Nếu Người [Niệm Phật] Thế Gian Thật Sự Có Lòng Tín Nguyện Sẽ Đều Có Thể Vãng Sanh, Huống Chi Thánh Nhân!

NPSTD7

 

Nếu Người [Niệm Phật] Thế Gian Thật Sự Có Lòng Tín Nguyện Sẽ Đều Có Thể Vãng Sanh, Huống Chi Thánh Nhân!

Do lắm tri nhiều kiến, [tâm] chẳng thể đoạn nghi...

Một pháp Niệm Phật chỉ những ai chết được cái tri kiến cuồng vọng mới có thể được lợi ích. Dẫu cho cái trí ngang bằng thánh nhân cũng mặc kệ, cứ lấy một câu Phật hiệu này làm bổn mạng nguyên thần, thề cầu vãng sanh. Dẫu đem cái chết bức bách, ép thay đổi đường lối cũng chẳng thể [thay đổi chí hướng]! Như thế mới được coi là người thông minh, mới có thể đạt được lợi ích thật sự. Nếu không, do lắm tri nhiều kiến, [tâm] chẳng thể đoạn nghi, đâm ra chẳng bằng kẻ chất phác niệm Phật chẳng có chút hiểu biết nào lại dễ được lợi ích hơn!

 

“Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu”
Cái tiếng “quy y” rất dễ đạt được, nhưng thực chất quy y cực khó tu! Phải giữ năm giới “không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu”. Lại còn phải bỏ tham - sân - si huyễn hiện trong tâm, tu Giới - Định - Huệ sẵn có nơi tánh, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Trên là khuyên mẹ hiền, giữa khuyên anh em, dưới khuyên vợ con, tôi tớ cùng tu đạo này. Như thế chính là đạo “tự lợi, lợi tha, tự lập, lập người” thường được thực hiện trong luân thường hằng ngày; công đức, lợi ích ấy há tính kể được ư?

 

“Yên đời, giác ngộ dân”

Chuyện “cày bằng lưỡi” (“thiệt canh”, tức dạy học – chú thích của người dịch) thì người khéo dụng tâm có thể kế thừa bậc thánh đời trước, mở mang cho kẻ học trong đời sau, chẳng giữ quyền vị mà thực hiện sự cai trị, chẳng phô công lao rành rành mà đất nước yên bình, há nên đem lòng chán ghét? Hãy nên nói “miệt mài [thực hiện] đến chết mới thôi” thì mới khỏi thẹn với hai chữ “thiệt canh” (cày bằng lưỡi). Đa số những kẻ “cày bằng lưỡi” hiện thời đều dụ dỗ bọn thiếu niên theo thói cuồng vọng. Đối với đại kinh đại pháp “cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đều bỏ mặc chẳng bàn tới. Vì vậy, thế đạo nhân tâm ngày một đi xuống, chẳng thể vãn hồi được! Nếu giữ vững tấm lòng “yên đời, giác ngộ dân” để làm giáo viên, giáo hóa đồng nghiệp và học sinh, công đức ấy há biết được bến bờ ư?

 

“Mông dĩ dưỡng chánh, thánh công dã”
Đối với quẻ [Sơn Thủy] Mông trong kinh Dịch, phần Tượng Từ giảng: “Mông dĩ dưỡng chánh, thánh công dã” (Nuôi dưỡng điều chánh nơi trẻ thơ, ấy chính là công lao của bậc thánh vậy). Trường học ấy nên đặt tên là Chánh Mông. Trẻ thơ đã được dưỡng dục thành chánh đáng, sẽ liền có thể dự thẳng vào bậc thánh hiền. Nhưng dạy học mới chỉ là một nửa, nếu ông có thể từ đầu đến cuối luôn nghĩ cách đề cao sự giáo hóa tư cách qua việc dạy học thì đức của chính mình được tăng tiến mà chẳng hay biết, ấy chính là đạo “tự lợi, lợi tha, tự lập, lập người”, há phải chỉ làm cho những đứa học trò thơ ngây ấy được giáo hóa chánh đáng mà thôi!

