Không Có Bốn Mùa, Nóng, Lạnh, Mưa, Tối Tăm Sai Khác; Lại Cũng Chẳng Có Sông, Biển Lớn Nhỏ, Gò, Đống, Hầm, Hố...

NPSTD7

 

Không Có Bốn Mùa, Nóng, Lạnh, Mưa, Tối Tăm Sai Khác; Lại Cũng Chẳng Có Sông, Biển Lớn Nhỏ, Gò, Đống, Hầm, Hố...

Chánh kinh:
Phật ngữ A Nan:
- Bỉ Cực Lạc giới vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm. Vĩnh vô chúng khổ, chư nạn, ác thú, ma não chi danh. Diệc vô tứ thời hàn, thử, vũ, minh chi dị. Phục vô đại tiểu giang, hải, khâu lăng, khanh khảm, kinh, cức, sa, lịch, Thiết Vy, Tu Di, thổ thạch đẳng sơn.
Phật bảo A Nan:
- Cõi Cực Lạc thế giới công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ, vĩnh viễn không có các tên gọi các khổ, các nạn, đường ác, ma làm não loạn; cũng không có bốn mùa, nóng, lạnh, mưa, tối tăm sai khác. Lại cũng chẳng có sông, biển lớn nhỏ, gò, đống, hầm, hố, gai góc, cát, sỏi, Thiết Vy, Tu Di, các hòn núi đá hay núi đất.
Giải:

(...)

“Diệc vô tứ thời hàn, thử, vũ minh chi dị” (Cũng không có bốn mùa, nóng lạnh, mưa, tối tăm sai khác): Tứ thời là Xuân, Hạ, Thu, Ðông. “Hàn thử” (寒曙) chỉ tiết trời cực nóng, cực lạnh, “vũ minh” (雨冥) chỉ mưa gió đen nghịt. So với mười bảy thứ công đức trang nghiêm thành tựu của cõi Cực Lạc, câu này thể hiện công đức thứ ba, tức Trang Nghiêm Tánh Công Ðức Thành Tựu.
Sách Luận Chú giảng: “Tánh có nghĩa là gốc. Cõi Tịnh Ðộ đó tùy thuận pháp tánh, chẳng trái nghịch gốc pháp. Tánh còn có nghĩa là tất nhiên, chẳng biến đổi như tánh của biển là một vị, các dòng nước chảy vào biển đều trở thành một vị. Tánh của biển chẳng bị biến đổi theo các dòng nước kia vậy”.
Nay cõi Cực Lạc, xét về trời, chẳng có bốn mùa v.v… xét về đất, cũng chẳng có các tướng sông, biển, núi, hang, chỉ là một cõi đất mênh mông, bát ngát, phẳng phiu, thuần sắc vàng ròng. Người cõi ấy lại như sách Luận Chú bảo: “Những kẻ vãng sanh không ai chẳng được tịnh sắc, không ai chẳng được tịnh tâm, rốt ráo đều đắc thanh tịnh bình đẳng vô vi Pháp Thân”. Câu này chứa đựng mật ý: Tánh bình đẳng như đất, biển pháp một vị. Ðó là Trang Nghiêm Tánh Công Ðức Thành Tựu vậy.
“Phục vô đại tiểu giang, hải, khâu lăng, khanh khảm, kinh, cức, sa, lịch, Thiết Vy, Tu Di, thổ thạch đẳng sơn. Duy dĩ tự nhiên thất bảo, hoàng kim vi địa” (Lại chẳng có sông, biển lớn nhỏ, gò đống, hầm hố, gai góc, cát, sỏi, Thiết Vy, Tu Di, các hòn núi đá, núi đất v.v... Chỉ tự nhiên là bảy báu, vàng ròng làm đất): Không có biển, sông, Tu Di… là hiển thị tánh công đức thành tựu.
“Tu Di” (Sumeru) dịch là núi Diệu Cao, là trung tâm của một tiểu thế giới. Núi ấy do bốn báu hợp thành, nằm giữa đại hải, cao khỏi mặt nước ba trăm ba mươi sáu vạn dặm. Mặt ngoài có chín ngọn núi, tám cái biển. Phía ngoại vi của núi Tu Di gọi là “Thiết Vy sơn” (Cakravāda). Ngay chính giữa đảnh núi Tu Di là chỗ ở của Ðế Thích Thiên, ba mươi hai vị trời khác ở khắp bốn mặt núi. Trời Tứ Thiên Vương ở lưng chừng núi. Bốn đại châu như Nam Thiệm Bộ châu v.v… ở quanh bốn mặt biển (Mặt trời xoay quanh núi Tu Di. Trước đây có người cho rằng núi Tu Di nằm ngay trên địa cầu thì thật là lầm lẫn lớn. Xét ra, ít nhất, Tu Di cũng là một thiên thể to bằng mặt trời. Nam Thiệm Bộ Châu chính là địa cầu.
Kinh dùng chữ “thủy” để chỉ những vật thể lưu chuyển, “hải” tức là chỗ tích tụ các vật thể lưu chuyển ấy, chứ nào phải là biển cả như thế gian thường hiểu).

