Hạnh Siêu Phổ Hiền Đăng Bỉ Ngạn [Hạnh Vượt Phổ Hiền, Lên Bờ Kia]

NPSTD7

 

Hạnh Siêu Phổ Hiền Đăng Bỉ Ngạn [Hạnh Vượt Phổ Hiền, Lên Bờ Kia]

Nhược chư hữu tình đương tác Phật
Hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn
Thị cố bác văn chư trí sĩ
Ưng tín ngã giáo như thật ngôn
Như thị diệu pháp hạnh thính văn
Ưng thường niệm Phật nhi sanh hỷ
Thọ trì quảng độ sanh tử lưu
Phật thuyết thử nhân chân thiện hữu
Nếu các hữu tình sẽ thành Phật
Hạnh vượt Phổ Hiền lên bờ kia
Vì thế, các bậc trí học nhiều
Phải tin lời ta dạy như thật
Diệu pháp như thế may được nghe
Nên thường niệm Phật, sanh hoan hỷ
Thọ trì rộng độ dòng sanh tử
Phật bảo người ấy chân thiện hữu

Giải:
Hai bài kệ trên đây tổng kết toàn bộ bản kinh. Phẩm thứ hai của kinh này được đặt tên là Ðức Tuân Phổ Hiền và các vị Bồ Tát trong hội “hàm cộng tuân tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức” (đều cùng tuân tu hạnh đức của Phổ Hiền đại sĩ). Cuối bản kinh lại nói: “Nhược chư hữu tình đương tác Phật, hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn” (Nếu các hữu tình sẽ thành Phật, hạnh vượt Phổ Hiền lên bờ kia). Trước thì nói “đức tuân Phổ Hiền”, sao ở đây lại nói “hạnh siêu Phổ Hiền” nghĩa là làm sao?
Câu “hạnh siêu Phổ Hiền” trích nguyên văn từ bản Ðường dịch. Dịch giả của bản Ðường dịch chính là ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Ðề Lưu Chí đời Ðường. Phần đầu của bản Ðường dịch cũng ghi hội chúng “hàm cộng tuân tu Phổ Hiền chi đạo” (đều cùng tuân tu đạo của Phổ Hiền), cho thấy ý “đức tuân Phổ Hiền”“hạnh siêu Phổ Hiền” đều cùng phát xuất từ bản Phạn, chứ chẳng phải là người dịch ghi nhầm.
Chẳng những ngài Bồ Ðề Lưu Chí không dịch nhầm, mà đó còn chính là lòng từ bi cùng cực của đức Thế Tôn. Phật phơi trọn tâm can cho chúng sanh được thấy: Phổ Hiền là bậc đại hạnh Bồ Tát tượng trưng cho Sai Biệt Trí, được gọi là Hoa Nghiêm Trưởng Tử, dùng mười đại nguyện vương để dẫn dắt về Cực Lạc. Nguyện mà được gọi là “vương” thì nguyện của ngài Phổ Hiền phải rộng lớn không ngằn hạn, tột cùng vô tận kiếp, dẫn dắt quy về Cực Lạc, cứu vớt, lợi ích vô tận nên gọi là “đại nguyện vương”. Bởi thế, thánh chúng đến dự pháp hội này đều cùng tuân tu hạnh đức của ngài Phổ Hiền.
Nhưng trong kinh đây, đức Thế Tôn lại riêng dạy phương tiện bậc nhất trong các phương tiện, hiển thị pháp viên đốn nhất trong các pháp viên đốn, nêu thẳng một pháp Tín Nguyện Trì Danh để gồm trọn lục độ vạn hạnh, thâu tóm trọn vẹn mười đại nguyện vương vào một câu danh hiệu, bao gồm trọn vẹn vô biên hạnh môn của ngài Phổ Hiền quy về Nhất Hạnh tam-muội của ngài Văn Thù.
Văn Thù tượng trưng cho Căn Bản Trí. Nhất Hạnh tam-muội là “buộc tâm nơi một đức Phật, chuyên xưng danh hiệu”. Thế nên, một pháp Trì Danh đúng là đề-hồ, gồm trọn các điểm mầu nhiệm. Phổ Hiền Ðại Nguyện Vương là từ Căn Bản Trí trở thành Sai Biệt Trí. Nay thời gồm trọn nguyện vương, chỉ xướng xuất Tín Nguyện Trì Danh thì đó là Sai Biệt Trí quay trở về Căn Bản Trí, nghĩa là quay trở về gốc nên mới bảo là “hạnh siêu Phổ Hiền”. Diệu hạnh trì danh lấy Quả Giác làm cái tâm tu nhân; nhân quả đồng thời, chẳng nhọc phương tiện, chẳng cần theo thứ lớp, thật đúng như sách Di Ðà Yếu Giải nhận định:

