Lý luận chỉ có 2 câu nói, "thị tâm thị Phật,thị tâm tác Phật" (là tâm là Phật,là tâm sẽ thành Phật) đây là lý luận căn cứ của Tịnh Độ Tông, tại vì bạn vốn dĩ là Phật, cái này Phật ở trong kinh Hoa Nghiêm và Pháp Hoa đã nói qua, phàm là đệ tử của Phật, bất luận là học theo Tông Phái nào, bất luân là tu theo Pháp Môn nào, cái lý luận này nhất định phải thừa nhận, nhất định phải tiếp nhận, không tiếp nhận thì không thể thành tựu được. Nhất định phải tin tưởng Phật không nói sai, mỗi một chúng sanh vốn dĩ đều là Phật, chỉ là mê lầm đánh mất đi tự tánh. Tự tánh đã mê rồi thì từ đó tư tưởng và hành vi sẽ nảy sinh sự sai lệch, ngôn hành có sự sai lầm nên mới biến nhất chân pháp giới, tức là Thực Báo Trang Nghiêm Độ thành Thập pháp giới và lục đạo luân hồi. Là ý niệm sai lầm biến hiện ra, thời gian biến hiện quá lâu dài nên không trở về được. Nếu như không phải gặp được Phật Đà, chúng ta mãi mãi sẽ tiếp tục sai.
Trong luân hồi quá khổ rồi, bây giờ chúng ta rất may mắn, gặp được Phật pháp, gặp được Đại Thừa, gặp được Tịnh Độ, đây là vô cùng may mắn. Cái may mắn này cần phải chính mình hiểu rõ cho cặn kẽ, thì mới biết rằng ta quá may mắn. Nếu như bạn đối với Tịnh Độ Tông hiểu chưa được sâu sắc, chưa được thấu đáo, thì bạn sẽ không biết trân trọng. Trong người bạn đang mang một báu vật mà bạn không biết, cái báu vật này không khởi tác dụng, thì bạn cũng như cũ ở trong luân hồi, cái này là bạn quá sai lầm!
"Cứ thượng chi nghĩa" (căn cứ theo ý nghĩa ở trên) tức là căn cứ Hắc Cốc đại sư nói "Tịnh Độ Tông cảnh như Diệu Cao Phong đầu" (pháp môn Tịnh Độ cũng giống như đỉnh của núi Diệu Cao Phong) ý của Ngài là cái ý này, đỉnh núi của núi Diệu Cao Phong "nhi bổn kinh chánh như phong đầu chi đỉnh tiêm". (bộ kinh này cũng giống như đỉnh ngọn trên đỉnh núi), lời này là thật, không phải là giả. Chúng ta yêu cầu Pháp, tuyệt đỉnh của tất cả các Pháp là ở ngay trong tay của chúng ta, là chúng ta không biết, không nhận thức được, cho rằng còn có cái tốt hơn, đi khắp nơi tìm cầu, sai rồi. Vậy ai nhận thức được, ai hiểu được ? Là ba vị trưởng bối của Lai Phật Cổ Tự, họ nhận thức được, họ hiểu được? Cả đời của họ không đi tìm Pháp môn thứ hai. Họ có được thành tựu bao lớn? Tôi khẳng định rằng tất cả họ đều là minh tâm kiến tánh, đều là pháp thân Bồ Tát, không phải là người phàm. Chúng tôi nói lời này không phải tùy tiện nói, mà là xem sự hành trì một đời của ba người họ, cùng với sự biểu diễn sau cùng của họ. Không bệnh mà đi, tự tại mà đi, giống như là đùa giỡn vậy, nói ta đi đây, thì là thật đi. Làm cho mọi người phải kinh ngạc, người ta đi làm gì có cách đi như vậy! Bạn đến bệnh viện mà xem, đi rất đau khổ, hình hài rất khó xem, làm gì có chuyện cười mỉm mà ra đi, vui vẻ mà ra đi như vậy? Họ ở đây làm nhiệm vụ biểu pháp, kết thúc một đoạn đường. Còn phía sau thì sao? Phía sau thì để cho người sau nối tiếp, giống như là chạy tiếp sức vậy, họ trao gậy cho người sau, rất là vui vẻ, rời khỏi con đường chạy của họ.
