Hao Nhân Hóa Tài

NPSTD7

 

Hao Nhân Hóa Tài

(Chánh văn) Hao nhân hóa tài.
耗人貨財。
(Làm cho kẻ khác hao tổn tài vật).

Đấy là nói đến hạng người gian ác, tiểu nhân mê hoặc kẻ ngu si, dụ dỗ họ làm những chuyện chơi gái, cờ bạc, đấu đá, thưa kiện, luyện đan v.v… để mình kiếm lợi từ đó. Hạng con em không nên thân bị hạng người này làm cho ngu muội, chẳng đoái tưởng cha ông sáng lập cơ nghiệp gian nan. Một mai đến lúc phá sạch [gia sản], nhà tan, thân chết, truy cứu nguyên do thì là lỗi của ai? Những kẻ ấy có tránh khỏi ác báo [vì dụ dỗ người khác hao tổn tài vật] hay chăng?

Văn Kỳ là người đất Thục, cậy vào thuật luyện đan, những người quyền quý đều bị hắn lường gạt. Một thương gia giàu có tên là Lý Thập Ngũ bị mê hoặc bởi thuật luyện đan của Văn Kỳ, ba năm sau, tan nhà nát cửa, thắt cổ chết. Văn Kỳ lại đến Kiếm Châu, thuê một căn nhà để luyện thuốc. Ngẫu nhiên bị hỏa hoạn, cháy lan một vùng. Văn Kỳ chạy vào núi trốn, bị thú dữ đuổi ra, hắn bị bắt giải lên quan. Quan theo đúng luật xử trảm!
Vào đời Minh, Từ Trì giàu có, tàn bạo, muốn chiếm nhà của Từ Bát, bèn sai người dụ con ông ta ăn chơi phóng đãng, mắc nợ rất nhiều, quả nhiên chiếm được căn nhà ấy. Về sau, hai con và năm cháu của Từ Trì đều nhiễm bệnh. Đồng cốt nói là do âm hồn Từ Bát quậy phá. Từ Trì kinh sợ, làm trai đàn, đến miếu Thành Hoàng cầu giải cứu. Một người ăn mày đón hắn, thưa: “Ông chẳng phải là Từ Trì chứ? Đêm qua, tôi ngủ tại chỗ vắng của miếu. Có người hướng về thần gọi tên ông, [tố cáo] ông đã hại kẻ ấy. Thần cũng hết sức giận dữ”. Từ Trì kinh hoảng, trở về rồi chết. Con cháu chẳng có ai sống sót.
Thanh lâu [là nơi chốn] để đền trả nghiệp nhân thiếu nợ. Bọn gái đẹp thật sự là biển oan nghiệt phá nhà! Người thời nay đều biết [đạo lý ấy], vừa chung chạ với thể chất nhơ bẩn ấy, ghẻ độc phát ra, ngũ quan đổi chỗ, gây hại tới ba đời. Do vậy, cớ sao người hiểu biết mà lại đem thân mình ra thử, chẳng tránh né?
Có người họ Tiền ở Vô Tích, kết bè lập đảng gồm mười mấy người, dụ dỗ con em nhà giàu. Chúng sử dụng dược đổ (藥骰, xúc xắc (hạt xí ngầu) rỗng ruột, bên trong đổ thủy ngân lỏng để kẻ cờ gian bạc lận có thể khống chế muốn đổ ra mấy điểm tùy ý) để gieo súc sắc, hễ đánh bạc với ai đều thắng. Về sau, bọn chúng so tài đánh bạc với một thiếu niên, thắng tới mấy chục vạn. Bỗng những con xúc xắc văng ra khỏi bồn, họ Tiền ngã lăn đùng ra đất, miệng và mũi đều tuôn máu