Dưới đây là hai câu chuyện người niệm Phật trong những hoàn cảnh khác nhau, một người có điều kiện buông xuống thế sự và một người còn bận rộn chưa thể buông xuống, thế nhưng chỉ cần tin tưởng và kiên định hành trì câu Phật hiệu, và cái kết quả...
CHUYỆN VÃNG SANH CỦA NGƯỜI THỢ HÀN XOANG CHẢO
Pháp sư Đế Nhàn có trụ ở Kim Sơn vài năm. Trong thời gian đó Ngài làm Tri Khách ở Kim Sơn. Một hôm có một người đồng hương ở quê nhà tìm đến, ông là bạn cùng chơi thuở nhỏ của Ngài. Người này làm nghề thủ công, tục gọi là thợ hàn xoang chảo, cũng như các đồ sành sứ, mâm, chén đĩa bị rớt hư bể, ông dùng cưa vá xong có thể sử dụng lại. Bây giờ không còn nghề đó nữa.
Pháp sư Đế Nhàn vốn là người buôn bán, Ngài theo cậu của ông ấy học nghề y.
Lúc đó Pháp sư Đế Nhàn làm Tri Khách ở Kim Sơn nên vị đồng hương tìm đến, nói với Ngài là muốn xuất gia, nhận Ngài làm sư phụ. Pháp sư Đế Nhàn nói:
- Ông xuất gia không được, vì lớn tuổi rồi, đã hơn 40 tuổi, chưa từng đi học, học giáo lý Kinh điển chắc chắn là không xong, khổ hạnh ông lại không chịu đựng nổi. Ông xuất gia chẳng phải phiền phức lắm sao.
Khuyên ông nhiều lần nhưng ông vẫn kiên trì muốn xuất gia. Vì quen nhau từ thuở nhỏ, lại là lão đồng hương, Pháp sư Đế Nhàn đành phải nhận và nói:
- Ông nhất định muốn xuất gia thì phải nghe lời tôi thì tôi mới nhận ông là đệ tử.
Ông ấy nói:
- Dĩ nhiên rồi, tôi nhận Ngài làm Sư phụ, Ngài nói thế nào tôi nghe thế ấy.
Pháp sư nói:
- Nếu ông nghe lời tôi, ông lớn tuổi thế này rồi, bây giờ mà học Giáo lý Kinh điển thì chẳng còn kịp nữa, thôi thì ông hãy nghe tôi, tu hành trực tiếp.
Ông ấy nói:
- Ngài nói gì tôi cũng nghe theo hết, chỉ cần cho tôi xuất gia.
Pháp sư nói:
- Thuở xưa cũng có người làm nghề thủ công tu hành đắc đạo, ông cũng nên học theo ông đó.
Ông ấy nói:
- Chỉ cần Ngài thu tôi làm đệ tử, Ngài nói gì tôi nghe nấy.
Pháp sư nói tiếp:
- Sau khi ông xuất gia cũng không cần thọ giới, tôi cho ông cái miếu nhỏ, ông không được ra khỏi cửa miếu, cứ chân thật mà niệm Phật. Tôi tìm cho ông vài thí chủ công quả tốt hộ trì ông, đem cơm cho ông.
Pháp sư lại nói:
- Ở miền Nam thành phố Ninh Ba có rất nhiều người tin Phật, hầu như mỗi làng đều có một cái miếu nhỏ, đều có người tin Phật, lễ Phật. Tôi có đến đó ở ba năm chẳn, tôi tìm cho ông cái miếu nhỏ, chẳng cần món gì cả, ông chỉ cần niệm một câu "Nam Mô A Di Đà Phật", niệm mệt rồi lại nghỉ, nghỉ khỏe rồi lại niệm, dù ban đêm hay ban ngày, cứ niệm không gián đoạn, không cần bận tâm chuyện gì cả, đến hai bữa ăn thì có người đem cơm, tôi tìm cho ông thí chủ công quả tốt.
