Chỉ Tự Nhiên Là Bảy Báu, Vàng Ròng Làm Đất; Bằng Phẳng, Rộng Rãi, Bao La Chẳng Thể Hạn Lượng, Vi Diệu, Lạ Lùng, Đẹp Đẽ...

NPSTD7

 

Chỉ Tự Nhiên Là Bảy Báu, Vàng Ròng Làm Đất; Bằng Phẳng, Rộng Rãi, Bao La Chẳng Thể Hạn Lượng, Vi Diệu, Lạ Lùng, Đẹp Đẽ...

Chánh kinh:
Phật ngữ A Nan:
- Bỉ Cực Lạc giới vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm. Vĩnh vô chúng khổ, chư nạn, ác thú, ma não chi danh. Diệc vô tứ thời hàn, thử, vũ, minh chi dị. Phục vô đại tiểu giang, hải, khâu lăng, khanh khảm, kinh, cức, sa, lịch, Thiết Vy, Tu Di, thổ thạch đẳng sơn. Duy dĩ tự nhiên thất bảo, hoàng kim vi địa, khoan quảng bình chánh, bất khả hạn cực, vi diệu kỳ lệ, thanh tịnh trang nghiêm, siêu du thập phương nhất thiết thế giới.

Phật bảo A Nan:
- Cõi Cực Lạc thế giới công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ, vĩnh viễn không có các tên gọi các khổ, các nạn, đường ác, ma làm não loạn; cũng không có bốn mùa, nóng, lạnh, mưa, tối tăm sai khác. Lại cũng chẳng có sông, biển lớn nhỏ, gò, đống, hầm, hố, gai góc, cát, sỏi, Thiết Vy, Tu Di, các hòn núi đá hay núi đất, chỉ tự nhiên là bảy báu, vàng ròng làm đất; bằng phẳng, rộng rãi, bao la chẳng thể hạn lượng, vi diệu, lạ lùng, đẹp đẽ, thanh tịnh trang nghiêm, vượt trỗi hết thảy các thế giới trong mười phương.
Giải:
(...)

