Phật Lực Từ Bi Khôn Kể Xiết, Pháp Môn Niệm Phật Siêu Phàm Tình

NPSTD7

 

Phật Lực Từ Bi Khôn Kể Xiết, Pháp Môn Niệm Phật Siêu Phàm Tình

Trương Liên Đệ, nữ, người làng Nguyên Châu, Tuyên Thành, tỉnh An Huy, cao lớn, khỏe mạnh, tánh tình mạnh bạo gan dạ. Xưa nay bà không hề tin nhân quả, suốt đời làm nghề giết heo. Số heo bị bà giết nhiều không kể xiết. Về sau bị nghiệp báo hiện tiền, bà mắc bệnh dữ, cả người sưng lên, trị hoài không hết. Vì muốn cầu cho lành bệnh nên bà Quy Y cửa Phật.

Sau tiết Thanh Minh năm 2004, bà thấy ba con Quỷ cầm xích sắt đến bắt bà, bị sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật trên thẻ bài mà bà đang đeo phóng quang cản lại. Sau đó, bà dần dần niệm Phật.

Trong làng có một cư sĩ Tịnh Y thường khuyên bà niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, bà cũng hứa qua nhưng chưa thâm nhập. Bà niệm Phật rất ít.

Tháng 6 năm nay bị bệnh nặng, bà thường thấy Tiên vong thân hữu hoặc đến cười khuyên hoặc đến trách mắng. Tình thế nguy cấp, cư sĩ Tịnh Y khéo hay hộ trì, khuyên bà niệm Phật nên các vong không đến gần được, bà mới có thể từng bước bình an vượt qua.

Ngày 26 tháng 6, chúng tôi đến niệm Phật cho bà. Buổi trưa trong khoảng thời gian chúng tôi nghỉ để thay phiên, bà Đệ thấy ở sân nhà có cả đống quỷ đen thùi lùi, áo đen, mặt đen, lớn có nhỏ có, nhiều không kể xiết. Họ cầm đủ loại khí cụ: cây móc chỉa ba bằng thép, da bảng to, cái khóa to bằng cái thau rửa mặt… Trong đó có một con quỷ lấy sợi xích xiền bà lại. làm bà thần thức hoảng sợ, co giò bỏ chạy rồi lên tiếng niệm A Di Đà Phật, cùng với mọi người đồng thanh hỗ trợ, đám quỷ kia không thể tiếp cận, chỉ chạy vòng vòng ngoài sân không thể vào nhà. Khoảng nửa giờ đồng hồ thì tan biến hết.

Khoảng 5 giờ sáng ngày 05 tháng 7, bà Đệ bệnh qua đời, sắc mặt bà xanh đen, miệng bà há to, chị bà cố hết sức khép miệng bà lại nhưng dù thế nào cũng không thể khép được.

Tám giờ rưỡi, chúng tôi đến khai thị trợ niệm. Chưa đầy hai giờ đồng hồ chúng tôi dỡ khăn ra xem thì thấy miệng bà đã khép lại, sắc mặt trở nên dễ nhìn. Do khí trời nóng bức, lại không có phương pháp phòng hộ, lại thêm sắc bà Đệ sưng phù, bụng to như cái trống, người nhà bà e để lâu cái xác sẽ xì nước thúi. Chúng tôi niệm Phật cho đến 1 giờ rưỡi chiều mới ra về. Những người thuê về để khiêng xác, thay áo đều sợ xác xì nước thúi lây bệnh nên đều bỏ đi hết. Người nhà phải xử lý. Xác bà Đệ vốn cứng đơ.

Con gái út bà nói:

- Mẹ ơi, mẹ đã đến nơi tốt đẹp rồi, xin hãy thả lỏng người ra chút con mới dễ mặc áo cho mẹ.

Vừa mới nói xong khoảng một hai phút sau, xác bà tức thì mềm ra. Hôm đó trời nóng 37 – 38 độ, lại thêm bà con đến viếng ở trước quan tài đốt giấy, trong nhà lại nấu nướng liên tục để đãi khách, vô cùng nóng bức khó chịu. Như thế trải qua một ngày một đêm, đến ngày thứ nhì không có mùi khác thường mà xác vẫn mềm mại. Con gái bà nói:

Xương cốt mềm như xương kẻ sơ sinh.