Bấy giờ Pháp sư Đế Nhàn rất danh tiếng, có rất nhiều đệ tử nên nhờ người làm việc này. Ngài dạy ông ấy chỉ là bế quan, chỉ là phương tiện quan. Một người ở trong một cái miếu nhỏ, mỗi ngày hai bữa cơm, có bà lão đến nấu cơm và mang cơm cho ăn, ông không cần làm nghề thủ công nữa. Nghe Pháp sư Đế Nhàn dạy Pháp tu này, ông ấy nghĩ rằng đây là Đạo tốt, Đạo này nếu tu chắc chắn sẽ được lợi ích, nhưng ông không biết sau này sẽ được lợi ích gì.
Pháp sư Đế Nhàn xong việc trở về Kim Sơn. Sau đó ông niệm Phật ở Kim Sơn chẳng đi đâu cả. Lúc đó chính là lúc sơ phát tâm của ông rất dũng mãnh tinh tấn. Người xưa có câu: “Xuất gia nhất niên Phật hiện tiền, nhị niên Phật thăng thiên, tam niên Phật nhập diệt”. Con người lúc sơ phát tâm dạy môn này họ rất thành tâm, một mực tu đến cùng. Thời gian lâu dần rồi thì sanh ra giải đãi, chẳng xem trọng nữa. Ông ấy nghe lời Pháp sư Đế Nhàn dạy, chỉ cần ông thích thì niệm Phật, ngày xưa ông làm nghề thủ công gánh hàng quen rồi nên chân ông rất rắn chắc. Ông vừa đi nhiễu Phật vừa niệm Phật, mệt rồi thì ngồi xuống niệm. Pháp sư Đế Nhàn cũng chẳng biết ông niệm thế nào nữa.
Ông niệm như thế được ba bốn năm. Một hôm ông bảo bà lão đem cơm:
- Ngày mai bà khỏi đem cơm cho tôi, tôi không ăn trưa.
Bà lão tưởng rằng ngày mai có người mời ông ấy ăn cơm. Ba bốn năm nay ông không hề đi đâu cả, bà cả thấy lạ nên hỏi ông, ông nói:
- Có hai người bà con bạn bè ở nơi này ông ra ngoài thăm họ.
Sau khi trở về ông lại nói với bà lão:
- Sáng mai bà khỏi phải nấu cơm nữa.
Bà lão tưởng ông đi ra ngoài một chuyến, ngày mai lại có người mời ông ăn cơm.
Ngày hôm sau bà lão nhớ Sư phụ, bà bèn đến miểu nhỏ xem thầy dạy chưa. Miểu nhỏ nghèo nàn không sợ trộm cắp, cửa nẻo không bao giờ đóng. Bà lão vừa đến cửa liền hỏi:
- Sư phụ đi ăn cơm về rồi à?
Trong nhà không có ai trả lời. bước vào trong bà thấy ông thầy đứng cạnh giường, mặt hướng ra cửa sổ, trên tay cầm xâu chuỗi. Bà lão hỏi mà thấy Sư phụ không trả lời, xem kỹ lại thì ra Sư phụ đã tịch rồi. Đứng tịch, niệm Phật đứng tịch. Bà lão giựt mình, bà nói với láng giềng:
- Sư phụ đứng tịch rồi!
Thế là một số người chạy đến xem, nhìn thấy Sư phụ một tay cầm xâu chuỗi, một tay thầy cầm một nắm tro. Mở tay ra xem, trong tay thầy có tám chín đồng bạc tiền Đông Dương.
Thời đó ống nhổ người miền Nam dùng để nhổ đàm không phải làm bằng sứ mà là cái hộp tro, nó giống như cái khay vuông vức, trong đó có để tro. Người ta nhổ đàm trong đó, hôm sau đổ tro cũ đi, đổi tro mới vào. Nhìn cái hộp nhổ đàm trong ngoài đều dính tro, lại thấy tay thầy nắm một nắm tro, trong tay có cầm tám chín đồng bạc tiền Đông Dương, mọi người chợt hiểu ra: Chắc là lúc thầy còn làm nghề thủ công buôn bán đã dành được mấy đồng tiền Đông Dương. Bấy giờ tiền Đông Dương rất quý, không có tủ để cất, cũng không có khóa, thầy bỏ tiền vào hộp tro đàm, kẻ trộm có lấy cũng không nghĩ đến lấy cái hộp tro đàm. Thầy e rằng sau khi chết người khác không biết nên lấy tiền ra cầm trong tay, đứng niệm Phật mà vãng sanh. Thầy cũng chuẩn bị cầm số tiền này cho mọi người thấy, để còn làm hậu sự cho thầy. “Có lẽ là như vậy” - Pháp sư Đế Nhàn nói thế.
