Thiện Ðạo đại sư lại bảo: “Hoằng Thệ Môn nói đến cả bốn mươi tám nguyện, nhưng chỉ bảo Niệm Phật là thiết yếu. Ai niệm Phật thì Phật niệm người ấy. Chuyên tâm tưởng Phật thì Phật biết người ấy”. Ngài lại bảo: “Chỉ có niệm Phật là được quang minh nhiếp thọ. Ta nên biết rằng bổn nguyện là mạnh mẽ nhất”.
Thiện Ðạo đại sư phán định trong bốn mươi tám nguyện, chỉ có năm nguyện chân thật. Xét trong năm nguyện ấy, chỉ có nguyện mười tám là chân thật, nên Ngài viết trong sách Sự Tán như sau: “Mỗi một lời nguyện đều dẫn về nguyện thứ mười tám”.
Sách Bình Giải nói: “Bốn mươi tám nguyện tuy rộng, nhưng chỉ quy về nguyện mười tám”. Sách còn viết: “Do nơi nguyện này nên chúng sanh được sanh về cõi không có ba đường ác, sẽ chẳng đọa trong đường ác nữa, đủ tướng hảo, hiện thần thông mà được diệt độ do nhập vào biển quang minh, thọ lượng. Vì vậy, riêng nguyện này thật tối thắng vậy”.
Sách Tiên Chú cũng nhận xét: “Rõ ràng, trong bốn mươi tám nguyện, nguyện niệm Phật vãng sanh này là vua của các nguyện căn bản”. Nguyện này thể hiện phương tiện rốt ráo, Nhất Thừa nguyện hải, sáu chữ hồng danh, công đức chẳng thể nghĩ bàn của Phật Di Ðà. Do danh hiệu chính là thật đức nên “thanh, chữ đều là Thật Tướng” vậy.
Trích Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
Tác Giả: Ngài Hoàng Niệm Tổ