Sách Hội Sớ giảng chữ “tự nhiên thất bảo” như sau: “Cõi uế Sa Bà do tạp nghiệp cảm thành nên dùng bùn, đất, sỏi, sạn làm chất đất, còn cõi kia chuyên do tịnh tâm vô lậu biến hiện nên dùng bảy báu làm Thể. Cõi ấy do bố thí, trì giới cảm thành, tánh chẳng tạo tác nên gọi là tự nhiên”. Ý chỉ của câu “tánh chẳng tạo tác nên gọi là tự nhiên” của đoạn văn trên thật tương đồng với lời nhận định của Luận Chú: “Tánh công đức thành tựu”“tánh có nghĩa là tất nhiên”. Tánh đức tự nhiên do chẳng có cách nào tạo tác được, đấy là ý nghĩa chữ “tự nhiên”. Có công tu đức nên tánh đức tự hiển hiện một cách tự nhiên như vậy; đấy là ý nghĩa chữ “tự nhiên” trong kinh.
Về chữ “thất bảo”, các bản dịch và các kinh, luận nói đôi chút khác biệt.
Trong kinh này, chữ “thất bảo” chỉ “vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh, hổ phách, mỹ ngọc, mã não” (chữ “mỹ ngọc” lấy từ bản Ðường dịch, chữ “thủy tinh” lấy từ hai bản dịch Hán và Ngô).
Kinh A Di Ðà bảo bảy báu là “vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não”. Trí Ðộ Luận lại bảo là “vàng, bạc, tỳ-lưu-ly (lapis lazuli), pha lê, xa cừ, mã não, xích chân châu” (loại châu này cực quý, khác hẳn san hô). Kinh Bát Nhã lại gộp cả hổ phách vào trong bảy báu, bản Ngụy dịch cũng kể tên hổ phách. Nói tổng quát là các thứ báu trong cõi Cực Lạc đều vi diệu, đẹp đẽ lạ lùng, vượt xa các báu trong thế gian, chẳng qua là mượn tạm tên gọi các vật báu trong cõi trần này để dễ mô tả đó thôi.
Kinh Tiểu Bổn ghi “hoàng kim vi địa” (vàng ròng làm đất), kinh này chép: “Tự nhiên thất bảo, hoàng kim vi địa” (Tự nhiên là bảy báu, vàng ròng làm đất), ý nói: Bảy báu như: vàng ròng… tánh đức tự nhiên hợp thành mặt đất. Bản Ngụy dịch chép: “Kỳ Phật quốc độ, tự nhiên thất bảo, kim, ngân, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não, hợp thành vi địa” ([Trong] cõi đức Phật ấy, tự nhiên bảy báu: vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não hợp thành đất). Quán Kinh cũng chép: “Lưu ly địa thượng, dĩ hoàng kim thằng, tạp xí gián thố, dĩ thất bảo giới phân tế phân minh. Nhất nhất bảo trung, hữu ngũ bách sắc quang, kỳ quang như hoa, hựu tự tinh nguyệt, huyền xử hư không” (Trên đất lưu ly dùng dây vàng ròng kết lẫn với bảy báu để phân chia thành từng khu vực rành rẽ. Mỗi một thứ báu có năm trăm sắc quang. Quang minh ấy như đóa hoa, lại có quang minh tương tự như tinh tú, mặt trăng, treo lơ lửng trên hư không).
Mặt đất cõi nước Cực Lạc chẳng có đất, đá, chỉ thuần trang nghiêm bằng các thứ báu mầu nhiệm tánh đức như Vãng Sanh Luận nói: “Ðầy đủ tánh trân bảo, đầy đủ trang nghiêm mầu nhiệm”. Chữ “tánh trân bảo” chỉ những thứ quý báu sẵn có trong tự tánh. Ðấy chính là môn “các thứ sự trang nghiêm công đức thành tựu” được nói trong Vãng Sanh Luận.
“Khoan quảng bình chánh bất khả hạn cực” (Bằng phẳng, rộng rãi bao la chẳng thể hạn lượng): Tâm tịnh cõi nước tịnh, tâm bình cõi nước bình. Do tâm địa bình đẳng nên đại địa bằng phẳng. Câu kệ sau đây trong Vãng Sanh Luận: “Cứu cánh như hư không, quảng đại vô biên tế” (Rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé) đã diễn tả ý “khoan quảng bình chánh bất khả hạn cực” (rộng rãi bao la chẳng thể hạn lượng) nói trong kinh này. Sách Luận Chú giảng: “Như hư không là ý nói người vãng sanh tới cõi ấy tuy đông, nhưng vẫn như không có, nghĩa là: Thập phương chúng sanh vãng sanh, dù đã sanh, hoặc đang sanh, hay sẽ sanh, tuy vô lượng vô biên nhưng rốt ráo luôn như hư không. ‘Quảng đại vô biên tế’ là trọn chẳng có lúc kết cuộc”. Ðấy chính là môn Trang Nghiêm Lượng Công Ðức Thành Tựu được nói trong Vãng Sanh Luận [tức là] số lượng các thứ trang nghiêm chẳng có chừng hạn vậy.
Trong phẩm năm Chí Tâm Tinh Tấn của bản kinh này, tỳ-kheo Pháp Tạng từng nguyện khi thành Phật thì trí huệ, quang minh, cõi nước, danh hiệu của Ngài đều vang dội mười phương, Ngài còn bảo: “Ngã lập thị nguyện, đô thắng vô số chư Phật quốc giả” (Tôi lập nguyện này đều vượt trội vô số các cõi nước Phật). Do Pháp Tạng Bồ Tát khi tu nhân đã phát nguyện vượt trội vô số các cõi Phật nên đến khi Ngài thành Phật, bổn nguyện ấy liền tự được thành tựu như thế. Phẩm mười hai Quang Minh Biến Chiếu có chép: “Bổn kỳ tiền thế cầu đạo, sở nguyện công đức đại tiểu bất đồng. Chí tác Phật thời, các tự đắc chi. Tự tại sở tác, bất vi dự kế” (Vốn do trong đời trước cầu đạo, đã phát nguyện công đức có lớn nhỏ sai khác nên đến khi thành Phật, mỗi người tự đạt được [quả báo sai khác], tự tại thành tựu chẳng thể tính trước nổi). Vì vậy, cõi nước Cực Lạc trang nghiêm đầy đủ “siêu du thập phương nhất thiết thế giới” (vượt trội hết thảy cõi nước trong mười phương).

