Nước Đủ Tám Công Đức

NPSTD7

 

Nước Đủ Tám Công Đức

Hựu kỳ giảng đường tả hữu, tuyền trì giao lưu. Tung quảng thâm thiển, giai các nhất đẳng. Hoặc thập do-tuần, nhị thập do-tuần, nãi chí bách thiên do-tuần. Trạm nhiên hương khiết, cụ bát công đức.
Hai bên giảng đường lại có ao, suối chảy quanh, ngang, dọc, sâu, cạn đều giống hệt nhau, hoặc là mười do-tuần, hai mươi do tuần, cho đến trăm ngàn do-tuần, trong lặng, thơm, sạch, đủ tám công đức.

“Hựu kỳ giảng đường tả hữu, tuyền trì giao lưu” (Hai bên giảng đường lại có ao, suối chảy quanh) là tổng tướng, hàm ý: Cây báu, ao sen trọn khắp cõi nước. Quán Kinh nói: “Nhất nhất trì thủy, thất bảo sở thành... Kỳ Ma Ni thủy, lưu chú hoa gian, tầm thụ thượng hạ” (Nước trong mỗi một ao do bảy báu hợp thành… Nước Ma Ni ấy chảy rót vào hoa, lên xuống theo thân hoa). Ta thấy cõi nước Cực Lạc vi diệu, trang nghiêm vượt xa hết thảy.
Trong phần biệt tướng, trước hết nói đến hình dáng, kích thước của từng ao. “Tung” (縱) là nói về độ dài, “quảng” (廣) là nói về chiều rộng. Kích thước, độ sâu cạn của mỗi ao đều ứng hiện theo căn cơ nên chẳng phải chỉ có một kích thước. Do hình thể tương xứng nên mỗi chúng sanh đều thấy các ao giống hệt nhau. Ao to từ mười do-tuần cho đến trăm ngàn do-tuần; đấy đều là thích ứng với từng căn cơ mà hiện ra lớn hay nhỏ.
Kế đó, kinh nói đến đức tánh của nước. Các ao ấy là ao nước tám công đức. Nước trong ao lặng, sạch, trong trẻo, thơm tho nên bảo là “trạm nhiên hương khiết” (trong lặng, thơm, sạch). Nước có đủ tám công đức nên gọi là “bát công đức thủy”.
Kinh Xưng Tán Tịnh Ðộ Phật Nhiếp Thọ bảo: “Hà đẳng danh vi bát công đức thủy? Nhất giả trừng tịnh; nhị giả thanh lãnh; tam giả cam mỹ; tứ giả khinh nhuyễn; ngũ giả nhuận trạch; lục giả an hòa; thất giả ẩm thời trừ cơ khát đẳng vô lượng quá hoạn; bát giả ẩm dĩ định năng trưởng chư căn tứ đại, tăng ích chủng chủng thù thắng thiện căn. Đa phước chúng sanh, trường lạc thụ dụng” (Những gì là nước tám công đức? Một là lặng sạch; hai là trong mát; ba là ngon ngọt; bốn là mềm nhẹ; năm là nhuần thấm sáng bóng; sáu là an hòa; bảy là uống vào trừ được đói, khát, vô lượng khổ sở; tám là uống xong quyết định trưởng dưỡng các căn và tứ đại, tăng ích các thứ thiện căn thù thắng. Chúng sanh nhiều phước thụ dụng sự vui dài lâu). Nước trong cõi Cực Lạc lại có thể khiến cho người uống vào được tăng trưởng các thiện căn thù thắng, thật là cõi Cực Lạc chẳng thể nghĩ bàn.