mà chết. Khi ấy, có một đạo sĩ thỉnh thần tướng, Quan Thánh giáng đàn, chỉ dạy: “Ta đã trừ kẻ hung ác nơi đó, lại còn quăng ba con xúc xắc lên xà nhà hắn”. Đạo sĩ liền hỏi thăm, tìm tới nhà ấy, kịp lúc thấy mọi người còn đang xúm xít kinh ngạc, bèn bảo họ bắc thang lên xem [trên xà nhà, quả nhiên] tìm được [ba con xúc xắc ấy]. Do vậy, đạo sĩ bèn kể tường tận lời Quan Thánh chỉ dạy. Lũ ác hết hồn! [Sau đó], chúng nối tiếp nhau mắc bệnh dịch mà chết!
Lại có gã Đinh Thực được thầy tướng số từng đoán sẽ đỗ đầu thiên hạ. Về sau, y gặp lại ông thầy tướng ấy, ông ta kinh hãi nói: “Ông đã làm chuyện gì vậy, [tước lộc] đã mất sạch cả rồi!” Đinh Thực suy nghĩ, [nhận biết chính mình] đã từng giở trò bạc bịp, thắng được sáu trăm vạn. Do vậy, bèn thật tình kể lại. Thầy tướng số nói: “Là vì lẽ ấy!” Họ Đinh hết sức hối hận, cấp tốc trả lại món tiền đã thắng để chuộc tội. Về sau, hắn đỗ gần chót bảng. Hiện thời, khắp nơi đều có kẻ phạm tội này; nhưng hương thân, sĩ tử đều say sưa chuyện này, thật đáng thống hận! Tục ngữ có câu: “Làm tú tài như gái trinh, phải sợ người. Làm tiến sĩ như nàng dâu, phải nuôi nấng người khác. Ở trong rừng (đã nghỉ hưu), giống như mẹ chồng phải dạy người khác”. Bọn họ đã chẳng thể dưỡng người, dạy người thì thôi, lại còn muốn làm hại con em kẻ khác, cái tâm như thế nào vậy?
Đời Minh, ông Mạo Khởi Tông là người huyện Như Cao, tỉnh Giang Tô, từng soạn lời cảnh tỉnh người đời như sau:
- Tôi thường thấy con cháu nhà quyền quý và giàu có là hạng chẳng ra gì, dâm đãng, phóng túng, phí phạm. Hoặc là thân chưa chết, mà tài sản đã ngầm bán cho nhà khác. Hoặc xác thịt chưa lạnh mà kẻ khác đã chia vụn nhà ấy. Người đời trước tiện tặn tích cóp, kẻ đời sau vung vãi như bùn, cát. Nhưng những kẻ không ra gì ấy quá nửa lại là người thông minh, là do vì lẽ nào? Ấy là vì thuở ấy, [người đời trước] đã ra oai, cậy vào mưu mẹo, áp bức, gài bẫy người khác vào chốn lao lung để hao tán tài sản của họ vô số, để tom góp thành của cải cho nhà mình giàu có. Thoạt đầu là tổn hại người khác, về sau là bị người khác phá tán. Tục ngữ có câu: “Có được bất minh, mất đi vừa khéo” chính là nói về chuyện này! Nhìn từ chuyện này, bèn biết người hiện thời bị kẻ khác hao tán [tài sản] chính là kẻ đã hao tán [tài sản của] người khác thuở trước! Tức là kẻ hao tán [tài sản] của người khác trong hiện thời, có kẻ nào chẳng chớp mắt sẽ bị kẻ khác hao tán!