 

Hằng ngày nói nhân quả báo ứng, giảng giải Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn...
Dạy dỗ học trò chính là chuyện thực hành giáo hóa bậc nhất trong thế gian. Nếu xem những kẻ đến học như con ta, em ta, sẽ có lợi ích lớn lao. Nhân quả báo ứng chính là phương tiện lớn lao để thánh nhân thế gian lẫn xuất thế gian bình trị thiên hạ, độ thoát chúng sanh; chứ nào phải chỉ có kẻ hạ ngu mới nhờ vào đấy để trừ khử những tâm sai trái! Đại thánh đại hiền không một ai chẳng nhờ vào đấy mà thành thánh, thành hiền! Chỉ vì Nho sĩ trong cõi đời chẳng biết cái gốc của đạo, muốn chia lối khác đường với Phật giáo nên đã ngầm gieo mầm rối loạn thiên hạ nơi việc “phù trợ, tạo lập danh giáo” mà chẳng tự biết; vẫn cứ nhơn nhơn lớn họng đề xướng chuyện [bài bác nhân quả, báo ứng, sanh tử, luân hồi] như thế ấy, há chẳng khiến cho người có đủ chánh tri chánh kiến sanh lòng thương xót sâu xa ư? Ông có thể dẹp sạch rào giậu, đủ chứng tỏ đã có thiện căn từ đời trước, nhưng phải dè dặt cẩn thận nơi thấy - nghe - nói - làm, ngõ hầu không thiếu sót sự phản tỉnh trong tâm thì ai nấy sẽ đều nghe theo. Nếu hằng ngày nói nhân quả báo ứng, giảng giải Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn, Giác Thế Kinh cho học trò, nhưng hành vi [của chính mình] luôn trái nghịch với ba thứ sách ấy, ắt sẽ trở thành kép hát lên sân khấu [diễn tuồng], chỉ dâng hiến cho người ngồi dưới sân khấu được sướng tai khoái mắt một chốc mà thôi! Kép hát chỉ đáng giá kép hát, trọn chẳng được lợi ích trong khi còn sống lẫn sau khi mất đi! Xin ông hãy thấu hiểu sâu xa lời lẽ này của tôi thì tâm pháp của Nho, Phật và lợi ích chân thật rốt ráo há để người xưa riêng hưởng, còn ông chẳng có phần ư?


Tâm tịnh sẽ sanh về Tịnh Độ. Do vậy, người niệm Phật cần phải đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành. Nếu người thế gian thật sự có lòng tín nguyện sẽ đều có thể vãng sanh, huống chi thánh nhân! Chẳng tu thân mà niệm Phật thì cũng có lợi ích, nhưng quyết định vãng sanh thì trong trăm ngàn vạn người khó được một kẻ! Hùng Tuấn, Duy Cung [được vãng sanh] là chuyện may mắn. Hai câu văn ông đã soạn thì đúng nhưng còn chưa thiết thực, hãy nên viết: “Trí đoạn phiền tình siêu khổ hải, lập kiên tín nguyện nhập liên trì” (Trí dứt phiền tình, vượt biển khổ, tín nguyện lập vững, nhập liên trì) sẽ xác đáng, thiết thực, vì pháp tắc dụng công đều được chỉ ra (Phiền là phiền não, tức là nói chung, còn Tình chuyên chỉ dâm dục).