Về sau mấy vị hộ pháp của thầy gửi thư cho Pháp sư Đế Nhàn: “Đệ tử của Ngài đứng mà chết rồi!”. Pháp sư Đế Nhàn đi thuyền, qua ngày thứ hai thì đến nơi, nhìn thấy thầy đứng đó chết hai ba ngày rồi mà vẫn đứng thẳng. Sư phụ Đế Nhàn bèn làm hậu sự cho thầy. Pháp sư Đế Nhàn nói:
- Hay lắm! Ông không uổng công xuất gia. Ông còn cao minh hơn các Pháp sư. Các vị trụ trì phương trượng thành tựu như ông thế này không nhiều đâu!
Pháp sư rất khen ngợi thầy. Tôi nói Pháp sư Đế Nhàn có hai người Đệ tử, một người tham thiền, một người niệm Phật, các vị so sánh xem. Vị tham thiền kia có nhiều năm công phu khổ luyện lại trở thành ông thổ địa. Còn người thợ thủ công hàng vá nồi này niệm Phật ba bốn năm đứng mà đi rồi. Xem ra đều rất công phu.
Tôi nghe Pháp sư Đế Nhàn kể qua hai lần. Đây là việc thật, có thể cảnh tỉnh, răn dè mọi người. Hôm nay tôi nói điều này mọi người nên biết, so với tham thiền, so với chỉ quán, Mật tông… pháp môn niệm Phật này quả là siêu xuất vượt hơn rất nhiều. Pháp môn niệm Phật mọi người có thể thực hành, cũng không cần hiểu rõ giáo lý, chỉ cần chịu niệm Phật, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, chắc chắn có thể vãng sanh Phật quốc. Quý vị cư sĩ, tu sĩ, bất luận xuất gia, tại gia nên biết lợi ích chân thật của pháp môn niệm Phật, bất luận có hiệu dụng hay không hiệu dụng, đến lúc đó chắc chắn được lợi ích, chắc chắn có kết quả tốt. Không nói nhiều về việc này, tôi tận mắt thấy được vài chuyện, chính tai nghe cũng được vài chuyện, chẳng phải chuyện thời cổ, chẳng phải chuyện bao nhiêu năm về trước mà chính là chuyện thời hiện tại thôi. Nói nhiều không bằng niệm nhiều, không làm nhỡ việc niệm Phật của quý vị.
(Lão Pháp sư Đàm Hư khai thị trong Phật Thất)
Lời bình:
Ngu si, nghèo khó, anh thợ hàn
Niệm Phật, ăn cơm không sở trược
Ba năm giữ vững lời thầy dạy
Tự tại đứng mà vãng Tây Phương.
ÁNH VÀNG SÁNG CHÓI, BÓNG MA MẤT HÚT
Năm nay 1990, tôi 70 tuổi. Nhớ lại bốn mươi mấy năm về trước, tôi thường đến các nhà tinh tứ học nổi tiếng như ông Hổ Thiên Cầu ở hẻm Thành Đầu, Vu Tùng Lâm ở Cầu Thiên Nhĩ… xem bói toán. Họ đều nói thọ mạng của tôi không quá 51 tuổi. Đối với khổ nạn của đời người, lục đạo luân hồi không dừng không nghỉ, tôi vốn cảm thấy tương lai mịt mờ, bó tay không có cách gì giải tỏa. Do vì lúc đó tôi có đọc qua quyển Kỳ Đồ Chỉ Huy do Chiến Đức Khắc trước tác, tức là Giác Hải Từ Hàn bây giờ, khơi nguồn phát khởi. Tôi tìm được phương pháp diệu kỳ để giải quyết ngọn nguồn. Đó chính là phát Bồ Đề tâm, nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ.
Từ đó về sau tôi mỗi ngày kiên trì niệm mười câu danh hiệu Phật, vì thế đối với dự đoán thọ mạng 51 tuổi tôi cũng chẳng quan tâm cũng không còn để bụng nữa.
