Nếu Vẫn Còn Tâm Niệm Mong Tưởng Đời Sau, Đời Sau Nữa, Thì Khó Thể Quyết Định Vãng Sanh Được

NPSTD7

 

Nếu Vẫn Còn Tâm Niệm Mong Tưởng Đời Sau, Đời Sau Nữa, Thì Khó Thể Quyết Định Vãng Sanh Được

Thư trả lời cư sĩ Khuất Hàn Nam

Người ngoài bảy mươi tuổi rồi, tháng ngày chẳng còn mấy, hãy buông hết thảy xuống, nhất tâm niệm Phật
Thư nhận được đủ cả. Bài Du Thạch Quật Động Ký rất có khí khái: “Tâm dung diệu lý, hư không bé; đạo hợp Chân Như, pháp giới to”. Nhưng đấy là chuyện thuộc phương diện văn tự, chớ nên chuyên học theo thói ấy. Hãy nên như mẹ nhớ con, lấy niệm Phật cầu sanh Tây Phương để mong thực chứng. Lúc này mà chuyên chú trọng chuyện ấy (tức chuyện viết lách văn chương cho hay đẹp) thì vô ích cho chính mình, có hại cho người khác. Vì sao vậy? Do quá nửa đều là học để nói xuông cho trơn tru, hoạt bát, chẳng chú trọng chân tu thật chứng. Người đời nay nếu chẳng “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thì trọn chẳng có hy vọng thực chứng nào!

Trong bộ Văn Sao Tục Biên có bức thư gởi cho hòa thượng Quảng Huệ thuộc thảo am Quảng Tế ở Ngũ Đài Sơn vào ngày Nguyên Đán tháng Giêng, khoảng chừng năm ngàn chữ, đấy là lời khuyên thiết thực chưa hề có từ trước đến nay. Trong khoảng tháng Chín, tháng Mười, sẽ gởi sang ngõ Tích Thiện Phường để họ chuyển giao. Vợ chồng ông muốn quy y, nay tôi đặt pháp danh cho mỗi người. Ông còn nói cha ông cũng muốn quy y, nay cũng đặt pháp danh cho cụ, còn tên thật [của cụ] ông hãy tự điền vào. Người ngoài bảy mươi tuổi rồi, tháng ngày chẳng còn mấy, hãy buông hết thảy xuống, nhất tâm niệm Phật thì chắc chắn sẽ thoát khỏi cõi Ngũ Trược này, lên cõi chín phẩm sen kia. Nếu vẫn còn tâm niệm [mong tưởng] đời sau, đời sau nữa, thì khó thể quyết định vãng sanh được! Mong ông hãy nói cặn kẽ với cụ. Những điều khác đã được nói tường tận trong Văn Sao, ở đây không viết chi tiết nữa! Tôi gởi kèm [cho ông] bài sớ cầu con và ba điều trọng yếu để cầu con; đây quả thật là những điều ai nấy đều phải nên xem, đừng vì không cầu con rồi bỏ mặc. Mong hãy sáng suốt soi xét thì may mắn lắm thay! (Mười sáu đồng hương kính đã nhận được liền dùng làm chi phí để ấn tống Văn Sao Tục Biên) (ngày Rằm tháng Tám năm Canh Thìn, tức năm Dân Quốc 29 - 1940)

 