 

Phật pháp quán thông thế gian, đối với tu - tề - trị - bình không cách ngăn, trở ngại mảy may nào! Tiếc cho người đời chẳng suy xét, thường chấp vào một bên để luận, khiến cho kẻ vô tri nhân đó sanh tội lỗi. Lời ông nói do vẫn chưa hiểu tường tận nguyên do, nên coi Bố Thí là tột bậc, đấy chính là dùng thân để diệt pháp! Sự lý này đã được giảng đại lược trong Văn Sao, chẳng thể luận nhất loạt như nhau được. Trong phần nói về đối trị phiền não của Văn Sao, có [kể ra hai loại người tu hành, tức là] phàm phu trụ trì pháp đạo và bậc Bồ Tát chỉ liễu tự tâm; mỗi loại đều có những điều phải tuân giữ, đề cao, chẳng thể luận bàn lẫn lộn được! Như [Khương] Thái Công (Khương Tử Nha) vác kích theo [Châu Vũ Vương] phạt Trụ, Di - Tề (Bá Di, Thúc Tề) nắm cương ngựa can gián [Châu Vũ Vương đừng phạt Trụ]. Hai vị mỗi người đi theo đường riêng, dẫu thánh nhân cũng chẳng thể bảo người này là đúng, kẻ kia là sai được! Xin hãy đọc sách kỹ càng, đọc đầy đủ rồi mới suy nghĩ sẽ tự có sở đắc, nhưng phải rất chú trọng niệm Phật.

xzcxzcz221155

Ảnh: Tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam, cao 32m (tính từ bệ lên đỉnh đầu Phật), nặng gần 3000 tấn, tại chùa Bình A, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.

Đoạn đầu: Một pháp Niệm Phật chỉ những ai chết được cái tri kiến cuồng vọng mới có thể được lợi ích. Dẫu cho cái trí ngang bằng thánh nhân cũng mặc kệ, cứ lấy một câu Phật hiệu này làm bổn mạng nguyên thần, thề cầu vãng sanh.

Thế nào gọi là 'cái tri kiến cuồng vọng'? Đó là dạng 'ham cao, chuộng xa', tức là thích làm bậc thông gia hay mong đạt minh tâm kiến tánh gì đó trong thiên hạ, ham tìm hiểu những ngữ nghĩa văn tự cao siêu, thích những lý huyền lý diệu, những cái Pháp cao tít tận trời cao, mà chẳng chịu bỏ công bỏ sức ra chân thật thực hành, dụng công những cái đơn giản nhất, gần gủi chân thực hàng ngày. Nên mới có câu nói là 'Bình thường tâm thị đạo' [tâm bình thường là đạo], tức là giữ cái tâm bình thường [như mọi người] cũng là Đạo rồi, đâu cần gì cao siêu đâu, nếu có hành trì nữa thì sẽ thành ra hành giả đang hành đạo vậy. Còn một khi chạy theo cái tâm 'ham cao chuộng xa' không khéo sẽ chẳng còn Đạo nữa, tức mất Đạo hay sai Đạo luôn không chừng. Cho nên Ngài mới nói 'Một pháp Niệm Phật chỉ những ai chết được cái tri kiến cuồng vọng mới có thể được lợi ích', tức dùng cái tâm 'bình thường' ấy mà hành trì, ắt sẽ có lợi ích chân thật, dẫu cho là bậc thượng căn thượng trí hay bậc 'thường thường bậc trung', hay bậc hạ căn thấp trí cũng đều phải như vậy cả.

Tiếp theo, câu: ...Nếu không, do lắm tri nhiều kiến, [tâm] chẳng thể đoạn nghi, đâm ra chẳng bằng kẻ chất phác niệm Phật chẳng có chút hiểu biết nào lại dễ được lợi ích hơn!