Cô lại nói:

- Nét mặt mẹ tôi lúc sanh tiền rất khó khăn, không bao giờ cười. Vậy mà giờ đây lại cười híp mắt, từ hòa đoan trang, sắt mặt hồng hào, đẹp hơn lúc còn sống. Trước khi đậy nắp quan tài, cha tôi còn cố kêu mọi người đến xem.

Khoảng nửa tháng sau, buổi tối cái ngày hồn về thăm nhà, khoảng 11 giờ khuya, đứa cháu nội bà Đệ thấy bầu trời sáng rực lạ thường, nhìn theo hướng ánh sáng nó thấy bà nội và các Bồ Tát. Các Bồ Tát thân sắc vàng, ngồi trang nghiêm, trước ngực có chữ Phật. Bà nội đứng cùng với một đàn heo, toàn thân màu trắng. Chắc chắn là do niệm Phật, nương nhờ Phật lực mà nghiệp được tiêu, oan được giải. Đàn heo bị giết cũng được siêu sanh Tịnh Độ, cho nên cùng đến báo tin.

Bà Trương Liên Đệ vãng sanh Tịnh Độ làm chấn động cả làng Liên Châu. Nhiều ngày qua mọi người bàn tán xôn xao. Bởi vì lúc sanh tiền bà gây thù chuốt oán với không ít người, có người đoán bà không được chết tốt. Thế nhưng bà lại cười híp mắt ra đi. Rất nhiều người thắc mắc, nếu Phật A Di Đà có thật thì người như bà Đệ thế này mà cũng được nhận ư?

Để cảm tạ ân đức cứu độ của Phật A Di Đà, hai người con gái của bà Đệ đến chùa chúng tôi cúng dường Trai tăng đáp tạ, đồng thời thay bà quyên cúng một đôi bông tai vàng, một chiếc nhẫn vàng vào việc xây dựng chùa hoằng nguyện. Người con gái lớn nói:

- Mẹ của con lúc sanh tiền phải nói là người ác, nghiệp sát rất nặng, thích lừa gạt người khác, niệm Phật rất ít. Nói bà ta muốn vãng sanh thì không đúng. Ý muốn sanh tồn của bà quá mãnh liệt. Mãi đến phút cuối, vừa khỏe một tí là hỏi việc nhà lung tung, dường như muốn sống đến một trăm năm. Chúng con khuyên không được. Trước khi chết chưa đầy một tháng, bà còn vác cái bụng to đùng đến cái rẫy của người ta bê về vài chục cân bí đao, đâu phải nhà chúng con không có bí đao. Nhưng mà đó là thói quen thích lấy đồ người khác của bà. Trước khi chết hai ngày còn đòi chúng con giết gà cho bà ăn. Người như mẹ của con nếu nói không thể vãng sanh Tây Phương thì con cũng chẳng lấy làm lạ tí nào, chẳng chọc họ rằng Phật Pháp không linh nghiệm, mà trái lại còn cho đó là lẽ đương nhiên. Giờ đây mẹ của con ra đi tốt như thế, quả là tấm lòng từ bi vô cùng vô tận của Đức Phật A Di Đà. Chúng con cũng cảm tạ Sư Phụ đã đến nhà khai thị niệm Phật cho bà, bằng không thì mẹ của con chỉ có một con đường xuống Địa Ngục. Chúng con sau này cũng phải niệm Phật, đồng thời khuyên cha bỏ nghề giết heo. Chúng con cũng có khả năng nuôi ông mà.

(Ngày 25 tháng 7 năm 2005, Pháp sư Thích Tịnh Tông ghi)

Lời bình:

Không tin nhân quả, thích sát sanh

Mắng người, dối, trộm, tánh chẳng lành

Những tưởng bị đày xuống Địa Ngục

Nào ngờ được Phật rước vãng sanh

Ma quỷ đến bắt uổng công sức

Đàn heo đã chết thảy siêu sanh

Phật lực từ bi khôn xiết kể

Pháp môn niệm Phật siêu phàm tình.

 

p2

 

Trích Một Trăm Truyện Niệm Phật Cảm Ứng

Pháp sư Huệ Tịnh - Pháp sư Tịnh Tông

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.