Nếu Chẳng Giữ Vẹn Luân Thường v.v… Thì Khí Phận Tam Quy, Ngũ Giới Cũng Chẳng Có, Sẽ Trở Thành Tội Nhân Trong Cả Nho Giáo Lẫn Thích Giáo

NPSTD7

 

Nếu Chẳng Giữ Vẹn Luân Thường v.v… Thì Khí Phận Tam Quy, Ngũ Giới Cũng Chẳng Có, Sẽ Trở Thành Tội Nhân Trong Cả Nho Giáo Lẫn Thích Giáo

Nếu chẳng giữ vẹn luân thường v.v… thì khí phận Tam Quy, Ngũ Giới cũng chẳng có
Nay may mắn vì bị bệnh bèn lễ Phật mà được lành, từ ngoại đạo trở lại Phật đạo, nếu chẳng phải là đời trước đã có thiện căn, làm sao được như thế? Hãy nên sanh lòng cảm kích lớn lao, sanh lòng hổ thẹn lớn lao. Tâm hổ thẹn phát sanh, tâm tà vạy sẽ diệt. Hổ thẹn là bước đầu để nhập đạo. Đã muốn học Phật, hãy nên cực lực giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành để làm người hiền, người lành trong thế gian ngõ hầu lập được nền tảng. Ấy là vì Phật pháp dùng Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện để dạy hết thảy tứ chúng. Nếu chẳng giữ vẹn luân thường v.v… thì khí phận Tam Quy, Ngũ Giới cũng chẳng có, sẽ trở thành tội nhân trong cả Nho giáo lẫn Thích giáo. Dẫu có tu trì, nhưng do tâm bất thiện, lợi ích đâm ra nhỏ tí ti!

 

Đấy là “đại hiếu, tôn kính cha mẹ”

Nay đặt pháp danh cho ông là Đức Trạch, nghĩa là dùng tâm đại Bồ Đề tự lợi, lợi người để tu trì Tịnh nghiệp, tự hành, dạy người, sao cho hết thảy mọi người quen biết đều cùng được gội Phật ân. Vì thế, đặt tên là Đức Trạch. Mẹ ông tuổi đã cao, hãy nên khuyên cụ sanh lòng tin phát nguyện, thường niệm Phật hiệu, cầu sanh Tây Phương. Cụ không đọc được kinh sách thì hãy nên kể cho cụ nghe cảnh tượng Tịnh Độ, phương pháp tu trì, ngõ hầu cụ được lìa sanh tử ngay trong đời này. Đấy là “đại hiếu, tôn kính cha mẹ”. Đối với thê thiếp, hãy nên kính trọng như khách, chớ nên quên thân theo đuổi dục lạc! Hãy nên đem ý này nói với cô ta. Đôi bên cùng chú trọng giữ gìn thân thể để con cháu đông đầy, sẽ chẳng đến nỗi bệnh tật, chết yểu, chẳng lo không thể “tề mi giai lão” (hạnh phúc đến già). Con cái hãy nên khéo dạy từ bé. Nếu không, sau này chúng có thể đi vào ngõ rẽ, ấy chính là tự diệt dòng họ của chính mình đấy! Nay gởi cho ông những sách Tịnh Độ Thập Yếu, Phật Học Cứu Kiếp Biên, Sơ Cơ Tiên Đạo (trong sách ấy có bài thuốc trị bệnh cùi), Chánh Tín Lục, Văn Sao, Gia Ngôn Lục, Thọ Khang Bảo Giám v.v… Phàm những pháp tu trì, giữ thân đều đã đầy đủ chẳng thiếu, nhưng phải nghiêm túc tu trì mới được. Đối với những pháp luyện đan vận khí của ngoại đạo đã học trước kia đều nên bỏ sạch đi! Cần biết rằng đấy là những pháp để giữ thân, chứ không phải là pháp để liễu sanh tử. Dùng tấm lòng trong sạch, ít ham muốn để giữ gìn cái thân sẽ có ích không bị tổn hại. Dùng luyện đan vận khí để giữ thân nếu sử dụng thích đáng sẽ tăng thêm tuổi thọ, thân thể khỏe mạnh; nhưng nếu dùng sai cách thì mắt lòa, tai điếc, sanh mụn nhọt, ghẻ chốc. Gần đây, những người trong Đồng Thiện Xã phần nhiều có những kẻ thân tê liệt, tâm si ngốc, xin đừng vì lợi ích nhỏ nhoi mà vẫn chẳng chịu bỏ [pháp luyện đan vận khí] đi!
Quang già rồi, mục lực, tinh thần, công phu đều không đủ, chớ nên thường gởi thư tới. Do đã có những sách Văn Sao, Thập Yếu, Cứu Kiếp v.v… cố nhiên không cần phải gởi thư hỏi han nữa! Nếu muốn làm bậc đại thông gia thì gởi thư hỏi sẽ chẳng thể đạt được. Thật hết sức khó trở thành bậc đại thông gia. Dẫu có đạt được thì cũng chẳng vì thông suốt lớn lao mà có thể giải quyết xong chuyện sanh tử trong đời này đâu nhé!

dddvvv1115599

Đoạn đầu: Đã muốn học Phật, hãy nên cực lực giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành để làm người hiền, người lành trong thế gian ngõ hầu lập được nền tảng.