Một trong những yếu tố làm cho phát sanh ra những nghi hoặc này nọ suốt, đó là cái tâm cứ chạy theo những tri kiến này kia, làm lệch lạc đi so với nguyên bản gốc của Kinh văn. Có nhiều lý do khiến sinh khởi ra những tri kiến này kia, đó có thể là do không hiểu đúng Kinh văn, hoặc chạy theo những tri kiến hạn hẹp của thế gian, và kể cả những 'kinh nghiệm' thu nhặt được từ thực tế đi nữa, bởi khổ nỗi những kết quả thực tế ấy đâu có phản ánh đúng Kinh giáo, vì sao? Vì do họ có hành đúng như Kinh giáo đâu mà cho ra kết quả như Kinh giáo, nói rõ hơn đó có thể là những 'thất bại' đau đớn của những người hành không đúng Pháp nhưng lại bị đem lấy làm kinh nghiệm thực tế để làm gương mẫu cho các thế hệ tiếp theo học tập, rút tỉa kinh nghiệm. Cho nên mới có hiện tượng là tu càng lâu, 'thực chứng' càng nhiều ở thực tế thế gian, thì Tín tâm càng bị tiêu mất, cho đến mức chẳng còn Tin nhận đúng vào Kinh văn, chánh pháp nữa, rồi từ đây những kiến giải, những bài học từ thực tế liên tục được đúc kết, được ra đời và truyền tụng cho nhau, để cùng nhau 'học tập', rồi gọi rằng là 'trăm nghe không bằng một thấy' [từ thực tế]. Dạ vâng, cái nghe [đọc] ở đây là từ Kinh điển, lời Chư Phật Chư Tổ chứ chẳng phải là cái nghe đọc thông thường ở thế gian đâu mà cứ đi so lường, chất vấn [với thực tế] rồi sanh bán tín bán nghi...

Cho nên các Ngài nói nếu như thế thì thà làm 'kẻ chất phác niệm Phật chẳng có chút hiểu biết nào lại dễ được lợi ích hơn' là vậy. Tức là thà chẳng biết còn đỡ hơn biết sai, hiểu trật. Còn như biết đúng hiểu đúng rồi hành đúng thì còn chi bằng! Vậy thế nào cho biết đúng hiểu đúng? Dạ cứ Kinh văn sao thì hiểu y như vậy là được, chẳng có thêm bớt gì cả. Có chăng là một vài lời khai thị, liễu nghĩa trọng yếu của Chư Tổ Sư cho những chỗ chưa tỏ tường là được. Cho nên với hành giả còn phải 'chiến đấu đường trường' thì cần phải nương tựa Kinh giáo là vậy, bởi theo thời gian thì những thông tin tạp loạn, đa chiều từ bên ngoài sẽ ngày càng nhiều, nếu chỉ dựa vào sự 'thật thà, chất phác' ban đầu đó e rằng khó thể trụ vững được, bởi đa phần chúng ta hãy còn là phàm phu, chẳng phải bậc cao nhân thượng trí gì đâu, để có thể 'thật thà chất phác' mãi trước đủ mọi loại thông tin bên ngoài, rồi sống giữa đại chúng sao chẳng nhập chúng cho được. Bởi vậy, duy chỉ có cách duy nhất để duy trì Tín tâm chân thật đó chính là phải có một cái 'kim chỉ nam', một cái 'ấn chứng', để chúng ta nương tựa vào đó, bất di bất dịch, khiến cho mọi sự tác động đều chẳng lay chuyển, chẳng dao động cái tâm ta được. Còn nếu không, chẳng có 'điểm tựa' nào cả, chỉ dựa vào sự 'chất phác' ban đầu, và giữ mãi suốt cả một đời hành đạo, thì trong vạn người không biết có được một không nữa! Nếu trong 'quãng ngắn', ở yên một chỗ hay giai đoạn cuối con đường thì được, vì có thể không còn phải 'va chạm' với các thế lực bên ngoài nhiều nữa, như thế thì có thể duy trì Tín tâm chân thật từ lúc phát tâm đến khi ra đi. Đến ngay cả bậc Thánh nhân hay Bồ Tát xuất thế để độ sanh, các Ngài dùng cái gì để làm gương biểu pháp? Dạ đừng nói các Ngài dùng cái 'thật thà chất phác' cả một đời để làm biểu pháp nhé, không phải vậy đâu ạ, mà là dùng sự thành tựu của công phu [đạt Nhất tâm] trước để thành tựu chính mình rồi mới ra khai diễn pháp, mà một khi thành tựu được công phu cao trỗi rồi thì cái tâm đương nhiên chẳng thể dao động trước những thế cuộc hay những tri kiến này kia được. Nên có rất nhiều người cứ lầm tưởng rằng họ đã đem cái 'chân thật chất phác' cả một đời làm biểu pháp, giữ như vậy ai mà giữ cho được mà làm biểu pháp làm gì! Cho nên có thực tế hiện nay đó là giữ Tín tâm thì giữ không nổi [suốt đời], đạt công phu thì cũng không thể nốt, vậy thì sao? Đành cậy vào Pháp Hộ Niêm lúc cuối làm cứu cánh thôi chứ biết làm sao nữa? Đương nhiên là với dạng 'quãng ngắn', như tuổi già, hay các ca giai đoạn cuối thì vẫn gầy dựng giữ gìn được, và đã đạt thành tựu không ít nhưng cái quan trọng là người khai thị phải khai thị cho đúng Pháp, để phát khởi được Tín tâm chân thật cho người bệnh. Chứ còn vị trưởng ban hay người khai thị mà cứ ra rả kiểu như 'niệm cuối cùng phải là A Di Đà Phật', hay 'đừng quên câu Phật hiệu nhé, lúc nào cũng phải nhớ niệm cho bằng được, quên cái là Phật cũng 'quên' luôn đấy', hay như 'một niệm cuối cùng quyết định đi về đâu nên phải cố gắng nhé'..., nói chung đại loại như vậy, kiểu khai thị như thế thì người bệnh họ lúc cuối 'im re' luôn chẳng niệm gì cả hay thậm chí bị bấn loạn hay mê man bất tỉnh cũng không có gì lạ, bởi có Phật lực che chở cho đâu mà tránh được hiểm nguy, giữ được tâm trí. Cho nên mới có những trường hợp oái ăm là người thân của các vị trưởng ban phó ban, hay thậm chí chính các vị ấy, lúc cuối lại hay gặp đủ các ách nạn này kia là vậy. Bởi rõ ràng 'người lo' thì làm sao bằng 'Phật lo' cho được!

