Gió Trăng Cố Hương Có Ai Giành?

NPSTD7

 

Gió Trăng Cố Hương Có Ai Giành?

Năm 1948, vào một buổi sáng nọ, có một vị cư sĩ già, râu tóc bạc phơ, đi nhanh như bay vào chùa Linh Nham Sơn, lớn tiếng nói với Sư môn đầu:

Hôm nay con đến từ giã thầy, 8 giờ sáng ngày mai con sẽ về nhà.

Nói xong ông đảnh lễ Sư môn đầu một lạy. Sư môn đầu giật nảy người, liền hỏi:

- Lão cư sĩ, ông ở Viện Tân Tháp chẳng phải rất tốt sao? Sao đột nhiên lại phải về nhà?

Lão cư sĩ cười nói:

- Ở Viện Tân Tháp tốt thì tốt, nhưng vẫn không bằng về nhà, đúng không?

Sư môn đầu nghe xong, nghĩ thầm:

- Chắc là ai đó đắc tội với ông ấy, nếu không sẽ không vội về nhà thế.

Ông cư sĩ đi khắp chùa, gặp thầy nào cũng lạy, lạy xong thì thưa:

- Sư Phụ! Con đến từ giã thầy, tám giờ sáng mai con sẽ về nhà.

Khi ông đến phòng Phương trượng để từ giã Hòa thượng Diệu Chân. Hòa thượng Diệu Chân không tin mà nhìn ông. Nhưng ông nói rất nghiêm túc:

- Tối qua con nằm mơ thấy Bồ Tát Quan Thế Âm và Sư Phụ Đại sư Ấn Quang. Bồ Tát dùng Tịnh Thủy sái tịnh cho con. Sư Phụ tay cầm đóa sen màu vàng để dưới chân con và nói: "Tám giờ sáng ngày mốt ta đến rước con. Hãy mau thỉnh người trợ niệm!". Xem tình hình chắc con sắp vãng sanh rồi. Xin Hòa thượng từ bi phái vài vị Sư phụ trợ niệm cho con, để tránh đến lúc đó tâm trí hoảng loạn không làm chủ được.

Hòa thượng Diệu Chân nghe ông ấy nói rất nghiêm túc, biết là không phải nói đùa, liền bảo thầy quản chúng phái người đi trợ niệm.

Vị cư sĩ đó là ai?

Ông chính là cư sĩ Hồ Tùng Niên. Mọi người nghe được việc này, người thì cảm thấy kinh ngạc, người thì cảm thấy mắc cười. Có người còn nói:

- Có thể do ông Hồ cảm thấy ở chùa quá vắng lặng nên kêu vài ba người đến chuông mỏ niệm Phật xua tan tĩnh mịch.

Trước lúc ra đi, ông Hồ chỉ lên bức tường có treo đôi liễn “Gió trăng cố hương có ai giành?” của Đại sư Ấn Quang tự tay viết, mà nói:

- Con sắp về với Sư Phụ để cùng hưởng gió trăng cố hương rồi! Con sắp về với Sư Phụ để cùng hưởng gió trăng cố hương rồi!

Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng xong, mọi người đều hiếu kỳ chạy đến viện Tân Tháp xem rốt cuộc ra sao. Vừa vào Tịnh thất của ông mọi người thấy ông đang rất điềm tĩnh ngồi nói chuyện khe khẽ với Hòa thượng Diệu Chân, nghe Hòa thượng hỏi ông:

- Sáng nay đã ăn cháo chưa?

- Giống như mọi khi, ăn hết hai chén.

- Có cảm thấy trên người chỗ nào không khỏe không?

- Không có. Một tí cũng không.

Nhưng ông Hồ lại nói tiếp một cách khẳng định:

- Con chắc chắn phải đi lúc 8 giờ.

Kế đó hòa thượng Diệu Chân lại hỏi:

- Ông có muốn thông báo cho con trai ông đang làm việc ở ngân hàng Thượng Hải không?