Chúng ta thấy trong tu học, đâu chính là gốc rễ, là nền tảng để tu học? Các Ngài dạy đó chính là: Giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành... rồi mới đến: Đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành... Vì sao như vậy? Bởi vì rằng không có cái đầu sẽ chẳng thể có được cái sau vậy. Chẳng hạn, trong gia đạo mà chẳng giữ được nề nếp gia phong như: Cha từ, con hiếu, chồng xướng, vợ theo, anh nhường, em kính... thì những việc thiện bên ngoài [nếu có được] chỉ là hư giả mà thôi. Giống như cái cây mà chúng ta chẳng chăm sóc cho gốc rễ phát triển tốt, lớn mạnh thì những cái cành lá hoa quả dẫu cho có tươi tốt cũng tạm thời rồi chẳng giữ được lâu, chỉ được một thời gian ngắn rồi cũng héo úa, chết dần chết mòn theo năm tháng. Bởi rõ ràng rằng, những gì ân đức, nhân duyên, vay trả,... một cách gần gủi thân cận chân thực nhất đó chính là tinh cha huyết mẹ, công ơn sinh thành dưỡng dục, cùng những mối quan hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình, anh em, dòng họ, tình chồng nghĩa vợ... Nếu những điều này bị xem thường, xem nhẹ, hay bỏ qua thì những cái khác làm sao chân thực cho được. Cho nên các Ngài mới cực lực đặt những giềng mối này lên hàng đầu: giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành.... tức là: Hiếu đễ, trung, tín, lễ nghĩa, liêm, sĩ, những tinh thần của Nho học, chúng đặc biệt quan trọng trong tu học. Rồi sau mới đến Tam quy, Ngũ giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Bởi vậy việc giữ vững luân thường đạo lý [của con người] thậm chí còn quan trọng hơn cả việc giữ giới, vì sao như vậy? Bởi đơn giản là việc chẳng giữ vẹn luân thường đạo lý con người đó chính là 'đại ác' vậy, chẳng hạn như bất hiếu với cha mẹ chính là đại ác, ngược lại, giữ trọn chữ hiếu với cha mẹ đó chính là đại thiện, không gì thiện hơn.

Đoạn tiếp: Ấy là vì Phật pháp dùng Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện để dạy hết thảy tứ chúng. Nếu chẳng giữ vẹn luân thường v.v… thì khí phận Tam Quy, Ngũ Giới cũng chẳng có, sẽ trở thành tội nhân trong cả Nho giáo lẫn Thích giáo.

Cho nên, chúng ta thấy những truyền thống văn hóa trong gia đình, theo tinh thần Nho học, tuy không phải là Kinh giáo từ Đức Phật thuyết pháp ra, nhưng lại đặc biệt quan trọng trong tu học. Đó chính là nền tảng gốc rễ vậy. Thời nay thì những điều này hay bị xem thường, chẳng được giáo dục một cách bài bản, có hệ thống, có chăng cứ theo kiểu 'tự phát', kiểu mạnh nhà nào nhà nấy giữ, được bao nhiêu thì được, nói chung là chẳng còn được xem trọng nữa. Bởi vậy việc tu học ngày càng trở nên khó khăn hơn trước nhiều, mặc dù phong trào tu học có vẻ vẫn đang rất hưng thịnh nhưng số người thành tựu giải thoát thì không nhiều, chủ yếu chỉ là tu để 'kiếm chút phước' hoặc chỉ để gieo nhân lành, nhân duyên cho đời này và đời sau mà thôi. Bởi vậy, càng ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, Âu học, thì Phật Pháp càng suy kiệt. Cho nên, trước khi Phật Pháp truyền sang Đông thì phải xuất hiện các bậc Thánh nhân của Nho giáo, Đạo giáo để lan truyền, giáo dục nhân dân trước đã, như: Đức Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử... Rồi một khi những đạo lý luân thường của con người được truyền thừa, thấm nhuần trong dân chúng rồi thì Phật Pháp mới được truyền thừa, lan tỏa ra khắp quần chúng. Nói chung là những nơi nào có những truyền thống văn hóa này được lan tỏa, thấm đượm, thì Phật Pháp mới có thể tiếp nhận được, đặc biệt là Giáo Pháp Đại Thừa nói chung và Tịnh Độ Tông nói riêng. Bởi vậy chúng ta thấy vì sao mà phương Tây như Âu, Mỹ, thì Phât giáo rất khó phát triển, lan truyền được, chỉ phát triển cục bộ trong các cộng đồng gốc Á Đông nói chung mà thôi, còn với người bản xứ thì rất ít ỏi, rất hạn chế, còn đa phần là theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác vậy.