Ngạn biên vô số Chiên Đàn hương thụ, Cát Tường quả thụ. Hoa quả hằng phương, quang minh chiếu diệu, tu điều, mật diệp, giao phú ư trì, xuất chủng chủng hương, thế vô năng dụ. Tùy phong tán phức, duyên thủy lưu phân.
Trên bờ có vô số cây hương Chiên Đàn, cây Cát Tường quả. Hoa quả luôn thơm ngát, quang minh chói ngời, cành to, lá dày, chen bóng phủ mặt ao, tỏa các mùi thơm không thể dùng vật gì trong thế gian này để sánh ví nổi. Hương thơm lan theo gió thoảng, nước cuốn dậy mùi thơm.
Ðoạn kinh này mô tả tướng trạng trang nghiêm của các loại cây mầu nhiệm mọc bên bờ ao.
Chữ “Chiên Đàn” xin xem chú giải ở phần trước. “Cát Tường quả” chỉ có ở Ấn Ðộ, Trung Hoa không có, hình dạng từa tựa trái dưa nhỏ, màu vàng ửng đỏ. Ta có thể tạm dùng trái Thạch Lựu để hình dung trái Cát Tường; trái Thạch Lựu một hoa nhiều hạt nên có thể dùng để hình dung trái Cát Tường.
Kinh dạy: “Trì lưu hoa thụ… giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành” (Cây hoa bên bờ ao, dòng suối… đều do vô lượng hương báu hợp thành) nên “hoa quả hằng phương” (hoa quả luôn thơm ngát). “Hằng phương” là luôn thơm tho.
“Quang minh chiếu diệu” (Quang minh chói ngời) là như trong đoạn trước kinh đã chép: “Vô lượng quang viêm, chiếu diệu vô cực” (Vô lượng tia sáng rực rỡ, chói ngời vô cùng tận). Cây cối cõi ấy đã tỏa hương thơm ngát, lại còn phóng diệu quang.
“Tu điều” (修條) là những cành cây lớn. “Giao” (交) là các cành nhánh chạm vào nhau. “Phú” (覆) là che trùm lên. Cả câu ý nói: Rừng cây báu bên bờ ao, cành to khỏe, lá xum xuê, vươn dài ra khắp không gian, chạm ngọn vào nhau, soi bóng xuống mặt ao. Các rừng cây như thế tỏa ra các thứ diệu hương. Những hương ấy thù thắng chẳng phải là thứ thế gian này có nổi nên kinh mới bảo: “Thế vô năng dụ” (Không thể dùng vật gì trong thế gian này để sánh ví nổi).
“Tùy phong tán phức” nghĩa là mùi hương ngào ngạt được gió đức (đức phong) thổi lan khắp nơi.
“Duyên thủy lưu phân” (Nước cuốn dậy mùi thơm) nghĩa là theo dòng nước chảy, mùi thơm ngào ngạt lan đi. Ðây chính là kết quả của nguyện bốn mươi ba “hương báu xông khắp”.