Cho nên chúng ta thấy, một khi các Ngài ấy chưa chứng đắc, thì hoặc là các Ngài ấy chưa ra thuyết pháp độ sanh, tức chưa 'lộ diện' cứ âm thầm lo tu tập cầu chứng đắc cái đã, rồi mới ra độ sanh, hay thậm chí nhiều vị mãi cho đến khi ra đi vãng sanh rồi lấy đó làm biểu pháp, lúc đó mọi người mới 'vỡ lẽ' ra mọi thức các Ngài đã hành trì tu tập trong suốt cả một đời hành đạo làm biểu pháp. Còn một khi chưa thành tựu đạo hạnh mà muốn thuyết pháp hay độ sanh này kia, tức vừa tự hành khuyên người, thì nhất định các Ngài phải dựa vào Kinh giáo, hay trước tác của các bậc Chư Tổ Sư, Thánh hiền đi trước, chứ tuyệt các Ngài không có chuyện khuyến tu kiểu cùng nhau 'tu mù', chẳng cần biết gì cả. Nói tóm lại, với các Ngài thì một là đã chứng đắc rồi mới ra giảng nói [lúc đó chẳng thể gọi là 'chất phác' được nữa vì không có gì là chẳng biết] hai là nương dựa vào Kinh giáo, trước tác của Chư Phật, Chư Tổ Sư đi trước, hoặc là kết hợp cả hai. Còn các ca vãng sanh thù thắng nhờ 'chất phác thật thà' đó cũng không phải hiếm, nhưng để xem đó là những biểu pháp để làm nên đường lối tu học cả đời thì đó thực sự là điều 'bất khả thi' với đại đa số trong thời đại hiện nay vậy.

Đoạn tiếp theo: Cái tiếng “quy y” rất dễ đạt được, nhưng thực chất quy y cực khó tu! Phải giữ năm giới “không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu”. Lại còn phải bỏ tham - sân - si huyễn hiện trong tâm...