Bởi vậy, trong giới tu học Tịnh Độ hiện nay, hành giả thấy chỉ chú trọng vào hành trì là chính, còn việc gầy dựng Tín Nguyện tâm thì hoặc là lơ là, không xem trọng, hoặc giả dẫu có biết là quan trọng cũng chẳng thể gầy dựng nổi Tín tâm chân thật. Vì sao vậy? Bởi đầu tiên đó là do người truyền giáo chẳng chú trọng điều này, tức đa phần không tiếp cận được nhân duyên; phần khác quan trọng hơn, là gốc rễ vấn đề, đó là như bên trên đã nói, chính là cái gốc rễ quá yếu ớt, ít ỏi, lại chẳng được học tập, vun bồi lên thêm một cách đầy đủ, giống như cái cây gốc rễ vốn đã suy yếu mà lại chẳng được chăm nom, vun bón, nuôi dưỡng nữa thì làm sao phục hồi, phát triển lên được, mà chúng ta lại chú trọng vào đâu? Chỉ lo chăm sóc phần bên trên, cành lá, hoa quả không thôi thì làm sao thu hoạch tốt được. Tín Nguyện tâm đó chính là việc 'đơm hoa kết quả' đó vậy. Nhìn thì thấy có vẻ chẳng ăn nhập gì với nhau, nhưng thực tế là như vậy. Tất cả những yếu tố cần thiết để gầy dựng, giữ vững Tín Nguyện tâm chân thật đều nằm ở đó cả, như: Chánh tri chánh kiến [tức một mực chỉ tin lời Phật dạy, không chạy theo các kiến giải này kia], rồi sự kiên định, bền chí, vững chãi, vượt lên mọi khó khăn, thử thách... tất cả đều phải lấy từ Hiếu, để, trung, tín... rồi thì đoạn ác tu thiện, giữ gìn giới luật, tu thập thiện... Đây đều là những trợ duyên trợ lực không thể thiếu trong tu học, thời đại ngày nay càng phải ra sức học tập, giữ gìn, chứ không phải là không cần thiết nữa, rồi phế bỏ, xem thường. 

Bởi vậy, thời nay đa phần chỉ cậy vào Pháp Hộ Niệm, tức chỉ mong lâm chung giữ được câu Phật hiệu đến cuối cùng. Nói chung là nặng về phần hành trì [tức phần Hạnh], còn phần Tín Nguyện lại chẳng xem trọng. Như thế thì việc thành tựu là ra sao? Đương nhiên nếu được vãng sanh thì vào Biên Địa thôi, nhưng cũng không hề dễ dàng chút nào đâu, bởi lúc cuối là tự lực cánh sinh cả, không có Phật lực gia hộ, che chở cho. Còn các Ngài thì khuyên dạy như thế nào? "Được vãng sanh hay không đó là do có Tín Nguyện [đầy đủ] hay không?", dĩ nhiên chỗ vãng sanh các Ngài nói ở đây đó chính là vào Chánh quốc, không phải Biên Địa, và việc vãng sanh là một sự khẳng định chắc chắn [đạt được], không phải kiểu như có thể, hy vọng, cố gắng, hay trông chờ... nói chung là kiểu 'không dám chắc', không dám khẳng định trước như với Pháp Hộ Niệm. Thật sự là như vậy! Thử hỏi tất cả những hành giả mà đang trông cậy vào Pháp Hộ Niệm lúc cuối xem có vị nào dám khẳng định chắc chắc một trăm phần trăm sẽ được vãng sanh trong đời này không, tức không còn chút nghi hoặc nào cả? Bởi nếu không còn nghi hoặc gì cả thì đã không cần cậy đến Pháp Hộ Niệm, mà có cũng tốt mà không có cũng xong, không sao cả, không thành vấn đề. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, với phần đông hành giả hiện nay thì Tín Nguyện tâm chưa được tròn đầy, nên việc đối trước họ, chúng ta không thể không khuyên dạy về Pháp Hộ Niệm, cái pháp có thể nói là cứu cánh cuối cùng vậy. Bởi một khi Tín Nguyện tâm chưa chân thật đầy đủ rồi mà còn lơ là chẳng xem trọng Pháp Hộ Niệm nữa thì thôi... chẳng khác nào 'tự sát' vậy, tức khả năng được thành tựu giải thoát trong đời này là rất 'mong manh' vậy.

Chúng ta cùng đọc và học tập đoạn còn lại.

 

Văn Sao Tam Biên, quyển 1

Thư trả lời cư sĩ Tưởng Đức Trạch

Đại Sư Ấn Quang

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.