Thư trả lời cư sĩ Thần Hiểu Viên

Ý nghĩa “giữ vẹn luân thường” [có phạm vi] bao quát rất rộng
Thư nhận được đầy đủ cả. Tuổi quá năm mươi, ngày tháng không còn nhiều; đúng là lúc hãy nên sốt sắng giữ vẹn luân thường, niệm Phật để mong “sống dự vào bậc hiền thánh, mất trở về cõi Cực Lạc”. Nói đến chuyện “giữ vẹn luân thường”, sợ ông chưa hiểu ý, nay tôi giải thích đại lược. Người đời phần nhiều chẳng biết ý nghĩa “giữ vẹn luân thường” [có phạm vi] bao quát rất rộng, chỉ coi “hiếu thuận với cha mẹ, kính trọng người bề trên” là giữ vẹn luân thường. Hiểu như vậy thì cũng rất đúng, nhưng nhỏ nhoi lắm! Khéo dạy dỗ con cái, khiến cho chúng nó đều là người hiền, mềm mỏng, nho nhã, [đấy mới] quả thật là kẻ giữ vẹn luân thường lớn lao! Bởi lẽ, con cái đã đều hiền thiện thì anh em trai, chị em gái, chị em dâu, con cháu đều nhìn theo nhau làm lành. Từ đấy [đời nào cũng] nối tiếp nhau là người hiền thì người hiền sẽ đông, kẻ xấu sẽ ít. [Do vậy] kẻ xấu cũng có thể bị cảm hóa trở thành người hiền, người lành. Nền tảng khiến cho thiên hạ thái bình, nhân dân yên vui đều nằm trong sự dạy dỗ con cái. Có thể hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng người trên, và hết thảy những thứ bên ngoài đều tốt lành, nhưng chẳng khéo dạy dỗ con cái thì người ấy vẫn chưa đáng gọi là “bậc quân tử giữ vẹn luân thường!” Nếu có thể hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng người trên và hết thảy [mọi mặt] đều đúng như pháp, lại còn khéo dạy dỗ con cái thì người ấy tuy sống ở trong nhà không thi thố gì mà lại bồi đắp lớn lao cho nước nhà, cho xã hội vậy!

 

Nên dạy chúng nó đọc kỹ Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn...
Hiện tại, cõi đời đã loạn đến cùng cực; xét đến cội nguồn đều là vì cha mẹ phạm lỗi “chẳng khéo dạy dỗ con cái”! Nếu ai nấy đều khéo dạy dỗ con cái, làm sao những thứ thảm kịch lại được cực lực thực hiện và diễn ra cho được? Con cái ông đã lớn, chớ nên không nói nguyên do với chúng, để sau này khi chúng nó làm cha làm mẹ người khác sẽ chẳng đến nỗi chìm nổi theo thời thế, chỉ biết nuôi con chứ không biết dạy, khiến cho đứa có thiên tư quen thói cuồng vọng, đứa không có thiên tư cam phận bướng bỉnh, ngu độn. Do ông nói “đời đã loạn gần đến mức tận cùng”, nên tôi nói với ông pháp môn căn bản để vãn hồi đời loạn. Xin chớ coi đây là lời nói thừa thãi thì con ông, cháu nội ông, con rể ông, và những đứa cháu ngoại của ông đều có thể trở thành người hiền, người thiện, khiến cho ông được nở mày rạng mặt khôn cùng!
Cô con cả đã là góa phụ, đúng là phải nên nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Cô con thứ đang chờ mai mối, nếu có thể thường niệm Phật và niệm Quán Thế Âm thì túc nghiệp tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, tự nhiên sẽ kiếm được người chồng hiền thiện, mà sau này khi sanh con đẻ cái cũng không bị khổ vì sản nạn, những đứa con sanh ra đều là hiền thiện. Con cái đi học khi được nghỉ, nên dạy chúng nó đọc kỹ Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn để hướng dẫn tiền đồ (tương lai). Ngay cả hai đứa con gái cũng phải đọc để mong nhờ vào đây mà tự sửa mình và dạy dỗ người khác. Thiên hạ không yên, thất phu có trách nhiệm! Đây quả thật là pháp căn bản để thất phu tạo bình trị cho thiên hạ vậy!

 

Tự hành, khuyên người

Hơn nữa, hãy nên bảo con cái đọc đi đọc lại An Sĩ Toàn Thư, Lịch Sử Cảm Ứng Thống Kỷ và những thiện thư hữu ích cho thân tâm. Nay đặt pháp danh cho ông là Huệ Hiểu, nghĩa là dùng trí huệ để tự hành chuyện “giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, ăn chay, niệm Phật, quyết định cầu sanh Tây Phương trong đời này”. Lại còn dùng những điều ấy để khuyên lơn con cái, thê thiếp… trong gia đình và thân thích bằng hữu, làng nước, xóm giềng bên ngoài, để họ cùng hiểu [những điều] lợi ích thật sự cho thế gian lẫn xuất thế gian này, ngõ hầu chẳng phụ lòng thành phát tâm quy y Phật pháp của ông! Đối với những cách tu trì niệm Phật thì trong Văn Sao đã nhắc tới nhiều lần, ở đây không viết cặn kẽ nữa! Nếu vô sự đừng gởi thư đến, Quang đã bảy mươi rồi, tinh thần chẳng đủ, lại còn phải lo những chuyện giảo chánh, in sách v.v… không rảnh rỗi để phúc đáp được đâu! (Ngày Hai Mươi Sáu tháng Chín năm Dân Quốc 19 - 1930)

