ đều được nêu rõ hết ra. Nay đặt pháp danh cho ông là Khế Hải, nghĩa là dùng nhân tâm (cái tâm trong lúc tu nhân) niệm Phật của chính mình để trên là khế hợp với biển giác do Như Lai đã chứng.

Thật sự rằng, rất nhiều hành giả Tịnh Độ đã đọc Văn Sao 'như cháo' vậy, đọc tới đọc lui nhiều lần, suy ngẫm, hành trì... nhưng vẫn chẳng nhận ra được Tông chỉ của Pháp môn Tịnh Độ là gì. Thậm chí càng đọc thì lại càng sa đà vào các Pháp trợ duyên trợ hạnh khác, chẳng chú trọng Tông yếu. Chúng ta lấy một ví dụ, chẳng hạn đem lấy cái lá thư mà Ngài viết cho một bậc xuất gia, tu hạnh Bồ Tát, làm khuôn mẫu phép tắt để tu trì Tịnh Độ cho tất cả kể cả cư sĩ hay xuất gia, rồi gọi thành là 'Quy tắc tu học' để giảng dạy cho mọi người. Thật ra, chúng ta phải biết rằng, với các lá thư như thế, nếu hành đúng như những lời Ngài dạy, thì chắc chắn sẽ vãng sanh, không những vậy phẩm vị còn cao trỗi tối thượng nữa, vậy còn nếu không đạt được như những điều đó thì sao? Đều bị rớt cả à? Dạ không phải vậy đâu! Đó là Ngài viết cho bậc Thượng căn thượng trí, dùng để làm khuôn phép mẫu mực cho việc hành trì Tịnh Độ tông. Mà đã là khuôn phép, mẫu mực thì phải cần nói một cách tối ưu nhất, chuẩn lý nhất, và dĩ nhiên sẽ đạt được thành tựu tốt nhất vậy. Chúng ta xem, chẳng hạn như trong Tịnh Nghiệp Tam Phước, phước thứ nhất đó là: Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Riêng phước thứ nhất đã như vậy. Vậy hành giả chúng ta phải giữ đúng nghiêm minh cho được tất cả những điều đó hết hay sao, nếu bị 'phạm' vào một điều gì đó, hay không giữ được một điều gì đó là lập tức bị 'rớt' không thành tựu hay sao? Như cái Tu thập thiện nghiệp đạo đây liệu thời nay mấy ai giữ được trọn vẹn, không lẽ như thế thì 'rớt đài' hết cả à? Bởi vậy cho nên, như chính Ngài nói là "tuy đọc Văn Sao, vẫn chưa biết nguyên do của pháp môn Tịnh Độ" là vậy. Bởi vậy, như trong Văn Sao có biết bao lá thư khuyên tu Tịnh Độ mà Ngài viết trả lời cho hành nhân một cách chân thật, đơn giản, dễ hiểu, dễ hành, phù hợp căn cơ cho hàng phàm phu tục tử như đa phần đây thì lại chẳng thấy nhắc tới. Hay như trong 'Một là thư gửi khắp' Ngài viết dành cho tất cả nói chung cũng vậy, những năm tháng cuối đời khi không còn đủ mục lực để trả lời tất cả, Ngài luôn dùng lá thư này gửi kèm theo, ai ai cũng có thể học tập theo. Rõ ràng như thế nhưng thời nay lại ít được sử dụng, chẳng hiểu tại sao? Chắc lại cho là quá 'thấp kém' hay chưa đủ 'ép phê', cần phải cái nào đó dùng văn tự ngữ nghĩa hay yêu cầu thật cao siêu hơn mớí chịu chăng? Rõ ràng rằng đó là "tuy đọc Văn Sao [nhiều], vẫn chưa biết nguyên do của pháp môn Tịnh Độ" vậy.

Đoạn tiếp: Nay đặt pháp danh cho ông là Khế Hải, nghĩa là dùng nhân tâm (cái tâm trong lúc tu nhân) niệm Phật của chính mình để trên là khế hợp với biển giác do Như Lai đã chứng.