Cái pháp môn này, là một Câu A Di Đà Phật, tuyệt đỉnh, tuyệt đỉnh của tuyệt đỉnh, chính là Câu này. Bạn phải thật sự nhận biết, có thể nói trí tuệ của bạn sẽ viên mãn, bạn không cần dùng những thứ khác, một phương pháp này thì sẽ thành Vô Thượng đạo, nhất định đắc niệm Phật tam muội, nhất định đại triệt đại ngộ. Không phải niệm Phật tam muội, không phải đại triệt đại ngộ, khi ra đi làm sao mà bạn được tự tại như vậy!
"Bổn kinh vị" (bổn kinh nói) bổn kinh nói, "đương lại nhất thiết hàm linh, (tương lai tất cả chúng sanh) giai y thử pháp nhi đắc độ thoát" (đều y theo pháp môn này đều được độ thoát) đây là Phật Thích Ca Mâu Ni nói đương lai nghĩa là tương lai, mạt pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni còn 9000 năm nữa, về sau 9000 năm thật sự có thể học Phật đắc độ, có thể một đời thành tựu, chỉ có bộ kinh này, chỉ có phương pháp này, thành thật niệm Phật.
Một đời của Ấn Quang đại sư dạy người: " Đôn luân tận phận, nhàn tà tồn thành, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ". Tôi làm 1 cái ấn, đây là Pháp ấn truyền tâm của Ấn Quang đại sư. Bạn muốn hỏi Ấn Quang đại sư, người này là người như thế nào? 16 chữ này chính một đời Ngài viết ra. Đôn luân tận phận, đôn là yêu thương, luân là đồng loại, phạm vi mở rộng ra, cùng là người thì cần phải yêu thương nhau đây là đôn luân, người thì có thân, có sơ, trước là từ gia đình mình, sau đó mở rộng đến gia tộc, mở rộng nữa là đến hàng xóm láng giềng, mở rộng nữa là đến xã hội, đến nước nhà, mở rộng nữa là đến toàn thế giới, "phàm là người, phải biết yêu thương nhau" (phàm thị nhân, giai tu ái) trong Đệ Tử Quy nói, đây gọi là đôn luân. Tận phận là cái gì? Là làm hết bổn phận của mình, vì tất cả chúng sanh mà phục vụ, quan tâm tất cả chúng sanh, cố chiếu tất cả chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh, tận tâm tận lực, không cần hồi báo. Đây là tận phận. Đây là pháp thế gian, pháp thế gian là nền tẳng của pháp xuất thế gian. Không có pháp thế gian, làm gì có Phật pháp? Phật pháp được thiết lập trên nền tảng của pháp thế gian. Tịnh Nghiệp Tam Phước, phước thứ nhất là "Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp" là nền tảng, không thể không nghiêm túc mà học tập. Chúng ta học Phật tại sao không thể thành tựu? Chính là nền tảng không có, nền tảng không đủ sâu. Phải hết sức cố gắng từ chỗ này mà bắt đầu, về sau thì mới có thể lớn mạnh, mới có thể đơm hoa kết trái được, gốc rễ bám sâu vững chắc, gốc rễ không sâu không được. Đối với cái pháp môn này, phải thật sự hiểu biết, đó chính là Kinh Pháp nghe nhiều đọc nhiều, giúp cho bạn hiểu biết được. Thật sự nhận biết rồi, thì tâm bạn sẽ định, sau khi tâm định rồi thì có thể không cần, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, bạn càng niệm sẽ càng thấy hoan hỷ. Tại vì sao? Vì một câu A Di Đà Phật này, tất cả các Kinh đều nằm trong đó, ta đã niệm hết, một bộ cũng không có bỏ sót; danh hiệu của tất cả chư Phật Bồ Tát đều nằm trong đó, cũng giống như vậy, không có thiếu sót, một câu danh hiệu là đại viên mãn.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú Giảng Giải
Hòa Thượng Tịnh Không