Hựu phục trì sức thất bảo, địa bố kim sa. Ưu Bát La hoa, Bát Đàm Ma hoa, Câu Mâu Đầu hoa, Phân Đà Lợi hoa, tạp sắc quang mậu, di phú thủy thượng.
Lại nữa, ao trang hoàng bằng bảy báu, đáy trải cát vàng. Hoa Ưu Bát La, hoa Bát Đàm Ma, hoa Câu Mâu Đầu, hoa Phân Đà Lợi nhiều màu tỏa sáng rạng ngời, phủ kín mặt nước.
Ðoạn kinh này mô tả tướng trang nghiêm trong ao.
Về ý “trì sức thất bảo” (ao trang hoàng bằng bảy báu), bản Ngô dịch chép như sau: “Giai phục hữu tự nhiên lưu tuyền, dục trì, giai dữ tự nhiên thất bảo câu sanh” (Lại đều có suối chảy, ao tắm, đều do bảy báu tự nhiên hợp thành).
Trong câu “địa bố kim sa” (đáy trải cát vàng), chữ “địa” (地) chỉ đáy ao. Bản Hán dịch ghi: “Hữu thuần bạch ngân trì giả, kỳ để sa giai hoàng kim dã. Trung hữu thuần hoàng kim trì giả, kỳ thủy để sa giai bạch ngân dã… Trung phục hữu nhị bảo cộng tác nhất trì giả, kỳ thủy để sa giai kim ngân dã” (Có ao thuần bằng bạc trắng, cát nơi đáy ao thuần là vàng ròng. Trong ấy lại có ao thuần bằng vàng ròng, đáy ao phủ cát bạc trắng…Trong ấy lại có ao bằng hai thứ báu hợp thành, đáy ao trải cát bằng vàng lẫn bạc) cho đến “trung phục hữu thất bảo cộng tác nhất trì giả, kỳ trì để sa giai kim, ngân, thủy tinh, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não dã” (trong ấy có ao do bảy báu hợp thành, đáy ao dùng vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, san hô, xa cừ, mã não làm cát trải).
Tiếp đó, kinh nói đến bốn thứ hoa xinh đẹp trong ao. Sách Hội Sớ giảng: “Ưu Bát La Hán dịch là Thanh Liên Hoa, Bát Ðàm Ma dịch là Hồng Liên Hoa, Câu Mâu Ðầu dịch là Hoàng Liên Hoa, Phân Ðà Lợi dịch là Bạch Liên Hoa. Ðó là hoa sen bốn màu nói trong kinh Tiểu Bổn”.
Sách Tiên Chú lại bảo: “Sen nơi trời Tây gồm có bốn thứ: xanh, vàng, trắng, đỏ. Lại còn tùy theo hoa còn búp, đã nở, rụng cánh mà gọi tên khác nhau. Phân Ðà Lợi là tên gọi của hoa sen trắng đang nở. Thứ hoa này lại rất to, có đến vài trăm cánh hoa nên còn có tên là Bách Diệp Liên (sen trăm cánh). Chữ ‘liên hoa’ dùng trong tựa đề kinh Diệu Pháp Liên Hoa chính là loại hoa Phân Ðà Lợi màu trắng trăm cánh này. Loại hoa này thường mọc trong ao A Nậu Ðạt, không thấy trong nhân gian, nên nó được xưng tụng là hoa đẹp nhất trong loài người, là hoa hiếm có v.v…”
Trong câu “tạp sắc quang mậu” (nhiều màu tỏa sáng rạng ngời), chữ “tạp sắc” diễn tả nhiều thứ màu sắc hòa hợp lại, chữ “quang mậu” diễn tả các ánh quang minh sáng chói. Câu kinh trong Tiểu Bổn: “Trì trung liên hoa, đại như xa luân, thanh sắc thanh quang, hoàng sắc hoàng quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang” (Hoa sen trong ao to như bánh xe, màu xanh ánh sáng xanh, màu vàng ánh sáng vàng, màu đỏ ánh sáng đỏ, màu trắng ánh sáng trắng) cũng diễn tả hoa có các thứ ánh sáng cùng chói rực. Chữ “di” (彌) diễn tả ý trọn khắp, ý nói: Hoa sen mọc kín khắp cả mặt nước ao báu, che lấp mặt nước nên kinh bảo “di phú thủy thượng” (phủ kín mặt nước).

 

bdl-tile 1

Ảnh: Bách Diệp Liên (Sen trăm cánh) - Hình tượng trong nhân gian của hoa Phân Đà Lợi

Nước ở cõi Cực Lạc là “bát công đức thủy”, uống vào trừ được đói, khát, vô lượng khổ sở; quyết định trưởng dưỡng các căn và tứ đại, tăng ích các thứ thiện căn thù thắng.

Rồi gió thì “tùy phong tán phức”, mùi hương ngào ngạt được gió đức (đức phong) thổi lan khắp nơi...

Còn gió, nước ở đây thì gây bão lũ, cuồng phong, lụt lội...

Một đằng thì cái gì cũng tạo "đức", một đằng thì 'kiếp, nạn' [ai, oán] dẫy đầy. Vì đâu nên nổi thế này?