 

VRLD11

Ảnh minh họa: "Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó. Ðáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do các thứ vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bên trên có lầu có các, cũng dùng đủ loại vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang sức."

(Kinh A Di Đà bằng tranh)

Chúng ta tiếp tục đoạn Kinh văn này đến chỗ: "...chỉ tự nhiên là bảy báu, vàng ròng làm đất; bằng phẳng, rộng rãi, bao la chẳng thể hạn lượng, vi diệu, lạ lùng, đẹp đẽ, thanh tịnh trang nghiêm, vượt trỗi hết thảy các thế giới trong mười phương". Đây là những cảnh giới ở cõi Cực Lạc mà Đức Phật miêu tả cho chúng ta thấy. Nói chung là tất cả những thứ báu quý giá nhất ở thế gian này, thậm chí không có ở thế gian này, đều chỉ là có sẳn "tự nhiên" ở cõi ấy, giống như đất đá núi non ở đây vậy. Thật ra đây là một cách 'khuyến dụ' chúng sanh ưa thích, mau chóng trở về với cõi nước Phật, đừng tham đắm chi những 'của cải, vật chất' ở thế gian, bởi ở trên ấy thì chẳng có gì [quý giá nhất ở đây] mà không có cả, thậm chí tất cả đều làm từ những thứ ấy, tức không có chỗ nào không phải [làm từ] như vậy. Cho nên những thứ vật chất mà thế gian này đang tìm cầu, trân quý lại chẳng có gì đáng nói ở trên đó cả, bởi toàn bộ đều là như thế cả. Thật sự Đức Phật Ngài có thể dùng những thứ khác thậm chí trân quý hơn để 'kiến tạo' nên cõi quốc, nhưng Ngài dùng chính những thứ mà chúng sanh trân quý [đã từng biết, từng nghe] để kiến lập cõi quốc, để mục đích nhằm giúp chúng sanh dễ hình dung so sánh sự khác biệt giữa các cõi nước. Chứ dùng những thứ chúng sanh chưa từng biết từng nghe tới thì nhiều khi khó 'tưởng tượng' ra được [để ham thích trở về].

Chúng ta đọc các chú giải của các Ngài bên trên (có trích lục) để hiểu biết thêm nghĩa lý, ngõ hầu sanh Tín phát Nguyện chân thật cầu sanh về.

Ở đây có chỗ là: “Khoan quảng bình chánh bất khả hạn cực” (Bằng phẳng, rộng rãi bao la chẳng thể hạn lượng): Tâm tịnh cõi nước tịnh, tâm bình cõi nước bình. Do tâm địa bình đẳng nên đại địa bằng phẳng.

