Người Dốt Một Chữ Không Biết, Biết Trước Ngày Vãng Sanh

NPSTD7

 

Người Dốt Một Chữ Không Biết, Biết Trước Ngày Vãng Sanh

Nhà của tôi ở thị trấn Liễu Lâm, Huyền Huy, tỉnh Cam Túc, cung diện có một nữ cư sĩ già tên Vương Thể Trần, rất được mọi người tôn trọng. Bà biết đọc Kinh niệm Chú, cúng môn sơn thí thực, đánh pháp khí tụng niệm, an vị thổ địa, an vị bàn thờ. Bà còn thường xuyên trì Chú Đại Bi trị bệnh cho người rất linh nghiệm. Các vị Sư phụ có dịp đi ngang qua cũng thường ghé nhà bà. Lúc nhỏ tôi cũng theo bà học Phật Pháp.

Cư sĩ Vương có người chị không nhớ tên, ở thôn Giang Khẩu, cách nhà chúng tôi 10 dặm. Bà không biết chữ, chỉ chuyên một lòng thành kính niệm Phật. Mỗi khi niệm Phật, bà đều quỳ trước bàn Phật để niệm. Cho đến lúc cuối đời, bệnh nặng không đi được, bà cũng nhờ người dìu đi lạy Phật.

Ngày mùng 5 tháng 2 âm lịch năm 1987, cư sĩ Vương rủ tôi cùng đi thăm người chị, cùng chị niệm Phật, vì chị bà mắc bệnh ung thư thực quản, chẳng còn sống được bao lâu nữa. Chị bà nói với bà:

- Chị mơ thấy Bồ Tát Quán Thế Âm cầm chai nước biển đến truyền để trị bệnh cho chị. Chị nói với Bồ Tát: “Con không muốn sống nữa, làm người khổ quá đi, con không muốn trị bệnh. Xin Bồ Tát hãy rước con vãng sanh sớm sớm. Bồ Tát nói: “Được, 5 giờ sáng ngày mùng 8 tháng 2 ta sẽ đến rước con”. Thế nên em hãy ở lại thêm hai ngày cùng chị niệm Phật.

Cư sĩ Vương nghe chị nói xong cũng chẳng hề để tâm chút nào. Bà nghĩ: “Mình tụng Kinh trì Chú, cái gì cũng biết. Vậy mà vãng sanh được hay không còn chưa nắm chắc. Chị một chữ cũng không biết, chuyện gì cũng chẳng rành, chỉ biết niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật, mà có thể biết trước giờ chết đến hay sao?”. Do có ý xem thường chị mình, không cho đó là thật nên bà mượn cớ phải về nhà nấu cơm cho cháu mà không ở lại.

Sáng ngày mồng 8, chị của cư sĩ Vương bảo con gái út:

- Con hãy mau giúp mẹ thắp hương lễ Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí đến rước mẹ rồi.

Con gái bà liền đi thắp nhang. Lúc chưa thắp nhang thì đã thấy trong phòng mùi hương thơm tỏa khắp. Cô con gái thắp nhang xong, bà mẹ hỏi:

Bây giờ là mấy giờ?

Cô con gái gạt mẹ:

- Dạ, mới 4 giờ mấy, chưa tới 5 giờ.

Bà nói:

Con đừng gạt mẹ, đã đến giờ rồi, mẹ phải đi đây.

Nói xong, bà niệm Phật vài câu rồi tắt thở.

Cư sĩ Vương rất hối hận vì mình đã xem thường chị mình, không tiễn được chị lúc cuối đời. Bà xúc động nói:

- Chị tôi cả đời là người tốt, không bao giờ biết gạt gẫm người khác, một chữ cũng không biết, chỉ biết một câu niệm Phật mà có thể đi được tốt như thế này.