 

cdgn11

Ảnh: Một buổi học tập, nghe Pháp của Tăng, Ni, Phật tử tại Học viện GHVN tại TP HCM

Thư đầu, đoạn: Người ngoài bảy mươi tuổi rồi, tháng ngày chẳng còn mấy, hãy buông hết thảy xuống, nhất tâm niệm Phật thì chắc chắn sẽ thoát khỏi cõi Ngũ Trược này, lên cõi chín phẩm sen kia. Nếu vẫn còn tâm niệm [mong tưởng] đời sau, đời sau nữa, thì khó thể quyết định vãng sanh được! Mong ông hãy nói cặn kẽ với cụ.

Đối với các cụ già, các bậc cao niên, tốt nhất là nên buông xả vạn duyên, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương, đây rõ ràng là phương án tốt nhất để tu trì vậy. Bởi với các bậc ấy, thì những việc như "giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận..." các vị ấy hầu như đã lo xong hết cả rồi. Nếu cả đời tu tập tốt thì đến lúc ấy hy vọng 'đủ duyên phước' để buông xuống tất cả mà lo niệm Phật để cầu giải thoát trong đời. Dĩ nhiên đây là nói chung như vậy, còn thì tùy nhân duyên. Ví dụ, đang có nhân duyên tốt để độ sanh cộng với việc tu trì đang an ổn thì cũng có thể tiếp tục đến lúc cuối luôn, không nhất thiết phải thay đổi hay buông bỏ này kia làm gì, bởi nhiều khi thay đổi hay xáo trộn chưa chắc là giúp cho việc tu trì được tốt đẹp hơn trước. Chỉ những ai thật sự cảm thấy quá dính mắc, hay ảnh hưởng đến việc dụng công hành đạo [bởi những chuyện Phật sự này kia] thì đúng là cần buông bỏ dần để chuyên tâm niệm Phật. Còn như dạng đã tuổi cao sức yếu mà vẫn cứ thích gia duyên với thế sự thì đúng là cần phải buông xuống tất cả, càng nhiều càng tốt, để tập trung vào việc tu trì cầu liễu thoát sanh tử trong đời này. Bởi những chuyện thế sự này kia, cho dù là việc tận bổn phận này kia đi nữa nhưng với tuổi đã cao niên rồi thì cần phải dứt hẳn, rằng 'không khoan nhượng' [với con cháu] gì nữa, bởi có lo cũng chẳng bao giờ hết, biết bao nhiêu cho cùng đây, trong khi tuổi già sức yếu, vô thường biết lúc nào mà lần. Cho nên, chuyện sanh tử đại sự phải được đặt lên hàng đầu, lo cho chúng như thế đủ rồi, trước tự độ mình sau mới độ người được, tức bản thân phải vãng sanh thù thắng thì tự nhiên sẽ làm tấm gương biểu pháp thù thắng nhất cho con cháu người thân phát khởi Tín tâm mà noi theo tu học vậy.