Đây đã là thời Mạt sâu rồi, thế lực hẫy hừng lắm, chúng ta chỉ còn cách là nhanh chân tu hành để trở về đó thôi. Nói về hành đạo, trong ba món Tư lương Tín - Nguyện - Hạnh thì cái gì là quan trọng nhất? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy truy đến giai đoạn cuối, tức lúc lâm chung, ắt sẽ rõ. Lâm chung chúng ta cần điều gì để vãng sanh? Niệm Phật được từ một niệm đến mười niệm là Phật sẽ đến rước? Đúng không quý vị? Dạ, cho dù miệng có niệm được không chỉ mười niệm mà vài chục câu, vài trăm câu, vài ngàn câu... nhưng tâm chẳng muốn ra đi, chẳng muốn chết, còn lưu cái này, luyến thứ kia, chấp cô này luyến cậu nọ... vậy có vãng sanh được không? Hoặc là muốn sống thêm chút nữa [để hưởng thụ tiếp, để tu tiếp...], từ từ hãy đi, [tuổi tôi còn trẻ, chưa già, của cải tôi nhiều quá đi uổng quá...]. Thế thì miệng niệm Phật [suông] phỏng có ích gì? Phật có xuống rước [giả dụ thôi chứ nào có] lại bảo thôi Ngài ráng 'đợi' con thêm dăm năm, dăm chục năm nữa chăng?

Cho nên, Tín Nguyện phải là những thứ dẫn đầu. Tín Nguyện đầy đủ ắt [tâm] sẽ buông xuống tất cả, một lòng một dạ niệm Phật đợi Phật đến rước. Rồi Phật có đến rước không? Chắc chắn! Tín nguyện đầy đủ ắt cảm Bổn Nguyện, Phật không chỉ đến rước mà còn gia hựu cho chúng ta, giúp đỡ, sắp đặt cho chúng ta có một cái 'lâm chung' viên mãn, từ 'tiền, trung, hậu sự', đều rất đẹp. Làm biểu pháp cho mọi người.

Lâm chung cần thế nào thì bình thời gầy dựng như thế ấy. Vừa tích công lũy đức vừa tạo thành chủng tử, khuôn mẫu cho ngày cuối. 'Văn ôn, võ luyện'. Môt cậu học trò muốn thi đậu thì bình thời phải chăm chỉ học hành, ôn luyện, dùi mài kinh sử. Một cái cây đã nghiêng hẳn đằng Tây thì dù gặp gió bão càng mạnh thì càng nghiêng đổ về hướng đó thôi.

Thật ra Pháp Môn này chẳng dễ cũng chẳng khó [nếu dễ thì chúng ta đã về hết từ lâu nhiều kiếp trước rồi đâu còn ngồi đây]. Cái quan trọng là chúng ta nhận thức rằng hoàn toàn vừa sức, nằm trong khả năng của mỗi chúng ta. Chỉ cần một lòng một dạ tin tưởng, phát nguyện cầu sanh [niềm tin mà chân thật thì cũng kéo theo ắt có chí nguyện thiết tha], rồi trì niệm Hồng Danh A Di Đà Phật. Trong quá trình tu trì, thiếu hụt cái gì [trong 3 món] thì chúng ta ra sức gia công gầy dựng cái đó nhiều hơn. Rồi giữ vững như thế hành trì, cả đời chẳng đổi. Trong suốt quá trình này, sự Từ bi gia hộ của Phật lực là không thể nghĩ bàn [giống như Phật đã 'chấm' ai rồi vậy], cùng với nổ lực phấn đấu kiên trì của bản thân. Như thế thì đời này chẳng phải là đời cuối [trong lục đạo] sao?

 

Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ

Phẩm 17. Tuyền Trì Công Đức

Ngài Hoàng Niệm Tổ

Các Bài Pháp Nổi Bật

Chỉ Giữ Tấm Lòng Tốt Lành, Nói Lời Tốt Lành, Làm Chuyện Tốt Lành, Nhất Tâm Niệm Phật, Lần Lượt Khuyên Người

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Úc Trí Lãng

    Vãng sanh Tịnh Độ hoàn toàn cậy vào tín - nguyện
    Tục ngữ nói: “Phú ông bất tri bần nhân chi khổ, tráng phu bất tri lão nhân chi khổ” (Phú ông chẳng biết nỗi khổ kẻ nghèo, người khỏe mạnh chẳng biết nỗi khổ của người già). Ông cho rằng Quang cự tuyệt chẳng qua là để tịnh tu mà thôi ư? Ông chẳng biết thật ra là vì mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ. Chỉ nội chuyện đọc thư ông gởi đến và để viết thư trả lời thì kiếng đeo mắt lẫn kiếng cầm tay (kính lúp) đều phải dùng đến hết, mới xem, mới viết được!