Phụ lục mười câu răn dè cờ bạc:
1) Tâm thuật bại hoại. Vừa vào sòng bạc, sẽ là nơi tranh đoạt lợi lộc. Tính toán trăm kế, luôn là một tấm lòng tham. Đôi bên đều dùng thủ đoạn triệt hạ nhau, chuyển sanh ác niệm chẳng có cùng tận. Tuy là kẻ chí thân mà cờ bạc với nhau, ắt đều ngầm giở trò đen tối. Dẫu là bạn tốt mà trên cùng một chiếu bạc, cũng nghiễm nhiên coi nhau như cừu địch, chỉ cốt sao chính mình thắng bạc, mặc kệ người khác phá sản. Há chẳng phải là tâm thuật hết sức bại hoại ư?
2) Chôn vùi phẩm hạnh. Phàm là người thì tốt, xấu, cao, thấp, ai nấy vốn tự khác nhau. Ở trong sòng bạc, chỉ cần biết tiền nhiều hay ít, há quản ai sang, ai hèn? Ngồi hỗn độn, chẳng tuân theo luân lý, thứ bậc, kẻ tôi tớ cũng biến thành bầu bạn, chẳng phân tôn ty. Nô bộc nghiễm nhiên là anh em, mặc sức cười đùa, xưng hô luông tuồng, há có thể thống gì, thành ra phẩm hạnh gì?
3) Tổn thương tánh mạng. Kẻ thắng tùy hứng tìm đến, chẳng phân biệt ngày đêm. Kẻ thua liều mạng quay lại, chẳng màng đói, lạnh. Từ đó trở đi, tinh thần hao tổn, mệt mỏi, ắt đến nỗi tổn hại thân thể, táng mạng. Lỡ mắc nợ khó trả, không mặt mũi nào nhìn nhau, muối mặt, ngậm hờn. Vì thế, dẫn đến lắm chứng bệnh quấn thân, hết cách, cùng đường, đành liều chết cho xong nợ. Đường dẫn đến Uổng Tử Thành là do noi theo sòng bài mà trở về vậy! Há chẳng đáng thương ư?
4) Điếm nhục tổ tông. Tặng tiền bạc cho người khác, còn bị chê cười là lãng tử ngớ ngẩn. Phá sạch gia sản, [cha mẹ] than thở đứa con ngu si làm bậy! Chẳng thể khiến cho tổ tiên rạng mày nở mặt, lại ngược ngạo điếm nhục dòng họ, suy bại gia đình. Xóm giềng đều đổ lỗi cho tổ tông, ắt cha ông đã chết mà còn ngậm oán!
5) Đánh mất sự dạy dỗ trong gia đình. Chuyện cờ bạc dụ dỗ dễ dàng nhất. Trong vòng gia đình, thấy nghe tột bậc thân thiết. Thông thường [cha anh] giáo huấn con em đều bảo phải học theo gương tốt. Nhưng trộm thấy tại sòng bài, cha anh còn bảo [con em] hãy theo quy cách của chính mình. Cha con cờ bạc, anh em cờ bạc, tôi tớ cờ bạc, đùa bỡn với pháp tắc như thế thì thành ra gia pháp kiểu nào đây? Ban ngày đánh bạc, đêm thâu đánh bạc. Đánh bạc trong phòng kín, phong khí bài bạc ươm thành dâm phong, gia giáo bại hoại quá đỗi, đáng nguội lạnh cõi lòng!
6) Phá tan gia sản. Thoạt đầu để biểu lộ hào khí, ắt vung tiền như đất. Rốt cuộc do tình thế cấp bách, ắt bỏ cả sản nghiệp [vào trò đen đỏ]. Cha ông suốt đời vất vả mới tạo dựng môn hộ, con cháu tiêu xài huy hoắc trong phút chốc, khiến cho danh tiếng gia đình bại hoại. Cầm cố hết sạch xiêm áo, chỉ còn trơ lại cái thân. Thân thích, bạn bè ai tiếc? Ruộng nương, nhà cửa bán sạch, mà còn mắc nợ, còn góc trời nào để lui về? Nghĩ đến tình cảnh ấy, há chẳng đáng thương ư?
