"Thoát Lìa Sanh Tử Đều Dùng Trực Tâm"

NPSTD7

 

"Thoát Lìa Sanh Tử Đều Dùng Trực Tâm"

Giữ cho thiên tánh không đổi dời

Người học đạo suy nghĩ lập hạnh đều phải chất trực, trung chánh, chẳng được có mảy may có tướng thiên vị, riêng tư, lươn lẹo. Nếu có chút thiên lệch, cong quẹo gì thì sẽ như bàn cân không chuẩn, cân các vật nặng - nhẹ đều sai. Như thể chất gương chẳng sạch, chiếu các hình tượng khó thể phân biệt tốt - xấu. Sai chỉ hào ly, mất đi ngàn dặm! Xoay vần sai lầm, không thể ngăn dứt được! Kinh Lăng Nghiêm nói: “Mười phương Như Lai đồng một đạo, nên thoát lìa sanh tử đều dùng trực tâm”. Do bảo tâm là trực (ngay thẳng) nên từ địa vị đầu đến địa vị cuối, trong những địa vị trung gian, vĩnh viễn chẳng có tướng cong quẹo. Kinh Thư nói: “Tâm con người khi gặp hoàn cảnh quyến rũ thì tâm đạo bị nhỏ đi, hãy tập trung tư tưởng, chuyên nhất [gìn giữ đạo tâm], giữ cho thiên tánh không đổi dời”. Pháp Tạng đời trước, vốn có linh căn cho nên đời này giải ngộ và kiến địa đều chẳng nông cạn. Nhưng do cái gốc ngã mạn sâu xa, muốn làm bậc cao nhân thiên cổ đệ nhất, tự mình lập bừa ra những tông chỉ, danh tướng, viết bộ Ngũ Tông Nguyên những mong hậu học suy tôn ông ta, rốt cuộc trở thành tri kiến của tà ma, ngoại đạo. Nếu như khi ấy cứ một bề vâng giữ trực tâm trực hạnh, ắt sẽ thấy trong hội của ngài Mật Vân không ai bằng được, đạo phong lừng lẫy khó gì chẳng vượt trội các phương! Tiếc là ông ta chẳng chú trọng thực ngộ, thực chứng, lại mưu tính, lập cách để mình được vượt trội hết thảy, khiến cho ngài Mật Vân ba lần, bảy lượt quở trách để uốn nắn ông ta!

 

Nếu thật sự là người anh hùng, quả cảm sẽ tự hổ thẹn, sám hối, biết lỗi sửa lỗi

Con người chẳng phải là thánh hiền, ai không vướng lỗi? Nếu thật sự là người anh hùng, quả cảm sẽ tự hổ thẹn, sám hối, biết lỗi sửa lỗi, cầu thật ngộ, thật chứng, thì pháp mạch Lâm Tế, Như Lai huệ mạng sao không trực tiếp truyền thừa cho được? Lẽ đâu dựng cao tràng kiêu mạn, giữ dở, che lỗi, khiến cho những gã học trò như Hoằng Nhẫn v.v… càng thêm cuồng vọng, phô phang ý kiến ức đoán của chính mình, viết sách Ngũ Tông Cứu, biến chánh thành tà, biến tà thành chánh, báng pháp, báng tăng, tự lầm, lầm người. So với Pháp Tạng, lại càng sâu nặng gấp mười. Kẻ đui dẫn lũ mù, kéo nhau vào lửa. Ôi! Đáng buồn thay! Đương thời, Pháp Tạng, Hoằng Nhẫn mặc tình tô vẽ, khiến cho môn đình rất thạnh, hàng sĩ đại phu đa phần thành ngoại hộ. Do vậy, những tà thuyết lầm lạc trong các bộ ngữ lục Ngũ Tông Nguyên, Ngũ Tông Cứu của cha con họ đều được đưa vào Đại Tạng.