Năm 1950 tôi vào làm việc ở công ty quốc doanh lớn. Thời đó làm việc, học tập, thể thao đều tương đối khẩn trương. Nhưng tôi đối với 10 câu danh hiệu Phật vẫn âm thầm kiên trì niệm không gián đoạn. Có thể làm đến sét đánh không lay, gió thổi không ngã.
Năm 1971, cũng chính là tôi 51 tuổi, do trong lúc vận động bị thương, sức khỏe không tốt, nhịp tim thường đập cao đến 100, bệnh trĩ lại xuất huyết rất nhiều. Vì vận động, học tập khẩn trương nên không thể tìm thầy trị bệnh. Tối mùng 3 tháng 4 năm đó là cái đêm mà tôi cả đời không quên. Đêm đó khi tôi sắp ngủ, theo thói quen tôi ngồi trên giường mặc niệm Thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Đột nhiên cảm thấy tim đập rất nhanh dường như muốn nhảy ra ngoài, lồng ngực cũng cảm thấy ngột ngạt. Lẽ ra đèn điện ở ký túc xá đang sáng bỗng nhiên trở nên tối sầm. Trước mặt tôi mười mấy mét chập chờn những bóng ma nhảy qua nhảy lại. Lúc đó không biết sức mạnh từ đâu đến mà tôi không hề kinh hãi sợ sệt, vẫn tự mình niệm Phật và khoảng hai phút sau, trước mặt tôi hiện ra ánh vàng sáng chói. Cảnh tượng trang nghiêm lúc đó thật khó mà hình dung!
Lúc này những bóng ma chập chờn chạy loạn xạ trong bóng tối liền tan biến mất. Từ góc phải phía trên tôi nhìn thấy Phật A Di Đà, toàn thân sắc vàng ròng, tay phải đưa xuống tiếp dẫn, tướng trang nghiêm. Tôi không có lễ lạy mà vẫn chấp tay niệm Phật như trước. Theo tiếng niệm Phật tôi cảm thấy tim tôi dần dần chậm trở lại như bình thường. Đang lúc tôi nửa tỉnh nửa mê vẫn thấy mình đang chấp tay, trong miệng lâm râm niệm Phật hiệu. Bóng đèn điện ký túc xá vẫn đang cháy sáng. Thật là không thể nghĩ bàn! Ngay ngày hôm sau, đáng lẽ mụt trĩ chảy nhiều máu, bây giờ không thuốc lại ngưng chảy máu, nhịp tim giảm còn 80 nhịp một phút. Cuối cùng tôi cũng thoát khỏi nạn kiếp này, dưới sự từ bi gia bị của Đức Phật A Di Đà.
Trước đây tôi chỉ đơn thuần cho rằng nhất tâm niệm Phật để sau khi chết được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, chứ chẳng biết rằng lòng đại từ đại bi của Đức Phật là không giới hạn. Những người nhất tâm niệm Phật trong cuộc sống hằng ngày khi gặp phải tai nạn lớn, bệnh đau khổ ách đều được Phật A Di Đà cảm ứng gia bị cho họ thoát khỏi ách nạn.
Do đây có thể biết người niệm Phật nguyện sanh Tịnh Độ đương nhiên sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực Lạc, đúng như lời khai thị của Đại sư Ấn Quang: “Pháp Môn Niệm Phật vạn người tu vạn người vãng, vạn người chẳng sót một người!”. Giờ đây tôi càng tin sâu không nghi ngờ gì nữa.
(Vương Giới Bồ trong Tịnh Độ Văn trích)
Lời bình:
Quần ma loạn múa
Dư giả cang sủa
Âm thanh niệm Phật
Như sư tử hống
Sư tử mà ra
Trăm thú ẩn mất
Tiếng Phật niệm ra
Quần ma lẫn trốn
Cái thân phiền não
Cái đời vô thường
Nên nương Di Đà
An thân lập mạng
Thân tâm tánh mạng
Phó thác Di Đà
Bất cứ lúc nào
Bất cứ nơi đâu
Nhớ Phật niệm Phật.
Trích lục Một trăm truyện niệm Phật cảm ứng
Pháp sư Huệ Tịnh - Pháp sư Tịnh Tông