Ông lắc đầu nói:

- Điểm này hôm qua con cũng có nghĩ đến, không thông báo cho chúng nó biết có lẽ tốt hơn, do vì chúng nó không biết Phật Pháp, thấy con ra đi chắc chắn là khóc lên khóc xuống sẽ không hay. Nếu Hòa thượng đã nghĩ đến việc này thì xin Ngài gọi điện báo dùm cho chúng nó, con nghĩ đến khi chúng nó nghe điện thoại và trở về đây thì con đã về thế giới Cực Lạc rồi.

Nói xong ông chấp tay xá các thầy rồi ngồi ngay ngắn bên mé giường, niệm Phật theo đại chúng.

Tình hình vẫn bình thường chẳng có gì khác lạ. Không ai tin rằng một giờ đồng hồ sau ông sẽ vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Nói cũng lạ, khi đồng hồ chỉ ngay 7 giờ 30 phút, tình hình dần dần biến đổi. Trước tiên là Cư sĩ Hồ Tùng Niên từ tư thế ngồi chuyển sang nằm nghiêng, tiếng niệm Phật từ lớn tiếng chuyển sang nhỏ dần. Từ sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật chuyển sang bốn chữ A Di Đà Phật, dần dần chuyển sang một chữ “Phật, Phật”, rồi cuối cùng chỉ thấy môi mấp máy không nghe tiếng nữa.

Những người trợ niệm đều khẩn trương, nhất là Hòa thượng Diệu Chân, nhìn thấy ông Hồ pháp già nhiều năm này sắp sửa rời khỏi nhân gian, tâm trạng khẩn trương hòa lẫn đôi phần cảm khái. Chiếc đèn dầu trên bàn leo lét, vụt hiện vụt tắt. Đến lúc đồng hồ vừa điểm tám tiếng cũng là lúc cư sĩ Hồ tắt thở. Kỳ lạ thay, lúc này ánh sáng ngọn đèn vụt sáng rực lên, dường như ngàn ánh mặt trời tụ vào Tịnh thất. Đồng thời trên không trung Tịnh thất trăm nghìn loại nhạc cùng lúc trỗi lên, tự nhiên phát ra “Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!” sáu chữ hồng danh của Phật A Di Đà. Mắt thấy tai nghe nhạc trời rền vang, điềm lành phóng quang lạ thường. Mọi người đồng thanh nói:

- Cư sĩ Hồ Tùng Niên quả thật được Phật tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc rồi!

Sự thật chắc như thép bày ra trước mắt, khiến tôi bất chợt nhớ đến lời dạy của Đại sư Ân Quang: “Pháp môn Tịnh Độ chẳng kỳ lạ gì, chỉ cần chí thành khẩn thiết đều được Phật tiếp dẫn, đới nghiệp vãng sanh”.

(Thích Chân Hoa tham học tỏa đàm)

Lời bình:

Dạo chơi làm khách ở tha hương

Được người thân cũ rước lên đường

Lục Tự thấy rõ Tây Phương nguyệt

Chẳng phải lạ thường mà lạ thường.

 

ff1

 

Trích Một Trăm Truyện Niệm Phật Cảm Ứng

Pháp sư Huệ Tịnh - Pháp sư Tịnh Tông

Các Bài Pháp Nổi Bật

Chỉ Giữ Tấm Lòng Tốt Lành, Nói Lời Tốt Lành, Làm Chuyện Tốt Lành, Nhất Tâm Niệm Phật, Lần Lượt Khuyên Người

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Úc Trí Lãng

    Vãng sanh Tịnh Độ hoàn toàn cậy vào tín - nguyện
    Tục ngữ nói: “Phú ông bất tri bần nhân chi khổ, tráng phu bất tri lão nhân chi khổ” (Phú ông chẳng biết nỗi khổ kẻ nghèo, người khỏe mạnh chẳng biết nỗi khổ của người già). Ông cho rằng Quang cự tuyệt chẳng qua là để tịnh tu mà thôi ư? Ông chẳng biết thật ra là vì mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ. Chỉ nội chuyện đọc thư ông gởi đến và để viết thư trả lời thì kiếng đeo mắt lẫn kiếng cầm tay (kính lúp) đều phải dùng đến hết, mới xem, mới viết được!