 

tccb1

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Chúng ta tiếp tục với phần đoạn Kinh văn: "cũng không có bốn mùa, nóng, lạnh, mưa, tối tăm sai khác. Lại cũng chẳng có sông, biển lớn nhỏ, gò, đống, hầm, hố, gai góc..." trong Phẩm 11 Quốc Giới Nghiêm Tịnh. Chúng ta đọc đoạn chú giải của các Ngài để biết thêm kiến thức về nội dung này. Dĩ nhiên cõi Cực Lạc được tạo ra từ công đức, tánh đức của Phật thì không thể có những hình tướng như thế này được. Cõi uế độ này do nghiệp lực chúng sanh cảm thành cho nên mới có những hình dáng, âm thanh, sắc thái như vậy. Giống như cõi Địa Ngục cũng từ nghiệp lực chúng sanh biến hiện ra những cảnh giới ghê sợ như vậy thôi, hay các cõi Trời cũng từ những thiện nghiệp biến hiện ra các cảnh giới tươi đẹp như thế. Một đằng là nghiệp lực biến hiện ra, một đằng từ tánh đức [cùng công đức tích lũy tu tập] của Phật tạo nên, một đằng là vĩnh hằng mãi mãi bất sanh bất diệt, một đằng là giả tạm, biến đổi không ngừng [thành trụ hoại không], một đằng là Tịnh độ một đằng là uế độ...

Ở đây Phật có nói đến núi Tu Di, núi Thiết Vi, vậy các ngọn núi này ở đâu, sao ta chẳng nhìn thấy? Theo như các Ngài giải thích bên trên, "“Tu Di” (Sumeru) dịch là núi Diệu Cao, là trung tâm của một tiểu thế giới...", xung quanh núi ấy có bốn Châu, cõi Ta Bà đây là một Châu phía nam, gọi là Nam Thiệm Bộ châu. Cõi Ta Bà là gọi chung của Lục đạo ở đây [cũng có nơi gọi chung cho cả tiểu Thế giới này, là nơi giáo hóa của Phật Thích Ca Mâu Ni], bao gồm từ các cõi Trời cho đến quả Địa Cầu này rồi các cõi trong Tam Đồ ở đây, chứ không phải chỉ có quả Địa Cầu không thôi. Châu phía nam này [gọi là Nam Diêm Phù Đề] tuy sướng khổ gồm đủ cả, song so với các Châu kia thì khổ hạnh nhất, nhưng lại có căn duyên nhất với Phật Pháp, có thể giáo hóa được nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài mới thị hiện tại đây để giáo hóa, độ thoát chúng sanh. Còn ví dụ bên kia núi Tu Di, phía đối diện là Châu Bắc Câu Lô cuộc sống quá an vui thọ mạng lâu dài nhưng lại không có sự cảm thọ nên Phật không thể giáo hóa ở đó.