  • Tích Công Lũy Đức Vô Lượng Vô Biên, Được Tự Tại Trong Hết Thảy Pháp, Chẳng Thể Dùng Ngữ Ngôn, Phân Biệt Để Biết Được Nổi

  • Mô tả

    Phẩm 9. Viên Mãn Thành Tựu
    Phẩm thứ chín này có tên là Viên Mãn Thành Tựu. Từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ tám đều nói hạnh nguyện của Pháp Tạng Ðại Sĩ lúc tu nhân; từ phẩm này trở đi, kinh nói về quả đức thành tựu. Nội dung phẩm này gồm ba phần:
    - Phật khen ngợi Pháp Tạng nhân viên quả mãn.
    - A Nan thưa hỏi.
    - Thế Tôn đáp thẳng vào câu hỏi.

  • Pháp Niệm Phật Khẩn Yếu Nhất Là Có Lòng Tin Chân Thật, Nguyện Thiết Tha

  • Mô tả

    Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự

    Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự. Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao.

  • Chẳng Bị Xoay Chuyển Bởi Những Thứ Tri Kiến Ấy, Lại Còn Giữ Vẹn Luân Thường, Trọn Hết Bổn Phận, Dứt Lòng Tà, Giữ Lòng Thành...

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Hùng Huệ Dực (trích lục)
    (năm Dân Quốc 20 -1931)

    Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao?
    Cha mẹ ông tuổi đã cao, đúng là lúc nên mềm mỏng khuyên họ ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao? Hãy nên làm cho anh em trai, chị em gái, thê thiếp, con cái, họ hàng, bạn bè và hết thảy những người quen biết cùng tu Tịnh nghiệp.

  • Hương Báu Xông Khắp

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện, lâu quán, trì lưu, hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành. Kỳ hương phổ huân thập phương thế giới. Chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu, quán, ao, suối, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Sẽ Vĩnh Viễn Không Còn Lo Ngờ Nữa!

  • Mô tả

    Biết tâm vui đạo hết sức chân thành, tha thiết [nên 'cảm ứng đạo giao']

    Nhận được thư biết tâm cư sĩ vui đạo hết sức chân thành, tha thiết. Còn những lời khen ngợi Bất Huệ chưa thoát khỏi thói quen thế tục. Quang là một ông Tăng tầm thường, chỉ biết học theo ngu phu ngu phụ chuyên niệm danh hiệu Phật, sao lại khen ngợi quá mức như thế? Như ông quyên góp in bộ An Sĩ Toàn Thư, thật đúng là pháp chí thành tu [thân] tề [gia] trị [quốc] bình [thiên hạ] và đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử, mỗi mỗi đều đầy đủ.

  • Hồng Danh Vạn Đức Chính Là Vô Thượng Giác Đạo Như Lai Đã Chứng Nơi Quả Địa!

  • Mô tả

    Chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới

    Pháp môn Niệm Phật cao cả thay! Do một niệm tâm tánh của chúng ta giống như hư không thường hằng bất biến. Tuy thường chẳng biến nhưng niệm niệm tùy duyên, chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới, chẳng duyên theo tam thừa sẽ duyên theo lục đạo, chẳng duyên theo nhân thiên sẽ duyên theo tam đồ. Do duyên nhiễm - tịnh bất đồng cho nên quả báo khổ - vui rất khác. Tuy bản thể trọn chẳng biến đổi gì, nhưng Tướng - Dụng cố nhiên khác nhau một trời một vực! 

  • Trụ Chánh Định Tụ; Vui Như Lậu Tận

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh. Sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư Định Tụ, vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương. Sở thọ khoái lạc, do như Lậu Tận tỳ-kheo. Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi làm Phật, trong nước không có danh từ bất thiện. Tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi đều đồng một tâm, trụ nơi Ðịnh Tụ, vĩnh viễn thoát khỏi nhiệt não, tâm được thanh lương, hưởng thọ khoái lạc như là Lậu Tận tỳ-kheo. Nếu họ khởi tưởng niệm tham chấp cái thân thì chẳng lấy Chánh Giác.