Tin Bản Nguyện, Phật 'Hộ Niệm' Mới Đặc Biệt!

NPSTD7

 

Tin Bản Nguyện, Phật 'Hộ Niệm' Mới Đặc Biệt!

Tăng Đại Phong sinh năm 1966, tốt nghiệp trường Đại học Y Hoa Tây, làm việc ở Sở Giáo Dục Kiện Khang, thành phố Thành Đô. Ban đầu ông học Duy Thức, sau học Quảng Luật. Nhiều lần ông đến Phật học viện Sắc Đạt Hữu Minh, tham vấn, cầu Pháp Mật Tông.

Năm 1995, ông từ chức, đến làm giáo thọ lớp hàm thụ Phật học viện ở tỉnh Tứ Xuyên, hướng dẫn mọi người học tập Bồ Đề Đạo Thứ Đề Quảng Luật. Cả thân và tâm dốc vào sự nghiệp Phật Giáo.

Tháng 6 năm 1998, ông khám bệnh phát hiện bị ung thư gan thời kỳ cuối. Sau khi phẫu thuật, ông chuyển sang tu Tịnh Độ, niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương.

Tháng 7 tôi đến thăm ông, ông vẫn còn khỏe, dáng vẻ không giống người bị bệnh một tí nào. Nhưng khi ông niệm Phật thì thấy được trong ánh mắt ông lộ vẻ hoang mang bối rối. Dầu sao thì thân mang bệnh ung thư thời kỳ cuối, cái cảm giác vô thường xác thực, không giống như một số người chỉ nói ngoài miệng. Đại hạn sắp đến gần kề, sanh tử luân hồi chưa chấm dứt, đối với một người nghiêm túc cầu đạo mà nói, sao lại không nôn nóng sợ hãi chứ?

Tháng 10, ông cố tình dời vào ở chùa Bảo Quốc, một lòng cầu vãng sanh. Trong thời gian đó, tôi và Pháp sư Trí Kỵ có giới thiệu cho ông các giáo điển về Bản Nguyện Niệm Phật như: Thiện Đạo Đại Sư Yếu Nghĩa, Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập, Tịnh Độ Tam Bộ Kinh Giảng Thoại, Tịnh Tông Giảng Nghĩa…và thường xuyên cùng ông trao đổi thảo luận, liên tục như thế khoảng một tháng trời. Tín tâm niệm Phật của ông tăng nhanh. Từ đó ông thản nhiên niệm Phật, an tâm hài lòng.

Tháng 12, ung thư trở chứng, toàn thân ông đều vàng ủng hết, có phóng viên tờ Tứ Xuyên Nhật Báo đến thăm ông. Khi nói đến cái chết của ông, ông chẳng hề sợ sệt, vẫn cười nói vui vẻ. Phóng viên Nguyên cảm thán nói:

- Tôi chưa từng thấy người nào như thế bao giờ!

Ngày 04 tháng 2 năm 1999, cơ thể cực kỳ suy nhược, ông không còn ăn được nữa, chỉ nhờ vào nước và thức uống duy trì sự sống, nhưng ông vẫn muốn xin thế độ xuất gia, được thầy ban Pháp hiệu là Lâm Vận, mãn được tâm nguyện cả đời ông.

Cách ba ngày sau, cũng là cách ngày lâm chung một tuần, ngày 07 tháng 02, ông nói với tôi, ông mơ thấy mình đi đến nơi dâm dục và ông nói:

- Đã xuất gia rồi, lại là một người sắp chết, phải nên tinh tấn niệm Phật. Tại sao lại mơ thấy giấc mơ không nên mơ vậy?

Ông cảm thấy vô cùng xấu hổ và tội lỗi. Tôi nói với ông:

Đây chính là cái gốc rễ khiến chúng ta luân hồi nhiều đời nhiều kiếp, để cùng chứng minh rằng chúng ta đều là phàm phu sanh tử, chỉ có hoàn toàn nương nhờ vào Nguyện lực của Phật A Di Đà mới có thể vãng sanh Tịnh Độ. Ông có thể thản nhiên nói ra việc này chứng tỏ ông không có cái tâm che đậy tội ác, mà có chí nguyện nương tựa vào sự cứu độ của Phật A Di Đà. An tâm niệm Phật, sao lại còn vướn mắc làm gì?

Ông ấy nghe xong cảm thấy rất thoải mái.

Tối ngày 14 tháng 02, đã đến thời khắc cuối cùng của ông, có vị đồng tu chủ động yêu cầu trợ niệm cho ông, ông lắc đầu nói:

- Tôi không cần đâu!

Lại có người hỏi:

- Mở máy niệm Phật có được không?

Ông gật đầu nói:

- Được

Sáng sớm, 0 giờ 30 phút ngày 15 tháng 02, ông vãng sanh Tịnh Độ với tư thế ngồi niệm Phật.

Sáu giờ sáng hôm đó, sau khi công phu sáng xong, tôi mơ thấy có người nói mắt ông cử động, sống trở lại. Tôi liền tỉnh dậy, vội vã đến xem, quả nhiên thấy mắt ông mở to, vẻ mặt tươi cười, chói chang sáng lạng, chẳng giống người chết một tí nào. Hình chụp sau khi ông vãng sanh 12 giờ đồng hồ sinh động như vẫn đang còn sống. Mắt mở ra và có tia sáng, miệng mỉm cười lộ vẻ vui mừng, nét mặt vô cùng thỏa mãn, dường như ông đang nói: “Tôi đích thực đã đến Tịnh Độ rồi!”, khiến tôi bất chợt liên tưởng đến ánh mắt hoảng sợ bất an vào hồi tháng 7 năm 1998. Một sự đối chiếu trái ngược rõ rệt. Tấm hình này sau đó được rửa ra nhiều tấm, rất nhiều Liên hữu xin hình để xem và lưu giữ.

(Ngày 28 tháng 6 năm 2001, Pháp sư Long Đạo thuật, Pháp sư Thích Tịnh Tông ghi)

 

hsss11

 

Trích Một Trăm Truyện Niệm Phật Cảm Ứng

Pháp sư Huệ Tịnh - Pháp sư Tịnh Tông

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.