Vì sao ở trên ấy chẳng có gò đống, hầm hố, sông biển, núi non..., còn các nơi khác thì có núi Tu Di, núi Thiết Vi, biển cả... hay ở Địa Cầu này thì có Himalaya, Trường Sơn, Trường Giang, Cửu Long, rồi Thái Bình Dương, Đại Tây Dương..., quả là sự khác biệt lớn! Như các Ngài giải thích đó là "do tâm địa bình đẳng nên đại địa bằng phẳng". Cho nên chúng ta thấy tên đầy đủ cuốn Kinh là: "Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh". "Vô Lượng Thọ" là tên Phật [cũng là Chánh báo ở cõi ấy], "Trang Nghiêm, Thanh Tịnh" là những Y báo, đặc biệt nhất là cái này: "Bình Đẳng, [Chánh] Giác". Vì sao nói là đặc biệt? Vì những Pháp môn khác tuyệt không có từ "Bình Đẳng" này đâu nhé, chỉ duy nhất Pháp môn này có 'cụm từ' quý giá này. Coi ngó có vẻ bình thường đơn giản vậy chứ hoàn toàn không 'giản đơn' chút nào đâu! Bởi Đức Phật [khi ấy là Tỳ Kheo Pháp Tạng] Ngài đã tốn không biết bao nhiêu là thời gian, công sức tu tập, tích công lũy đức để thành tựu ra được cái chữ "Bình Đẳng" này đấy. Chúng ta thử đọc khắp Kinh điển của các Pháp môn khác [Tự lực thông thường] xem có chỗ nào [mang ý nghĩa] như vậy không? Chắc chắn là không có đâu! Mà cũng chẳng cần đọc hay tìm hiểu chi mất công, bởi với các Pháp môn tự lực khác thì chắc chắn không bao giờ có 'cụm từ' này đâu. Đây chỉ dành riêng cho Pháp môn này. Rằng, "Bình Đẳng, Chánh Giác" đối với tất cả chúng sanh [riêng chữ "Chánh Giác" này thì không phải chỉ ở Pháp môn này]. Chính nhờ cụm từ này ["Bình Đẳng"] mà tất cả chúng sanh đều được lợi ích chân thật, đều có phần, từ hạng thấp nhất [bét] đến hàng cao nhất [Đẳng Giác Bồ Tát], dĩ nhiên là 'không thể thiếu' chúng ta ở trong đó vậy [cho nên hãy tin, đừng nghi]. Do đó Pháp môn này được Mười phương Chư Phật tán thán [và dùng làm phương tiện thỏa bổn hoài cứu độ], Cửu giới chúng sanh được nương nhờ cầu giải thoát viên thành Phật đạo. Chúng ta luận sâu hơn chút. Rằng vì sao Phật [A Di Đà] phải thành tựu được chữ "Bình Đẳng" cho Pháp môn này? Dạ vâng, bởi nếu chẳng có điều này [tức có phân biệt, bất bình đẳng] thì Phật không cách gì [dùng phương tiện này] để độ khắp tất cả chúng sanh trong Pháp giới được. Bởi vì sao vậy? Nghiệp lực chúng sanh là bất khả tư nghì, [cho nên] quả báo chúng sanh cũng bất khả tư nghì và dĩ nhiên cảnh giới cũng vậy. Như thế thì nếu có 'phân biệt' thì 'phân biệt' kiểu gì đây được [cho xuể tất cả]! Cho nên, chỉ có "bình đẳng" mới là [cho] tất cả mà thôi. Bởi thế, một khi 'luận bàn' đến Pháp môn này không thể thiếu từ này, còn một khi bỏ qua từ này thì sao nhỉ? Dạ vâng, chắc chắn sẽ đi tới sự 'phân biệt', sai khác vậy [tức có thành, bại]. Còn ai nghĩ tưởng y như lời Phật Thệ Nguyện [tức hoàn toàn bình đẳng, không phân biệt] thì chắc chắn sẽ thành tựu. Cho nên trong tu học, để gầy dựng phát khởi Tín tâm, chúng ta cần phải Y giáo phụng hành, tức trước hết phải y cứ, nương tựa vào Kinh giáo mà tu học, gầy dựng dần lên. Bởi vậy, chúng ta thấy, Đức Phật Ngài tốn bao nhiêu công sức, thời gian tu tập tích lũy công đức để thành tựu được Pháp môn như thế [bình đẳng với tất cả, từ hạng bét "nãi chí thập niệm" trở lên], chúng ta lại chẳng biết trân quý, 'tận dụng', lại đi tìm cầu những [pháp] gì ở đâu đâu không biết nữa! Đó là do tâm chúng ta tự 'phân biệt' lấy chứ nào Pháp Phật có phân biệt đâu. Cho nên, để thành tựu Pháp này [đối với chúng sanh] Đức Phật Thích Ca Ngài phải nói rõ rằng phải "chí tâm tin ưa", "bất sanh nghi hoặc" mới được, nhằm loại bỏ những kiến giải, dị kiến [tình chấp, phân biệt] này kia đi. Chỉ như vậy thì tâm lực mới khế hợp tâm Phật [phát ra lời Thệ Nguyện], cảm ứng đạo giao. 

