Nước Chảy Đá Mòn

NPSTD7

 

Nước Chảy Đá Mòn

Thế gian chẳng có chuyện gì không thành, thiên hạ đều là người có thể thực hiện. Chỉ dùng tâm chân thật để làm lành, ắt việc người đã hợp lòng trời, ý trời há có trái nghịch ước nguyện của con người ư? Tự nhiên ngấm ngầm giúp đỡ, không gì chẳng thực hiện suông sẻ, không gì chẳng làm thành công!

Ông Vu Ngọc Bệ nói:
- Kinh Di Giáo dạy: “Túng thử tâm giả, táng nhân thiện sự. Chế chi nhất xứ, vô sự bất thành” (Buông lung cái tâm này, sẽ làm hỏng thiện sự của con người. Chế ngự tâm vào một chỗ, không chuyện gì chẳng thành tựu). Lại nói: “Nhữ đẳng tỳ- kheo, đương cần tinh tấn, tắc sự vô nan giả. Thí như tiểu thủy trường lưu, tắc năng xuyên thạch. Nhược hành giả chi tâm, sổ sổ giải phế, thí như toản hỏa, vị nhiệt nhi tức. Tuy dục đắc hỏa, hỏa nan khả đắc” (Hàng tỳ- kheo các ông hãy nên siêng năng, tinh tấn, thì mọi chuyện sẽ chẳng khó khăn. Ví như dòng nước nhỏ mà cứ chảy mãi, sẽ có thể xoi thủng đá. Nếu tâm hành giả nhiều lượt biếng nhác, bỏ lửng, sẽ giống như dùi gỗ lấy lửa, gỗ chưa nóng mà đã ngưng, tuy muốn được lửa, khó thể có được lửa).

 

ncdm

Nước chảy đá mòn


Kinh Xuất Diệu nói: “Trí giả dĩ huệ luyện tâm, tầm cứu chư cấu. Thí như khoáng thiết, nhập hỏa bách luyện, tắc thành tinh kim. Hựu như đại hải, nhật dạ phất động, tắc sanh đại bảo. Nhân diệc như thị, trú dạ dịch tâm bất chỉ, tiện hoạch quả chứng” (Bậc trí dùng huệ để luyện tâm, tìm tòi đến cùng tột [căn nguyên của] các phiền não. Ví như quặng sắt, bỏ vào lửa nung trăm lần, sẽ thành thép ròng. Lại như biển cả, đêm ngày luôn nổi sóng, sẽ sanh ra vật báu quý giá. Người cũng giống như vậy, ngày đêm rèn luyện cái tâm chẳng ngừng thì sẽ chứng quả).

Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: “Phù vi đạo giả, thí như nhất nhân dữ vạn nhân địch. Quải khải xuất môn, ý hoặc khiếp nhược, hoặc bán lộ nhi thoái, hoặc cách đấu nhi tử, hoặc đắc thắng nhi hoàn. Sa-môn học đạo, ưng đương kiên trì kỳ tâm, tinh tấn dũng nhuệ, bất úy tiền cảnh, phá diệt chúng ma, nhi đắc đạo quả” (Phàm là kẻ tu đạo, ví như một người đối địch với vạn người. Khoác áo giáp ra khỏi cửa, nếu có lòng khiếp sợ, hoặc nửa đường quay về, hoặc dốc hết sức chiến đấu cho đến chết, hoặc đắc thắng quay về. Sa-môn học đạo, hãy nên giữ vững tấm lòng, tinh tấn, dũng mãnh, bén nhạy, chẳng sợ tiền cảnh, phá diệt các loài ma, bèn đắc đạo quả).
Đời Nguyên, tổ sư Thiên Mục Sơn Trung Phong đã nói:
- Tôi nhớ nhà Nho có bài thơ khuyên học như sau: “Kích thạch nãi hữu hỏa, bất kích nguyên vô yên. Nhân học thỉ tri đạo, bất học phi tự nhiên” (Đập đá bèn xẹt lửa. Chẳng đập, khói chẳng sanh. Người học mới biết đạo, chẳng học chẳng tự nhiên). Đấy là nói trong đá vốn có lửa, chẳng dùng trí xảo để va quẹt, dẫn khởi, sẽ trọn chẳng thể gặp gỡ được. Người hiện thời chỉ biết trong đá có lửa, chẳng bỏ ra nửa điểm công sức trí xảo để va đập, suốt ngày chỉ trỏ hòn đá lạnh ngắt ấy mà nói đến tác dụng của lửa. Nói cho đến nỗi “mắt rơi xuống đất” (đến chết), vẫn là một khối đá trơ trơ như trước, muốn tìm một tí tác dụng của lửa, trọn chẳng thể được! Đấy là kẻ chẳng chịu dốc hết một lòng thực hiện công phu vậy. Lại có một hạng người nghe nói trong đá có lửa, bèn đập nát đá. Do muốn lấy được lửa, bèn đập đá nát bét thành bụi, trọn chẳng được lửa. Chẳng tự trách [chính mình] không dùng trí xảo để có được lửa, lại đến nỗi chẳng tin trong đá thật sự có chân hỏa! Đấy là hạng phàm phu không tin “tự tâm thành Phật”.
Người thời nay nếu muốn hoàn thành chuyện này, trước hết, hãy lấy tín căn làm đá, kế đó, đề khởi đơn độc một câu thoại đầu để làm cái tay quẹt đá. Lại dùng chí nguyện kiên cố chẳng thoái chuyển làm sắt. Quẹt con dao lấy lửa ấy, dùng sức chuyên ròng, siêng năng, dũng mãnh, suốt ngày vận dụng trong động tĩnh để gõ quẹt sao cho chẳng gián đoạn. Lại dùng chủng tánh Bát Nhã làm cỏ khô, bỗng dưng nương nhau thành tựu, nẩy sanh một đốm lửa nho nhỏ, chiếu thấu trời đất. Đấy gọi là “trí xảo”.
Đời Minh, Liên Trì đại sư nói:
- Bất cứ kỹ năng hay nghề nghiệp nào trong thế gian, lúc mới học sẽ khó khăn khôn ngằn, dường như là muôn phần chẳng thể thành được. Do vậy, bèn bỏ đó, chẳng học, sẽ trọn chẳng thể thành được! Vì thế, quý ở chỗ thuở đầu có cái tâm quyết định chẳng nghi. Tuy là quyết định, mà lần khân, trì hoãn, cũng sẽ chẳng thành. Vì thế, tiếp đó là quý ở chỗ cái tâm tinh tấn dũng mãnh. Dẫu tinh tấn, nhưng được chút ít đã cho là đủ, hoặc lâu ngày bèn mệt mỏi, hoặc gặp thuận cảnh bèn mê, hoặc gặp nghịch cảnh bèn đọa, thì cũng chẳng thành. Vì thế, kế đó, quý ở chỗ có cái tâm kiên quyết, luôn giữ vững, chẳng thoái chuyển.
Như vậy thì sẽ được gọi là bậc trượng phu thật sự hữu tâm. Giữ tấm lòng như thế, có chuyện gì chẳng làm được, há chẳng nên gắng sức ư?

 

Trích Cảm Ứng Thiên Vựng Biên

Như Hòa chuyển ngữ

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.