7) Nẩy sanh tai biến. Suốt ngày cờ bạc, thâu đêm đỏ đen, cửa rả chẳng đóng, đạo tặc thường hay thừa cơ trà trộn. Đèn, đuốc chẳng tắt, phòng ốc do vậy dễ bị cháy. Thậm chí lôi cuốn phường lãng tử thừa dịp tính kế, bọn trộm cướp thường tìm dịp giở trò gian. Khi tắt đèn có kẻ gõ cửa, sẽ chẳng phân biệt chủ, khách. Dứt đứt giải mũ, cởi áo lót mình [trao tặng nhau], nam nữ buông tuồng, mầm họa ẩn sẵn, sao người ta chẳng lo?
8) Cốt nhục chia lìa. Sĩ, nông, công, thương, ai nấy siêng năng chức nghiệp. Cha, mẹ, vợ, con, vui vẻ với nhau, đấy là niềm vui thiên luân, mà cũng là lẽ thường trong tình người. Từ khi vào sòng bài, [gia đình] biến thành bể khổ. Cầm cố, gán nợ bằng thoa, xuyến, vợ nín thinh nuốt hận. Bán tháo ruộng nương, nhà cửa, cha mẹ mòn mắt, nhăn mày trông ngóng. Chỉ một kẻ tỏ ra hào sảng, chẳng màng cả nhà oán than! Lắng lòng tự vấn, làm sao yên được?
9) Trái phạm phép nước. Cấm đoán cờ bạc, lệ mới rất nghiêm. Nhẹ thì phạt một trăm trượng, cùm hai tháng, thương tổn tận da thịt. Nặng thì bị đày ba năm, lưu đày xa quê nhà ba ngàn dặm! Hạng thân sĩ thì theo thường lệ sẽ bị bãi truất, còn mặt mũi nào! Đối với kẻ lại dịch thì xử tội gấp bội. Phải nghĩ tới gia đình mình, chứ để chuyện đã lỡ rồi mới hối, sao bằng kiêng dè trước?
10) Sẽ bị trời quở trách. Xem khắp những kẻ mở sòng, thường gặp nhiều tai họa ngang trái. Những kẻ thắng tiền, thường [rốt cục] đến nỗi nghèo đói lạ lùng. Nói chung là do cắn xé huyết nhục của người khác hòng no đẫy ruột gan ta, thâu tóm sự oán sầu của họ để ta được vui cười. Vìthế, quỷ thần ôm lòng giận, sẽ báo thù chẳng chịu khoan nhượng tí nào! Đạo trời báo đáp, sẽ cùng nhau chết sạch.
Nhìn chung, sòng bạc rốt cuộc có ích chi đâu? Mười điều như trên, ngôn từ, dụng ý tột bậc thiết tha. Muôn phần mong mỏi người đời, hãy lắng lòng suy nghĩ, sẽ dũng mãnh đại ngộ. Một đao chặt phăng, thề chẳng còn tay nhúng chàm nữa! Có thể xoay người nhảy khỏi ổ sài lang, may mắn chi hơn! Ôi! Cờ bạc hại người còn quá nước, lửa, giặc cướp, nhưng người ta cứ mãi chấp mê chẳng ngộ, liều chết theo đuổi, đáng thương quá đỗi! Xót thay, đau thay! Do vậy, tôi đau đớn khóc ròng thưa thốt, những ai trông thấy những lời này mà chẳng quay đầu, há chẳng phải là phường hạ ngu ư?