Cho nên các Ngài mới nói Pháp này 'vừa cực khó vừa cực dễ', thì chúng ta đã có thể hình dung là 'cực khó' ở đâu và 'cực dễ' là ở đâu rồi vậy! Chúng ta nói thêm chút. Rằng, chỗ 'cực dễ' ở đây chẳng phải là chúng ta niệm mười niệm xong rồi nghỉ, khỏe, vì như thế là đã chắc chắn vãng sanh rồi! Dạ vâng, hoàn toàn không phải như vậy! Mà "mười niệm" ở đây là cơ sở để chúng ta nương cậy, y cứ để gầy dựng phát khởi Tín tâm chân thật thôi, chứ hoàn toàn chẳng phải chỉ niệm mười niệm xong rồi, như thế là đủ, nghỉ khỏe. Mà thật sự Kinh nói [Phật Thệ Nguyện] "nãi chí thập niệm" là dành cho hạng bét, đến tận lúc lâm chung mới bắt gặp Chánh Pháp, được khai thị, phát khởi được Tín tâm chân thật, rồi niệm vài niệm rồi ra đi luôn [Phật cũng vừa kịp đến rước, trước khi tắt hơi]. Còn với dạng Pháp Biên Địa Nghi Thành thì do thiếu Tín tâm chân thật nên không cảm được Bổn Nguyện, bởi vậy mãi cho đến khi tắt hơi luôn cũng 'chẳng thấy' Phật đâu cả [do không có cảm ứng đạo giao cùng Nguyện Lực của Phật], cho đến sau khi tắt hơi rồi thì do hành được đúng Pháp "liên tục nhớ nghĩ không thôi kết thành thiện nguyện" thì lúc ấy cũng được Hóa Phật đến rước [tức đến rước sau khi đã tắt hơi]. Bởi thế, tất cả những ca vãng sanh sau khi mất [dạng linh thức, hương linh, thân trung ấm...] đều là các ca vãng sanh về Biên Địa cả, chứ không phải là sau khi tắt hơi [nếu chưa được Phật rước] thì thần thức không có cơ hội vãng sanh đâu nhé! Trong Bổn Nguyện tiếp dẫn [Lời Phật Thệ Nguyện] Ngài chỉ nói về các trường hợp vãng sanh về Chánh Quốc mà thôi, không nhắc đến các trường hợp vãng sanh Biên Địa, nhưng trong Kinh giáo, Đức Phật [Thích Ca] Ngài nêu rất rõ, đầy đủ cả các trường hợp. Cho nên đọc Kinh giáo chúng ta đừng vội vàng, đừng thiếu sót là vậy. Rằng, tất cả các trường hợp vãng sanh ngoài thực tế chẳng có trường hợp nào Phật không nêu rõ trong Kinh giáo cả, chẳng qua chúng ta chưa đọc hết tường tận đó thôi. 

 

Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ

Phẩm 11. Quốc Giới Nghiêm Tịnh (trích lục)

Ngài Hoàng Niệm Tổ

Các Bài Pháp Nổi Bật

Chỉ Giữ Tấm Lòng Tốt Lành, Nói Lời Tốt Lành, Làm Chuyện Tốt Lành, Nhất Tâm Niệm Phật, Lần Lượt Khuyên Người

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Úc Trí Lãng

    Vãng sanh Tịnh Độ hoàn toàn cậy vào tín - nguyện
    Tục ngữ nói: “Phú ông bất tri bần nhân chi khổ, tráng phu bất tri lão nhân chi khổ” (Phú ông chẳng biết nỗi khổ kẻ nghèo, người khỏe mạnh chẳng biết nỗi khổ của người già). Ông cho rằng Quang cự tuyệt chẳng qua là để tịnh tu mà thôi ư? Ông chẳng biết thật ra là vì mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ. Chỉ nội chuyện đọc thư ông gởi đến và để viết thư trả lời thì kiếng đeo mắt lẫn kiếng cầm tay (kính lúp) đều phải dùng đến hết, mới xem, mới viết được!