Hành giả phải giữ năm giới “không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu”, cho đến mức như thế nào? Dạ, càng nhiều càng tốt, càng có lợi cho cả đường đời và đường đạo, chứ không chỉ đường đạo không. Với đa phần còn phàm phu như chúng ta thì chỉ có thể nói như vậy, chẳng thể nói một cách 'tuyệt đối' được, chẳng hạn, với 'không sát sanh' thì sao tuyệt đối cho được, như đi ra đường vô ý đạp vào con kiến con côn trùng, hay trong không gian trên mặt đất đây vô vàn những vi sinh vật không nhìn thấy như vi trùng, vi khuẩn... hay đau ốm bệnh tật nó hành hạ bức bách làm ảnh hưởng công việc, tu tập, như thế phải dùng thuốc thang để 'diệt' chúng nó thôi chẳng có cách nào khác, hay như đun nấu chế biến món ăn mỗi ngày, không thể không vi phạm ít nhiều... Tu hành cần linh động, uyển chuyển, ứng phó các tình huống xảy đến, đừng nên cứng nhắc, hay chấp chặt văn tự, chấp cuồng những cái lý này kia... bởi thật ra đó suy cho cùng cũng chỉ là những phương tiện thiện xảo trên bước đường hành đạo mà thôi. Còn cái yếu tố then chốt, quyết định nó nằm ở chổ khác, chứ không phải cái gì cũng đưa lên thành 'Tông chỉ' hết cả thì thôi, có mà loạn, rối tinh rối mù, khỏi tu nổi. Tóm lại rằng, dù nói gì nói chúng ta vẫn còn cái 'xác phàm' ở đây, chưa ra khỏi đâu, cho nên mọi sự việc nhân duyên phải hòa hợp chung sống giữa đời thường này như mọi người, chỉ có khác là chúng ta biết cái nào tốt cái nào xấu để làm để tránh, chúng ta biết Tín Nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương, không thay đổi. Đó chính là chúng ta đang ở cõi trần mà học đạo, tu chân nơi cõi tục vậy.

Còn tập khí 'Tham - sân - si' đã là phàm phu thì ai mà chẳng có, chỉ là nhiều ít khác biệt, rồi có biết kiềm chế tiếc tháo hay điều phục nó hay không mà thôi. Trong ba loại này thì cái tâm Tham là dễ ngăn chặn, hạn chế lại nhất, còn cái tâm Sân là khó tiếc chế nhất. Cả ba thứ đó đều phải ra sức ngăn ngừa, giảm thiểu xuống mới được, còn như cứ để chúng mặc tình thao túng dẫn dắt cái tâm ta thì cả đời lẫn đạo cũng chẳng nên cơm cháo gì đâu, nên cần phải ra sức phản tỉnh lại mọi lúc mọi nơi là vậy. Chúng ta chỉ dám dùng những từ ngữ nhẹ nhàng như thế thôi, chẳng dám dùng những câu chữ cao siêu như 'diệt trừ' hay 'đoạn sạch' gì cả, bởi Tham sân si chính là cái gốc của sinh tử, một khi đoạn diệt hết sạnh chúng thì đã đắc bậc Thánh nhân, liễu thoát sanh tử, tức A La Hán. Chúng ta liệu có làm được không, mà thật ra cũng chẳng nhất thiết như thế, bởi một khi được thành tựu vãng sanh về Cực Lạc rồi thì đã có được tất cả những thứ đó rồi, thậm chí còn thù thắng hơn gấp bội phần nữa. Cho nên hành giả phải nên biết dành thời gian, tâm trí vào những đâu cho hợp lý hơn.

Các đoạn còn lại chúng ta cùng đọc và học tập.

 

Văn Sao Tam Biên, quyển 2

Thư trả lời cư sĩ Trác Trí Lập
Đại Sư Ấn Quang

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.