Đây chỉ là do nhân duyên nên Ngài đặt Pháp danh như thế thôi, cũng không có gì đặc biệt, nhưng chúng ta cũng cần làm rõ một chút chỗ này "nghĩa là dùng nhân tâm (cái tâm trong lúc tu nhân) niệm Phật của chính mình để trên là khế hợp với biển giác do Như Lai đã chứng". Tức là chỗ này với "dùng Tín Nguyện sâu, trì danh hiệu Phật" là giống nhau, không khác. Thật vậy, tức là hành giả dùng cái tâm gì để niệm Phật, để nhằm "khế hợp với biển giác do Như Lai đã chứng"? Đương nhiên là phải dùng cái Tín Nguyện tâm chân thật đầy đủ để niệm Phật thì mới 'khế hợp' được, tức mới tâm tâm thông nhau, cảm ứng đạo giao được. Ở đây "biển giác do Như Lai đã chứng" đó chính là Di Đà Bổn Nguyện, tức Thệ Nguyện của Phật vậy. Phật đã thành Phật, Thệ Nguyện rộng sâu đã chứng thành, chân thật, không hư dối, cho nên cần phải tin, không nghi, như thế thì mới 'khế hợp', tương ưng, cảm ứng đạo giao, nhất định thành tựu. Nhân đây cũng cần nói thêm, rằng có nhiều người cứ thấy nhắc tới chỗ 'tâm phải tương ưng tâm Phật' của các Ngài hay nói là cứ nghĩ rằng tâm địa của hành giả phải 'thiện lành', hay 'rộng lớn', 'thanh tịnh' như tâm Phật mới được, như thế mới gọi là 'tương ưng' tâm Phật, vậy thì việc niệm Phật mới có kết quả, mới mong thành tựu, do đó nếu như còn những cái phàm phu như sân si, hay 'thô kệch' một chút gì đó thì lại bảo làm sao thành tựu cho được? Thật ra tương ưng ở đây là phải tương ưng với chỗ Thệ Nguyện của Phật đã phát ra [và đã thành tựu], như thế thì mới cảm ứng đạo giao với Phật Nguyện Lực được. Chứ không phải tương ưng nghĩa là phải 'giống' như tâm Phật. Như phàm phu chúng ta đây, đang ở cõi người, từ cõi này cho đến cảnh giới Phật phải trải qua bao nhiêu cảnh giới nữa, phải tu trì bao lâu nữa? Như vậy liệu phàm phu đây làm sao có thể 'một bước' mà có ngay cái tâm cho 'giống' tâm Phật được đây? Bởi vậy, cái cần là cần cái [Tín Nguyện] tâm dùng để hành trì sao cho tương ưng với yêu cầu trong cái Pháp [Bổn Nguyện] để đắc được cái Pháp ấy thôi, như thế là thành công rồi, chắc chắc được thành tựu trong đời. Dĩ nhiên để 'tương ưng' được cái này thì cái tâm [tánh] của chúng sanh cho dù hãy còn cách xa diệu vợi với tâm Phật, nhưng cũng phải cùng chí hướng với tâm Phật mới được, tức phải đoạn ác tu thiện, tự lợi lợi tha..., chứ còn dùng cái tâm trái nghịch với tâm Phật [tức không cùng chí hướng] như xấu ác, gây hại người, bất trung bất hiếu, vô ơn vô cảm... để hành trì thì cũng chỉ để gieo duyên mà thôi. Cho nên nếu có sai phạm thì cần phải gấp rút sửa đổi, quay đầu.

Đoạn tiếp theo: Lại còn phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành. Hãy nên khuyên cha mẹ, anh em trai, chị em gái, vợ con và xóm giềng, làng nước, thân thích, bằng hữu cùng tu pháp này, cùng cầu vãng sanh.

Chúng ta thấy hầu như tất cả các thư khuyến tu Tịnh Độ thì Ngài cũng đều nhắc nhở đến những điều này, vì sao vậy? Bởi những điều này chúng lại đặc biệt 'quan hệ' mật thiết với việc gầy dựng Tín Nguyện tâm chân thật, cũng như giữ vững phát triển Đạo tâm đạo lực nói chung trên hành trình 'chiến đấu đường trường' này, không để bị thất thoái lui sụt, còn như trên 'quãng ngắn' hay giai đoạn cuối thì có thể không cần, vì chẳng còn thời gian nữa. Cho nên nói Nho - Thích - Đạo, cùng hổ trợ đắc lực cho nhau, không rời. Cụ thể, Phật Pháp bao gồm cả Nho giáo và Đạo giáo, còn Nho giáo và Đạo giáo sẽ là những công cụ thiết yếu, trợ duyên trợ hạnh không thể thiếu cho việc tu học Phật Pháp nói chung và Tịnh Độ nói riêng vậy.

Các đoạn còn lại chúng ta cùng đọc và học tập, có nhiều chỗ rất quan trọng.

 

Văn Sao Tam Biên, quyển 1

Thư trả lời cư sĩ Đông Hải

Đại Sư Ấn Quang

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.