Niệm Phật Chẳng Dừng, Trên Hòm Nở Hoa Sen

NPSTD7

 

Niệm Phật Chẳng Dừng, Trên Hòm Nở Hoa Sen

Niệm Phật chẳng dừng, trên hòm nở Hoa sen.

Vào triều đại nhà Minh, ở đất Việt có ông Thái Liên Hoa, là người chất phát hồn hậu suốt đời, chẳng có tài năng gì, nhưng ngày đêm lại chuyên cần niệm Phật, không biết mỏi mệt, chẳng hề dừng nghỉ. Sau khi ông mất, trên quan tài bỗng xuất hiện một đóa hoa sen. Mọi người quen biết xung quanh thấy thế vừa kinh ngạc vừa tán thán, do sự kiện này mới gọi ông là Thái Liên Hoa vậy.
(Liên Trì Đại Sư -“Vãng Sanh Tập”)
Lời bàn:
Ngu muội chẳng biết gì, thật thà không gian trá,
Tâm nhớ miệng niệm Phật, hẳn nhiên sanh cõi Phật.
Ngày đêm dù chỗ nào, niệm niệm không gián đoạn,
Trọn ngày ở Ta-bà, trọn ngày ở Cực lạc.
Dù đang ở Sáu đường, đã ra khỏi Ba cõi,
Suốt đời tại Tịnh Độ, vĩnh viễn thoát Luân hồi.
Một pháp môn Niệm Phật, đơn giản và mau chóng,
Người hiền-ngu, thiện-ác, không tơ tóc phân biệt.

 

hs1


Tin Phật niệm Phật, thao thao bất tuyệt.
Vào triều đại nhà Thanh, ở Gia Hưng có Cư sĩ Thẩm Đình Du, vốn là người cẩn thận nghiêm túc, làm việc gì cũng tận tâm tận lực. Cư sĩ tin pháp Niệm Phật, và niệm danh hiệu Phật thao thao bất tuyệt, mọi người thấy thế đều cười nhạo, song Cư sĩ chẳng hề lưu tâm.
Cư sĩ niệm Phật tinh tấn như thế trải qua độ vài ba chục năm, một hôm tự nghĩ: Niệm Phật càng thành thục, xử sự càng minh bạch. Vào năm 73 tuổi, Cư sĩ biểu hiện bệnh nhẹ và đột nhiên bảo với người thân rằng: Đức Phật đến rồi, phóng hào quang đón tiếp tôi, rồi tự đốt hương mà vãng sanh. Bấy giờ là ngày 19 tháng 3 niên hiệu Gia Khánh thứ 19 (1814 TL).
(Nhiễm Hương Tập – Tịnh Độ Thánh Hiền Lục)
Lời bàn:
- Tu pháp môn Niệm Phật, dù đi đứng nằm ngồi, giờ chốn hay mọi việc, hết thảy không trở ngại.
- Tin tưởng chuyên niệm Phật, chính thân là đạo tràng, tùy âm thanh xưng niệm, cùng hiện hữu với Phật.
- Dù rảnh hay bận rộn, vẫn không quên niệm Phật, niệm niệm luôn thường tại, động-tịnh vẫn nhất như.
- Niệm Phật càng thành thục, xử sự càng minh bạch, niệm Phật làm tâm tịnh, tâm tịnh Trí huệ sanh.

 

Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh

Pháp Sư Huệ Tịnh - Pháp Sư Tịnh Tông

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.