Sách Giáo Hạnh Tín Chứng giảng câu “văn bỉ Phật danh” (nghe danh hiệu Phật ấy) như sau: “Chữ Văn (聞) có nghĩa là chúng sanh nghe gốc ngọn sanh khởi của lời Phật nguyện mà chẳng có tâm nghi thì đó mới là Văn”. Nghe danh hiệu được phước nên có thể phát sanh lòng tin thanh tịnh. “Thanh tịnh tâm” chính là lòng tin chẳng nghi, còn có nghĩa là lòng tin trong sạch chẳng cấu nhiễm. Sách Thắng Man Bảo Quật, quyển thượng nói: “Thanh tịnh tâm là lòng tin trong sạch, khởi tâm tin trong sạch, lại còn có nghĩa là tâm chẳng có phiền não lẫn vào thì gọi là tâm thanh tịnh”.
“Ức niệm thọ trì”: “Thọ” (受) là tin nhận, “Trì” (持) là giữ vững, “Ức” (憶) là nhớ đến công đức của Phật, “Niệm” (念) là niệm danh hiệu Phật. “Quy y” (歸依) là thân tâm quy hướng, nương theo chẳng bỏ. “Cúng dường” là như sách Huyền Tán bảo: “Dâng tài, hạnh là Cúng (供); giữ gìn, giúp đỡ là Dường (養)”. Chữ “tài, hạnh” chỉ hai thứ cúng dường:
1. Một là Tài Cúng Dường tức là cúng những vật như hương, hoa, thuốc men, tài vật, đầu, mắt, tủy, não, núi, sông, đại địa…
2. Hai là Pháp Cúng Dường: Tu hành đúng như lời dạy để cúng dường.
Sách Di Ðà Sớ Sao viết: “Thanh Lương đại sư nói: ‘Ðại Hạnh hòa thượng đời Cao Tề tôn sùng niệm Phật, dùng bốn chữ để dạy dỗ: Hai chữ ức niệm chẳng rời nơi tâm; hai chữ xưng kính chẳng rời nơi miệng”. Ðấy chính là ý chỉ của câu “ức niệm thọ trì, quy y cúng dường” trong kinh này.
Sách Sớ Sao còn nói: “Ðể vãng sanh Tịnh Ðộ phải có lòng tin. Ngàn người tin, ngàn người sanh, vạn người tin, vạn người sanh. Tin vào danh hiệu Phật thì chư Phật liền cứu, chư Phật liền hộ trì. Tâm luôn nhớ Phật, miệng thường niệm Phật, thân luôn kính Phật thì mới gọi là thâm tín. Dù phát tâm sớm hay muộn cũng chẳng hề trụ vào pháp nào của cõi Diêm Phù Ðề nữa. Cách thúc đẩy, phát khởi này là thiết yếu nhất”.
Ngài Hoàng Niệm Tổ