 

c122-tile 77

Ảnh: Một số hình thức đánh bạc phổ biến hiện nay

 

Cảm Ứng Thiên Vựng Biên

Bửu Quang Tự Như Hòa chuyển ngữ

Các Bài Pháp Nổi Bật

Chỉ Giữ Tấm Lòng Tốt Lành, Nói Lời Tốt Lành, Làm Chuyện Tốt Lành, Nhất Tâm Niệm Phật, Lần Lượt Khuyên Người

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Úc Trí Lãng

    Vãng sanh Tịnh Độ hoàn toàn cậy vào tín - nguyện
    Tục ngữ nói: “Phú ông bất tri bần nhân chi khổ, tráng phu bất tri lão nhân chi khổ” (Phú ông chẳng biết nỗi khổ kẻ nghèo, người khỏe mạnh chẳng biết nỗi khổ của người già). Ông cho rằng Quang cự tuyệt chẳng qua là để tịnh tu mà thôi ư? Ông chẳng biết thật ra là vì mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ. Chỉ nội chuyện đọc thư ông gởi đến và để viết thư trả lời thì kiếng đeo mắt lẫn kiếng cầm tay (kính lúp) đều phải dùng đến hết, mới xem, mới viết được!

  • Tích Công Lũy Đức Vô Lượng Vô Biên, Được Tự Tại Trong Hết Thảy Pháp, Chẳng Thể Dùng Ngữ Ngôn, Phân Biệt Để Biết Được Nổi

  • Mô tả

    Phẩm 9. Viên Mãn Thành Tựu
    Phẩm thứ chín này có tên là Viên Mãn Thành Tựu. Từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ tám đều nói hạnh nguyện của Pháp Tạng Ðại Sĩ lúc tu nhân; từ phẩm này trở đi, kinh nói về quả đức thành tựu. Nội dung phẩm này gồm ba phần:
    - Phật khen ngợi Pháp Tạng nhân viên quả mãn.
    - A Nan thưa hỏi.
    - Thế Tôn đáp thẳng vào câu hỏi.

  • Pháp Niệm Phật Khẩn Yếu Nhất Là Có Lòng Tin Chân Thật, Nguyện Thiết Tha

  • Mô tả

    Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự

    Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự. Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao.

  • Chẳng Bị Xoay Chuyển Bởi Những Thứ Tri Kiến Ấy, Lại Còn Giữ Vẹn Luân Thường, Trọn Hết Bổn Phận, Dứt Lòng Tà, Giữ Lòng Thành...

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Hùng Huệ Dực (trích lục)
    (năm Dân Quốc 20 -1931)

    Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao?
    Cha mẹ ông tuổi đã cao, đúng là lúc nên mềm mỏng khuyên họ ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao? Hãy nên làm cho anh em trai, chị em gái, thê thiếp, con cái, họ hàng, bạn bè và hết thảy những người quen biết cùng tu Tịnh nghiệp.

  • Hương Báu Xông Khắp

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện, lâu quán, trì lưu, hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành. Kỳ hương phổ huân thập phương thế giới. Chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu, quán, ao, suối, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Sẽ Vĩnh Viễn Không Còn Lo Ngờ Nữa!

  • Mô tả

    Biết tâm vui đạo hết sức chân thành, tha thiết [nên 'cảm ứng đạo giao']

    Nhận được thư biết tâm cư sĩ vui đạo hết sức chân thành, tha thiết. Còn những lời khen ngợi Bất Huệ chưa thoát khỏi thói quen thế tục. Quang là một ông Tăng tầm thường, chỉ biết học theo ngu phu ngu phụ chuyên niệm danh hiệu Phật, sao lại khen ngợi quá mức như thế? Như ông quyên góp in bộ An Sĩ Toàn Thư, thật đúng là pháp chí thành tu [thân] tề [gia] trị [quốc] bình [thiên hạ] và đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử, mỗi mỗi đều đầy đủ.

  • Hồng Danh Vạn Đức Chính Là Vô Thượng Giác Đạo Như Lai Đã Chứng Nơi Quả Địa!

  • Mô tả

    Chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới

    Pháp môn Niệm Phật cao cả thay! Do một niệm tâm tánh của chúng ta giống như hư không thường hằng bất biến. Tuy thường chẳng biến nhưng niệm niệm tùy duyên, chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới, chẳng duyên theo tam thừa sẽ duyên theo lục đạo, chẳng duyên theo nhân thiên sẽ duyên theo tam đồ. Do duyên nhiễm - tịnh bất đồng cho nên quả báo khổ - vui rất khác. Tuy bản thể trọn chẳng biến đổi gì, nhưng Tướng - Dụng cố nhiên khác nhau một trời một vực! 

  • Trụ Chánh Định Tụ; Vui Như Lậu Tận

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh. Sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư Định Tụ, vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương. Sở thọ khoái lạc, do như Lậu Tận tỳ-kheo. Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi làm Phật, trong nước không có danh từ bất thiện. Tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi đều đồng một tâm, trụ nơi Ðịnh Tụ, vĩnh viễn thoát khỏi nhiệt não, tâm được thanh lương, hưởng thọ khoái lạc như là Lậu Tận tỳ-kheo. Nếu họ khởi tưởng niệm tham chấp cái thân thì chẳng lấy Chánh Giác.