Chị của cư sĩ Vương sau khi vãng sanh, cô gái út của bà một mực nhớ thương mẹ, lúc nào cũng vừa niệm Phật vừa khóc. Một hôm, cô nằm mơ thấy mẹ cưỡi sư tử từ trên hư không xuống. Cô liền níu lấy chân mẹ mà khóc. Mẹ cô bảo:

- Con niệm Phật cho tốt, ba năm sau mẹ sẽ đến rước con.

Nói xong, bà gỡ cô ra rồi cưỡi sư tử bay đi. Cô tỉnh dậy vô cùng hoảng sợ. Thầm nghĩ: “Con của mình còn quá nhỏ, ba năm sau mình không thể đi, đợi nó lớn rồi hẳn đi”.

Đến nay, 15 năm đã trôi qua, con của cô đã lớn rồi, mà cô vẫn còn ở đó. Tây Phương Tịnh Độ có sẵn chỗ cho cô. Mẹ của cô định ra thời gian đích thân đến rước, chỉ cần cô nhận lời một tiếng là xong. Thế mà cô lại không muốn đi. Cho đến hôm nay còn ở lại trên thế gian này để chịu khổ. Đúng là quá đỗi ngu si. Thật ra người ngu si chẳng phải chỉ có một mình cô, mà rất nhiều người cũng như vậy. Phật A Di Đà là đấng cha lành của mười phương chúng sanh. Thế giới Cực Lạc có chỗ dành cho mỗi người. Chính Phật đã nói: “Hoặc 1 ngày, hoặc 7 ngày niệm Phật. Khi người ấy mạng chung, Phật sẽ đích thân đến rước”. Chỉ cần chúng ta nhận lời một tiếng, niệm Phật, thì tốt rồi. Thế nhưng lại có rất nhiều người không chịu tin nhận, không muốn đi, để rồi chịu khổ luân hồi vô ích. Nhưng cũng có người tin nhận muốn đi, lại quá mức khẩn trương, lo lắng rằng mình niệm Phật chưa đủ tốt, Phật A Di Đà không đến rước, không thể vãng sanh. Đây chỉ là vì không biết Phật như là cha mẹ chúng ta. Phật tuyệt đối không nói lời hư dối. Như đoạn trên nói về con gái của chị cư sĩ Vương, nếu cô đồng ý đi, an tâm niệm Phật, thì chẳng lẽ ba năm sau mẹ cô không đến rước cô sao? Thật là lo lắng việc không cần thiết.

Mùa xuân năm ngoái, tôi về thăm nhà, nhìn thấy cư sĩ Vương Thế Trần đã gần 80 tuổi, đầu óc không còn tỉnh táo nữa. Tôi liền khuyên bà:

- Bà tuổi đã già rồi, hãy chuyên niệm Phật. Việc khác không cần phải lo nữa.

Bà nói:

Những Sư phụ khác đến đây đều khuyên tôi như thế. Nhưng mà tôi lại không nỡ buông bỏ.

Bà cũng chứng kiến chị của bà một chữ không biết, chỉ chuyên niệm Phật, đi rất tốt. Thế mà tự bà lại không thể buông bỏ các tạp hạnh tạp tu, thật là đáng tiếc. Đây chính là tâm phàm phu, chỉ theo suy nghĩ của mình, không nương theo lời Phật dạy. Tôi thấy bây giờ bà đã không được tỉnh táo, e rằng sau này khó mà sánh được với chị của bà.

Đại sư Thiện Đạo dạy: “Chuyên tu niệm Phật trăm người tu trăm người vãng sanh. Người tạp hạnh tạp tu, nghìn người không được một”. Nghe câu này khiến tôi nghĩ đến hai chị em cư sĩ nhà họ Vương này.

(Ngày 06 tháng 4 năm 2001, Pháp sư Diệu Chân thuật, Pháp sư Thích Tịnh Tông ghi).

 

eeeee

 

Trích Một Trăm Truyện Niệm Phật Cảm Ứng

Pháp sư Huệ Tịnh - Pháp sư Tịnh Tông

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.