Như vậy có thể hiểu núi Tu Di, Thiết Vi là ở trung tâm của Thái Dương Hệ này, trong đó xét về phương diện vật chất thì có Mặt trời soi sáng cùng các hành tinh như Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc... cùng các vệ tinh Mặt Trăng của chúng; còn về phương diện phi vật chất thì xung quanh là biển, bốn phía là bốn Châu, cõi Diêm Phù Đề của chúng ta ở phía nam. Cho nên theo ngu ý, xét ra thì các tầng Trời của cõi ta đây ở một mức độ [kích thước] rất nhỏ so với núi Tu Di, Thiết Vi thôi, chỉ trong phạm vi của châu phía nam thôi, chứ không thể so sánh đối chiếu với núi Tu Di được [ví dụ các Ngài giải thích bên trên là "Ngay chính giữa đảnh núi Tu Di là chỗ ở của Ðế Thích Thiên, ba mươi hai vị trời khác ở khắp bốn mặt núi. Trời Tứ Thiên Vương ở lưng chừng núi"]. Tức là núi Tu Di, Thiết Vi là trung tâm của tiểu thế giới này, còn các hành tinh, mặt trăng... ngay cả mặt trời cũng vốn nhỏ bé so với chúng; còn các tầng trời chỉ trong [phạm vi] hạn cuộc của mỗi hành tinh [nếu tồn tại sự sống, tức giai đoạn Trụ]. Còn lý do vì sao ta chẳng nhìn thấy gì và khoa học cũng chẳng nhận ra gì cả? Đơn giản là vì đó là những cảnh giới khác, phi vật chất, con người ta đây cùng khoa học kỹ thuật hay thiên văn vũ trụ chỉ là tìm kiếm những thực thể thuộc về vật chất, hiện tại chỉ giới hạn ở mức độ như vậy, như thế thì làm sao biết được phát hiện ra sự tồn tại của chúng, hay các chúng sanh, nhân dân khác [ví dụ ở gần nhất là Chư Thiên, Địa ngục, Ngạ quỷ... ở cõi này, hay xa hơn chút là nhân dân ở các Châu khác xung quanh núi Tu Di]. Mặc dù họ vẫn đang sinh sống tồn tại như chúng ta ở trái đất này vậy thôi. Đó chỉ là một tiểu Thế giới, rồi trung thế giới, đại thế giới, mỗi cái nhân lên ngàn lần, pháp giới có vô lượng vô biên đại thế giới như thế. Con ngưới ta đây thì cứ mãi miết đi tìm sự sống ngoài trái đất này, không biết có tồn tại sự sống nào khác hay không? Vậy mà rất nhiều những nhà khoa học vĩ đại, những bộ óc kiệt xuất nhất lại dám khẳng định rằng con người là độc tôn trong vũ trụ, rằng trái đất này là nơi duy nhất tồn tại sự sống trong vũ trụ bao la... Rồi có những học thuyết được cả thế giới công nhận, bắt mọi người phải học tập, nghe theo, như thuyết tiến hóa của Darwin, vụ nỗ Big bang... Họ cho rằng con người là được tiến lên từ loài vật, từ sơ cấp, thứ cấp, cao cấp rồi đến con người. Trong Kinh Phật dạy rằng, con người, con vật là các cảnh giới khác nhau, chúng sanh mang hình tướng gì đó là do nghiệp lực của họ cảm vời ra như thế, chứ chẳng phải từ cảnh giới này tiến hóa từ từ đến cảnh giới kia. Họ nói như thế là do không hiểu biết gì về nhân quả luân hồi trong lục đạo, nên mới cho ra những học thuyết như thế. Ví dụ một chúng sanh nếu không được giáo hóa có thể phải thọ nhận hàng triệu năm vẫn ở cùng một kiếp đó [thân đó] không thể thoát ra được. Còn chúng sanh mang hình hài sắc thái thế nào đó hoàn toàn là do nghiệp lực của họ cảm thành như vậy, sau mỗi lần thọ sanh, ví dụ có vị từ Chư Thiên [khi hết tuổi thọ] rớt thẳng xuống Địa ngục. Tất cả đó đều là nhân quả, nghiệp lực chi phối cả. Ví dụ như, trái đất sau một tỉ năm nữa đi, liệu có còn các loài sinh vật sơ khai, nhỏ bé, đơn bào gì đó hay không? Dạ thưa, vẫn y như bây giờ vậy, chẳng khác gì cả, tức vẫn tồn tại mãi những sinh vật từ thấp đến cao y như bây giờ vậy thôi, chẳng tiến hóa thêm được gì đâu [bởi đơn giản do nghiệp lực chúng sanh trải đều như thế, hạng nào cũng có], có chăng chỉ là sự thay đổi khác biệt chút ít trong từng kiếp sống mà thôi, ví dụ con người có thể cao lớn hơn hay nhỏ bé đi, chẳng hạn vậy.