“A Di Ðà Phật dịch nghĩa là vô lượng, vốn chẳng thể nói. Ðức Bổn Sư lấy hai nghĩa quang minh và thọ lượng để thâu trọn hết thảy những điều vô lượng. Quang minh thời theo chiều ngang chiếu trọn mười phương, thọ thời theo chiều dọc suốt cả ba đời. Ngang dọc trọn khắp chính là Thể của pháp giới. Toàn bộ cái Thể ấy tạo thành thân và cõi nước của Phật Di Ðà, mà toàn bộ cái Thể ấy cũng tạo thành danh hiệu A Di Ðà. Bởi thế, danh hiệu A Di Ðà chính là Bổn Giác lý tánh của chúng sanh. Trì danh là Thỉ Giác hợp với Bổn Giác. Thỉ Giác, Bổn Giác chẳng hai, chúng sanh và Phật chẳng hai. Vì thế, một niệm tương ứng với một niệm Phật, niệm niệm tương ứng với niệm niệm Phật”.
Mười đại nguyện vương của Phổ Hiền đại sĩ dẫn dắt về Cực Lạc nên niệm niệm chính là Di Ðà; nhưng mười đại nguyện vương nghĩa lý sâu rộng, kẻ thường nhân chẳng thể phát khởi được; còn một pháp Trì Danh lại độ khắp ba căn. Ngũ Nghịch, Thập Ác cũng đều có thể nương theo đó để thoát khỏi sanh tử. Ví như người trị được chứng bệnh chẳng thể trị nổi thì phải tôn là vua của các thầy thuốc; pháp độ được cả kẻ cực ác thì phải nên xưng tụng là vua của các pháp lành. Bởi thế, mới bảo pháp Trì Danh là “hạnh siêu Phổ Hiền”. Tín nguyện trì danh thì nhất định vượt được lên bờ kia nên bảo là “hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn” (hạnh vượt trỗi Phổ Hiền, lên bờ kia).
Thế Tôn rủ lòng Từ, khuyên dụ những kẻ học rộng nghe nhiều, kẻ có trí phải nên tin rằng mọi lời dạy của Như Lai đều khế hợp với Thật Tướng lý thể. Những điều được nói trong kinh đều là đúng lý, đều là chân thật nên bảo: “Ưng tín ngã giáo như thật ngôn” (Phải tin lời ta dạy như thật). Vì Niệm Phật là pháp “hạnh siêu Phổ Hiền” nên gọi là “diệu pháp”.
Diệu pháp khó gặp, khó nghe, khó tin như thế, ta nay đã may mắn được nghe thì phải nên thọ trì, phụng hành đúng theo lời dạy, luôn luôn niệm Phật, sanh lòng vui mừng sâu xa. Hơn nữa, người niệm Phật được từ quang của Phật nhiếp thọ, “cấu diệt thiện sanh, thân ý nhu nhuyễn”.
Thân được nhẹ nhàng, an ổn, tâm sanh hoan hỷ như trong Quán Kinh đã nói: Phu nhân Vy Ðề Hy do chợt thấy quang minh thanh tịnh của cõi A Di Ðà Phật hiện ra trước mắt liền đắc ngay Vô Sanh Pháp Nhẫn. Ngài Thiện Ðạo bảo Vô Sanh Pháp Nhẫn mà bà Vy Ðề Hy đã chứng đắc khi đó chính là Hỷ Nhẫn, Ngộ Nhẫn và Tín Nhẫn. Ðại sư bảo Hỷ Nhẫn là “niệm A Di Ðà Phật sanh tâm hoan hỷ”. Bởi thế, kinh nói: “Niệm Phật sanh hoan hỷ” nghĩa là do niệm Phật nên tự tâm tự sanh hoan hỷ.
Cuối cùng, Phật khuyên hành nhân chẳng những chỉ tự mình thọ trì pháp này để thoát khỏi sanh tử mà còn phải nên làm lợi cho mình lẫn người bằng cách hoằng truyền pháp này, khuyên dạy trì danh, lần lượt giúp nhau độ thoát xuất ly sanh tử. Ðức Thế Tôn khen người làm được như vậy là “chân thiện hữu”, tức là chân thiện tri thức. Ðây chính là lời khen ngợi tột bực của đức Thế Tôn vì Ngài coi thiện tri thức giống như Như Lai. Bốn câu sau cùng chính là lời kỳ vọng và dạy răn của đức Thế Tôn đối với hết thảy chúng sanh trong đời sau được gặp kinh này, được nghe pháp này. Bởi thế, chúng ta phải nên tha thiết lãnh thọ, khắc cốt tạc dạ, khắng khít tuân theo di giáo, siêng năng tu hành, gìn giữ bền chặt, chẳng phụ bạc từ ân.
Cuối bản kinh này, đức Phật lại khuyên niệm Phật; bổn tâm của mười phương Như Lai đều dốc trọn cả ra. Những chữ “phước huệ thỉ văn” (phước huệ mới được nghe), “vi diệu pháp”, “cứu thế hạnh” (hạnh cứu thế), “trí huệ hải” (biển trí huệ), “nan trung nan” (khó nhất trong các điều khó), “hạnh siêu Phổ Hiền” (hạnh vượt trỗi Phổ Hiền)… trong phẩm này đều để chỉ diệu pháp vô thượng Tín Nguyện Trì Danh. Ðối với sự mầu nhiệm của pháp môn Niệm Phật đây, dẫu cho có vô lượng thân, mỗi một thân có vô lượng miệng, mỗi một miệng có vô lượng lưỡi. Mỗi lưỡi phát ra vô lượng âm đến hết cả kiếp vị lai diễn nói chẳng ngớt cũng khó bề diễn tả nổi ít phần.
Bởi thế, tôi chẳng dám lạm bàn nhiều, chỉ xin trích dẫn hai đoạn trong sách Di Ðà Yếu Giải của Linh Phong đại sư để kết lại lời chú giải phẩm này.
1. Sách Yếu Giải viết:
“Do nghĩa là Vô Lượng Quang nên chúng sanh sanh về Cực Lạc tức là sanh về mười phương, thấy A Di Ðà Phật là thấy mười phương chư Phật, tự độ mình chính là độ khắp hết cả. Do nghĩa là Vô Lượng Thọ nên nhân dân cõi Cực Lạc chính là Nhất Sanh Bổ Xứ, đều nhất định ngay trong đời này thành Phật, chẳng phải sanh lần nữa. Nên biết rằng: Hễ rời bỏ cái tâm vô lượng quang thọ nhất niệm hiện tiền thì chẳng thể tìm đâu ra danh hiệu A Di Ðà Phật; mà hễ đã rời bỏ danh hiệu A Di Ðà Phật thì còn do đâu mà chứng cùng tột cái tâm nhất niệm vô lượng quang thọ? Xin hãy suy xét kỹ, xin hãy suy xét kỹ!”
2. Sách Yếu Giải viết: “Danh hiệu được chấp trì là chân thật chẳng thể nghĩ bàn; cái tâm tánh chấp trì danh hiệu cũng chân thật chẳng thể nghĩ bàn. Trì một câu thì là một câu chẳng thể nghĩ bàn; trì mười, trăm, ngàn, vạn vô lượng tiếng thì mỗi mỗi tiếng đều chẳng thể nghĩ bàn”.