  • Tích Công Lũy Đức Vô Lượng Vô Biên, Được Tự Tại Trong Hết Thảy Pháp, Chẳng Thể Dùng Ngữ Ngôn, Phân Biệt Để Biết Được Nổi

  • Mô tả

    Phẩm 9. Viên Mãn Thành Tựu
    Phẩm thứ chín này có tên là Viên Mãn Thành Tựu. Từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ tám đều nói hạnh nguyện của Pháp Tạng Ðại Sĩ lúc tu nhân; từ phẩm này trở đi, kinh nói về quả đức thành tựu. Nội dung phẩm này gồm ba phần:
    - Phật khen ngợi Pháp Tạng nhân viên quả mãn.
    - A Nan thưa hỏi.
    - Thế Tôn đáp thẳng vào câu hỏi.

  • Pháp Niệm Phật Khẩn Yếu Nhất Là Có Lòng Tin Chân Thật, Nguyện Thiết Tha

  • Mô tả

    Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự

    Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự. Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao.

  • Chẳng Bị Xoay Chuyển Bởi Những Thứ Tri Kiến Ấy, Lại Còn Giữ Vẹn Luân Thường, Trọn Hết Bổn Phận, Dứt Lòng Tà, Giữ Lòng Thành...

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Hùng Huệ Dực (trích lục)
    (năm Dân Quốc 20 -1931)

    Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao?
    Cha mẹ ông tuổi đã cao, đúng là lúc nên mềm mỏng khuyên họ ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao? Hãy nên làm cho anh em trai, chị em gái, thê thiếp, con cái, họ hàng, bạn bè và hết thảy những người quen biết cùng tu Tịnh nghiệp.

  • Hương Báu Xông Khắp

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện, lâu quán, trì lưu, hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành. Kỳ hương phổ huân thập phương thế giới. Chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu, quán, ao, suối, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Sẽ Vĩnh Viễn Không Còn Lo Ngờ Nữa!

  • Mô tả

    Biết tâm vui đạo hết sức chân thành, tha thiết [nên 'cảm ứng đạo giao']

    Nhận được thư biết tâm cư sĩ vui đạo hết sức chân thành, tha thiết. Còn những lời khen ngợi Bất Huệ chưa thoát khỏi thói quen thế tục. Quang là một ông Tăng tầm thường, chỉ biết học theo ngu phu ngu phụ chuyên niệm danh hiệu Phật, sao lại khen ngợi quá mức như thế? Như ông quyên góp in bộ An Sĩ Toàn Thư, thật đúng là pháp chí thành tu [thân] tề [gia] trị [quốc] bình [thiên hạ] và đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử, mỗi mỗi đều đầy đủ.

  • Hồng Danh Vạn Đức Chính Là Vô Thượng Giác Đạo Như Lai Đã Chứng Nơi Quả Địa!

  • Mô tả

    Chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới

    Pháp môn Niệm Phật cao cả thay! Do một niệm tâm tánh của chúng ta giống như hư không thường hằng bất biến. Tuy thường chẳng biến nhưng niệm niệm tùy duyên, chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới, chẳng duyên theo tam thừa sẽ duyên theo lục đạo, chẳng duyên theo nhân thiên sẽ duyên theo tam đồ. Do duyên nhiễm - tịnh bất đồng cho nên quả báo khổ - vui rất khác. Tuy bản thể trọn chẳng biến đổi gì, nhưng Tướng - Dụng cố nhiên khác nhau một trời một vực! 

  • Trụ Chánh Định Tụ; Vui Như Lậu Tận

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh. Sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư Định Tụ, vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương. Sở thọ khoái lạc, do như Lậu Tận tỳ-kheo. Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi làm Phật, trong nước không có danh từ bất thiện. Tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi đều đồng một tâm, trụ nơi Ðịnh Tụ, vĩnh viễn thoát khỏi nhiệt não, tâm được thanh lương, hưởng thọ khoái lạc như là Lậu Tận tỳ-kheo. Nếu họ khởi tưởng niệm tham chấp cái thân thì chẳng lấy Chánh Giác.