  • Tích Công Lũy Đức Vô Lượng Vô Biên, Được Tự Tại Trong Hết Thảy Pháp, Chẳng Thể Dùng Ngữ Ngôn, Phân Biệt Để Biết Được Nổi

  • Mô tả

    Phẩm 9. Viên Mãn Thành Tựu
    Phẩm thứ chín này có tên là Viên Mãn Thành Tựu. Từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ tám đều nói hạnh nguyện của Pháp Tạng Ðại Sĩ lúc tu nhân; từ phẩm này trở đi, kinh nói về quả đức thành tựu. Nội dung phẩm này gồm ba phần:
    - Phật khen ngợi Pháp Tạng nhân viên quả mãn.
    - A Nan thưa hỏi.
    - Thế Tôn đáp thẳng vào câu hỏi.

  • Pháp Niệm Phật Khẩn Yếu Nhất Là Có Lòng Tin Chân Thật, Nguyện Thiết Tha

  • Mô tả

    Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự

    Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự. Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao.

  • Chẳng Bị Xoay Chuyển Bởi Những Thứ Tri Kiến Ấy, Lại Còn Giữ Vẹn Luân Thường, Trọn Hết Bổn Phận, Dứt Lòng Tà, Giữ Lòng Thành...

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Hùng Huệ Dực (trích lục)
    (năm Dân Quốc 20 -1931)

    Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao?
    Cha mẹ ông tuổi đã cao, đúng là lúc nên mềm mỏng khuyên họ ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao? Hãy nên làm cho anh em trai, chị em gái, thê thiếp, con cái, họ hàng, bạn bè và hết thảy những người quen biết cùng tu Tịnh nghiệp.

  • Hương Báu Xông Khắp

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện, lâu quán, trì lưu, hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành. Kỳ hương phổ huân thập phương thế giới. Chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu, quán, ao, suối, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Sẽ Vĩnh Viễn Không Còn Lo Ngờ Nữa!

  • Mô tả

    Biết tâm vui đạo hết sức chân thành, tha thiết [nên 'cảm ứng đạo giao']

    Nhận được thư biết tâm cư sĩ vui đạo hết sức chân thành, tha thiết. Còn những lời khen ngợi Bất Huệ chưa thoát khỏi thói quen thế tục. Quang là một ông Tăng tầm thường, chỉ biết học theo ngu phu ngu phụ chuyên niệm danh hiệu Phật, sao lại khen ngợi quá mức như thế? Như ông quyên góp in bộ An Sĩ Toàn Thư, thật đúng là pháp chí thành tu [thân] tề [gia] trị [quốc] bình [thiên hạ] và đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử, mỗi mỗi đều đầy đủ.

  • Hồng Danh Vạn Đức Chính Là Vô Thượng Giác Đạo Như Lai Đã Chứng Nơi Quả Địa!

  • Mô tả

    Chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới

    Pháp môn Niệm Phật cao cả thay! Do một niệm tâm tánh của chúng ta giống như hư không thường hằng bất biến. Tuy thường chẳng biến nhưng niệm niệm tùy duyên, chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới, chẳng duyên theo tam thừa sẽ duyên theo lục đạo, chẳng duyên theo nhân thiên sẽ duyên theo tam đồ. Do duyên nhiễm - tịnh bất đồng cho nên quả báo khổ - vui rất khác. Tuy bản thể trọn chẳng biến đổi gì, nhưng Tướng - Dụng cố nhiên khác nhau một trời một vực! 

  • Trụ Chánh Định Tụ; Vui Như Lậu Tận

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh. Sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư Định Tụ, vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương. Sở thọ khoái lạc, do như Lậu Tận tỳ-kheo. Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi làm Phật, trong nước không có danh từ bất thiện. Tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi đều đồng một tâm, trụ nơi Ðịnh Tụ, vĩnh viễn thoát khỏi nhiệt não, tâm được thanh lương, hưởng thọ khoái lạc như là Lậu Tận tỳ-kheo. Nếu họ khởi tưởng niệm tham chấp cái thân thì chẳng lấy Chánh Giác.