 

PHHN11

Ảnh: Tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Đoạn: Nhưng trong kinh đây, đức Thế Tôn lại riêng dạy phương tiện bậc nhất trong các phương tiện, hiển thị pháp viên đốn nhất trong các pháp viên đốn, nêu thẳng một pháp Tín Nguyện Trì Danh để gồm trọn lục độ vạn hạnh, thâu tóm trọn vẹn mười đại nguyện vương vào một câu danh hiệu, bao gồm trọn vẹn vô biên hạnh môn của ngài Phổ Hiền quy về Nhất Hạnh tam-muội của ngài Văn Thù.

Rõ ràng, một pháp Tín Nguyện Trì Danh là "vua trong các vị vua", mười Đại Nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát còn được thâu nhiếp trọn vẹn trong Pháp [tối thắng] này. Hàng ngày, chúng ta hành trì, tán thán Pháp này, riết thành ra quen, đôi khi thấy bình thường, chẳng có gì đặc biệt, chẳng thấy trân quý... Thật sự, chúng ta đang nắm một báu vật vô giá trong tay mà không hay biết, không quý trọng, không ra sức thọ dụng để được đại lợi ích, thiết thực. 

Đoạn: Diệu pháp khó gặp, khó nghe, khó tin như thế, ta nay đã may mắn được nghe thì phải nên thọ trì, phụng hành đúng theo lời dạy, luôn luôn niệm Phật, sanh lòng vui mừng sâu xa. Hơn nữa, người niệm Phật được từ quang của Phật nhiếp thọ, “cấu diệt thiện sanh, thân ý nhu nhuyễn”.

Người niệm Phật hiện đời được an vui, cuối đời được giải thoát. Câu "luôn luôn niệm Phật, sanh lòng vui mừng sâu xa", nó mang một ý nghĩa ẩn tàng của Pháp "tín nguyện hạnh" trong ấy.

Đoạn: Cuối cùng, Phật khuyên hành nhân chẳng những chỉ tự mình thọ trì pháp này để thoát khỏi sanh tử mà còn phải nên làm lợi cho mình lẫn người bằng cách hoằng truyền pháp này, khuyên dạy trì danh, lần lượt giúp nhau độ thoát xuất ly sanh tử. Ðức Thế Tôn khen người làm được như vậy là “chân thiện hữu”, tức là chân thiện tri thức.

Người nào mới là người "chân thiện tri thức", theo lời Phật dạy? Đó chính là người "tự độ, độ tha", "tự giác, giác tha", "trước tự độ mình mới ra độ ngưởi"... Còn dạng hãy còn phàm phu, còn đang lặn ngụp trong sanh tử, chưa cứu được mình đã [toan] lo đi cứu người, quên mất thân phận [phàm phu] của mình, thì Phật cũng không gọi đó là "chân thiện hữu" [trừ phi các vị mặc áo giáp cõi kia xuống đây để độ sanh]. Rõ ràng, mình còn chưa cứu được chính mình thì sao [đủ năng lực] cứu người đây.

 

Chú Giải Kinh Vô Lượng

Phẩm 47. Phước Huệ Thỉ Văn

Ngài Hoàng Niệm Tổ

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.