 

Pháp bảo ắt có thần, vật thủ hộ

Hơn nữa, mùa Xuân năm Ung Chánh thứ 13, khởi công khắc ván Đại Tạng Kinh, vua đã truyền dụ đem sách này nhập Tạng để lưu thông, nhưng rốt cuộc không nhập, là vì Cao Tông lên ngôi chưa lâu, chuyên lo chánh trị, không rảnh rang đề xướng. Còn những hàng Tăng tục khác thì do đồ đảng của Pháp Tạng quá đông, nên đều sợ nếu đề xướng [nhập tạng sách này] ắt phải chuốc họa. Do vậy, gác lại không bàn đến, cho nên không nhập. Bản ván khắc sách của triều đình được giữ trong đại nội, trừ phi hoàng đế hạ chỉ, không cách nào ấn loát được. Vì thế, sách này chẳng được lưu truyền trong đời. Nhưng pháp bảo này ắt có thần, vật thủ hộ, khiến cho sách được giấu kín đã lâu lại xuất hiện, được lưu truyền rộng rãi. Nhân duyên này được ghi đầy đủ trong lần in thạch bản. Nay tính khắc lại bản gỗ, bèn lắng lòng giảo duyệt, hòng khôi phục lại bản lai diện mục cho tác phẩm của Thế Tông. Cư sĩ Ưng Quý Trung nguyện bỏ tiền khắc lại, nên tôi bèn viết lời tựa nêu rõ đầu đuôi để thuật cùng người thông suốt trong mai sau.

 

[Nếu chẳng gắng giác chiếu] công hạnh càng cao, tình kiến càng nặng
Phàm muốn liễu sanh thoát tử, ắt phải thật chứng. Nếu chỉ ngộ chưa chứng thì Phiền Hoặc vẫn còn, phải nỗ lực vô cùng. Nếu có thể khăng khắng dốc sức, trải duyên rèn luyện, tâm luôn giác chiếu, thầm phù hợp thánh trí, phàm tình nhân ngã thị phi sẽ không do đâu khởi được. Nếu chẳng gắng giác chiếu, phàm tình vẫn cứ lừng lẫy như cũ thì công hạnh càng cao, tình kiến càng nặng; từ ngộ nhập mê sẽ khó thể tránh khỏi! Như người tỉnh ngủ không ngồi dậy, hồi lâu sau lại ngủ tiếp. Cổ nhân nói: “Đại sự đã sáng tỏ, như chôn cha mẹ”. Chính là vì Phiền Hoặc chưa đoạn, chỉ sợ lại mê. Phải biết người đoạn Hoặc, không còn phàm tình. Đã không còn phàm tình, nào còn có sanh tử? Người đại ngộ dẫu ngộ bằng chư Phật, nhưng Hoặc chưa đoạn trừ thì phải niệm niệm giác chiếu, hầu tránh khỏi dùng phàm tình xử sự.

 

Nếu như biết được điều này, ắt sẽ thượng phẩm thượng sanh [Ô hô, buồn thay!]
Cha con Pháp Tạng, Hoằng Nhẫn, tuy ngộ xứ cao sâu, nhưng chỉ vì ngã mạn quá đáng đến nỗi hoàn toàn bị vùi lấp trong tình kiến nhân ngã, lại toan muốn làm bậc cao nhân đệ nhất nối tiếp huệ mạng Phật, đến nỗi một phen lầm lẫn vĩnh viễn lầm lạc, không sao quay lại được! Dốc cạn trí lực, chỉ thành thân phận một kẻ tầm thường, chẳng đáng buồn ư? Như Lai biết sâu xa chúng sanh đời mạt Phiền Hoặc khó đoạn nên riêng mở ra pháp môn tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ khiến cho lúc lâm chung được Phật tiếp dẫn, vãng sanh Tây Phương. Đã được vãng sanh liền siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, hầu cận Di Đà, theo gót hải chúng. Từ đấy phá trọn vô minh, triệt chứng tự tâm, thẳng đến khi thành Phật mới thôi. Nếu như Pháp Tạng, Hoằng Nhẫn biết được điều này, ắt sẽ thượng phẩm thượng sanh, chứng Vô Sanh Nhẫn, hiện đủ mọi sắc thân, rộng độ quần mê. Đâu đến nỗi bóng bẩy, màu mè, mong được hư danh vượt Phật trội Tổ, muốn lưu danh thơm trăm đời! Lúc bị người sáng mắt thấy thấu suốt, bèn lộ tiếng tà ma ngoại đạo, để tiếng xấu muôn năm! Ô hô, buồn thay!

 

TDKT115

Ảnh: Tượng Đức Khổng Tử lớn nhất thế giới (cao 72 mét) tại Sơn Đông, Trung Quốc.

 

Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên

Lời tựa khắc lại bộ Giản Ma Biện Dị Lục (trích lục)

Đại Sư Ấn Quang

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.