Chúng ta luận bàn dông dài vài điều như vậy, vì gặp nhân duyên liên quan. Thật ra thì mục đích chúng ta học tập, tiếp cận các nội dung Kinh văn này, phần là để thêm kiến thức, hiểu biết, song quan trọng hơn đó là chúng ta được gần gủi Kinh văn, giống như gần ánh Thái Dương vậy, mọi vạn vật sẽ tươi sáng tốt đẹp, sinh sôi nảy nở. Hơn nữa việc gần gủi các Kinh điển Tịnh Độ cũng giúp chúng ta ngày càng thấu hiểu gần gủi hơn với thế giới Cực Lạc, rằng càng ngày càng [trong tâm ta] gần hơn với cõi Phật. Cho nên đối với việc phát khởi Tín tâm chân thật [được sanh về cõi ấy] không còn cảm thấy xa lạ mà thật gần gủi, chân thật và tự nhiên thôi, chẳng còn là việc xa vời hay khó khăn gì cả. Nói cách khác là chúng ta đang từng bước xóa tan đi khoảng cách giữa mình ở đây với cõi ấy vậy. Rằng một khi hết duyên cõi này thì nhất định [và đương nhiên] rằng chúng ta sẽ cùng hội ngộ trên cõi ấy mà thôi, không có gì là xa vời và cách trở cả vậy. Thật sự là, với Pháp môn này như các Ngài nói, vừa cực khó vừa cực dễ, hay nói cách khác là 'muốn dễ thì dễ muốn khó thì khó' vậy. Điều quan trọng là chúng ta đừng bị chi phối bởi những kiến giải này kia, bất luận đúng sai như thế nào, đừng chạy theo chúng, mà phải thế nào? Hãy nhìn thẳng vào Kinh văn Phật thuyết [tức Bổn Nguyện tiếp dẫn] mà phát khởi lên Tín tâm chân thật, chỉ nương tựa vào cái này, đừng bận tâm đến những cái khác, những cái này chỉ gói gọn trong vài chữ vài từ thôi, không dài dòng văn tự hay khó hiểu gì cả đâu. Cho nên trong tu học lâu lâu chúng ta lại phải 'reset' làm mới lại bản thân xem có bị dính mắc hay chạy theo những kiến giải gì ngoài Kinh văn hay không, để còn điều chỉnh, thay đổi nếu cần thiết. Thật sự là, Pháp môn này càng 'tỉnh thức' [không bị tác động, chi phối] thì càng dễ tin sâu, càng dễ thành tựu vậy!

 

Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ

Phẩm 11. Quốc Giới Nghiêm Tịnh

Ngài Hoàng Niệm Tổ 

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.