Chỗ "Nếu vẫn còn tâm niệm [mong tưởng] đời sau, đời sau nữa, thì khó thể quyết định vãng sanh được!". Tức nếu còn có tư tưởng 'nhỡ đời này tu không đậu thì đời sau mong được làm người để tu tiếp', hay dạng suy nghĩ về Tây Phương chẳng dễ đâu, ta đây thấy mình còn phàm phu thấp kém quá chắc là đời này không được, cần phải tu thêm vài ba đời gì đó nữa mới hy vọng..., hoặc giả nghe thấy Kinh Phật thuyết "Nếu xa xưa không tu phước huệ, thì Chánh Pháp này không thể nghe", rồi thấy mình tín tâm, nhân duyên sao thấy cạn mỏng quá đâm ra thoái chí, nghĩ chắc tại mình do những đời trước tu trì ít quá nên đến đời này chưa đủ phước huệ nên mới thành ra như vậy v.v... Nói chung những suy nghĩ như thế đều là những suy nghĩ tiêu cực, chẳng mang lại lợi ích gì, chỉ toàn có hại không thôi. Chúng ta thấy, đời này bắt gặp được Pháp môn Tịnh Độ đã là nhân duyên lớn rồi, nếu chúng ta tích cực tu trì thì thiện căn công đức sẽ ngày càng tăng trưởng dần lên, có người một đời chuyên tu Tịnh Độ so với người khác tu tập cả ngàn, vạn năm nhiều khi cũng không bằng. Thật sự rằng, nếu một người bắt gặp được nhân duyên tốt và duy trì gìn giữ, rồi ra sức tu tập hành trì, dốc lòng dốc sức vào đấy thì cho dù lúc 'khai cuộc' có yếu kém thế nào đi nữa, thì đến 'trung cuộc' rồi 'tàn cuộc' cũng đầy đủ mọi thứ Thiện căn, phước đức, nhân duyên cả. Chỉ e rằng đã bắt gặp được nhân duyên tốt lành nhưng lại thờ ơ, hay tu tập hời hợt cho qua ngày đoạn tháng, hoặc giả quá tham đắm vào thế sự, dành thời gian, tâm trí quá ít cho việc tu trì thì cũng khó tăng trưởng lên được. 

Cho nên cái tâm quyết định đó rất quan trọng, nó quyết định cỡ trên chín mươi phần trăm sự thành bại chứ không ít. Bởi một khi có cái tâm quyết định rồi thì mọi sự mọi việc trong đời đều trở thành trợ duyên cho việc này, tức việc vãng sanh liễu thoát sanh tử. Còn khi chưa có cái tâm này thì mọi thứ vẫn còn 'lan man', bất định, thiếu định hướng rõ ràng, hay thậm chí còn 'ước hẹn' đời sau đời sau nữa gì đó như đã nói. Đó là dạng còn bất định, chưa có cái tâm quyết định [đời này phải vãng sanh, liễu thoát sanh tử]. Dĩ nhiên nếu ai chưa có được cái tâm này thì cần ra sức học tập, dụng công, hành trì, dần dần theo thời gian đạo tâm ngày càng lớn mạnh thì đến lúc nào đó sẽ phát khởi lên được cái tâm quyết định này. Chứ ban đầu nhập đạo thì chẳng ai có ngay được cái tâm này đâu, cái gì cũng cần có quá trình, thời gian hun đúc nên vậy. Tuy nhiên rằng, việc phát khởi lên được cái tâm quyết định này là điều tốt nhưng việc duy trì nó trong suốt quãng đường đời đạo còn lại này lại càng quan trọng. Chứ chẳng phải nói khởi lên được là xong đâu, nếu không khéo giữ gìn huân tu, tinh tấn thì nó 'biến đi' lúc nào chẳng hay biết luôn đấy, lúc đó lại trở thành 'bất định'. Cho nên tu ở cõi này không đơn giản đâu. Mà thật sự ra thì bởi cái tâm này [quyết định] cũng chưa phải là cái tâm 'tới hạn' như Phật nói trong Kinh kia [tức "chí tâm tin ưa"], nó chỉ ở mức 'gần tới' mà thôi. Nên nhiều khi tu tập không được như lý như pháp, tức không đúng y giáo phụng hành như lời Phật thuyết thì nếu được vãng sanh cũng chỉ được vào Biên Địa. Còn như đạt được cái tâm lực kia [chí tâm tin ưa] rồi giữ gìn, hành trì chân thật theo tâm lực đó, đến cuối đời nhất định được sanh vào Chánh quốc. Nói chung là giữa hai cái tâm này còn một khoảng cách khá xa, rồi chỉ có nương tựa Kinh giáo mà chân thật học tập dụng công lâu dần mới đạt được cái kia vậy.

Các đoạn còn lại chúng ta cùng đọc và học tập.

 

Văn Sao Tam Biên, quyển 1

Đại Sư Ấn Quang

Như Hòa chuyển ngữ

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.