Vài Câu Chuyện Vãng Sanh Chư Tổ Kể

NPSTD7

 

Vài Câu Chuyện Vãng Sanh Chư Tổ Kể

Bài ký về chuyện vãng sanh của cư sĩ Triệu Tôn Nhân

Làm việc quả quyết, thật thà, dùng lòng thành để cảm
Triệu Tôn Nhân pháp danh là Bồi Canh, người ở thành phố Mã Đường Như Cao, tuổi ngoài ba mươi, theo đuổi nghề buôn bán, tánh tình thuần hòa, chân thật, không trá ngụy, làm việc quả quyết, thật thà. Mấy năm gần đây được nghe pháp môn Tịnh Độ bèn sanh lòng tin tưởng sâu xa, hằng ngày lấy chuyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương làm chánh, gác qua chuyện buôn bán, chuyên làm chuyện từ thiện công ích hết sức tích cực. Do vậy, đề xướng lập ra Tế Sanh phân hội và Phật Kinh Lưu Thông Xứ. Hễ có các chuyện lành nào đều tận lực lo liệu, không chuyện gì không làm. Đối với đèn đường ở địa phương, đích thân ông sáng thâu về, tối đi thắp lên, chẳng nề mệt nhọc. Người cả một phương đều cảm phục lòng thành của ông. Ông dùng lòng thành để cảm, mọi người dùng lòng thành để ứng. Phàm khi ông quyên mộ, không ai chẳng thuận theo hầu viên thành ý nguyện cho ông.

 

Tinh tấn, vãng sanh

Mùa Đông năm Dân Quốc 15 (1926), ông mắc phải bệnh ngặt, vẫn gượng đè nén cơn bệnh đề xướng Phật thất để cầu thế giới thái bình, dự định khởi thất vào ngày mồng Hai tháng Chạp, đến ngày mồng Tám là viên mãn, thỉnh sư Phạm Thành chùa Tây Phương ở Quật Cảng làm Chủ Thất, chi phí đều do thiện tín tự đóng góp, người dự hội niệm Phật hơn bốn mươi người. Cư sĩ tuy đang bệnh nặng nhưng niệm Phật càng thêm tinh tấn như người không bệnh. Đến bảy giờ tối ngày mồng Sáu bèn ngồi niệm Phật qua đời. Những người đang tham dự hội càng thêm khẩn thiết niệm Phật, giúp cho ông được vãng sanh. Sau mấy tiếng đồng hồ, đỉnh đầu vẫn còn ấm, vẻ mặt chẳng khác gì lúc sống. Từ đây, ta thấy được Di Đà nguyện lực, chúng sanh tâm lực, cả hai thứ đều chẳng thể nghĩ bàn. Ấy là vì Chân Như Phật Tánh chúng sanh vốn sẵn có, chỉ nhờ vào nhân duyên để khải phát mà thôi! Như hạt giống đã gieo xuống đất, gặp mưa đúng thời bèn nảy mầm. Những kẻ trong cõi đời dùng sức Chân Như Phật Tánh để hằng ngày theo đuổi tham - sân - si, giết - trộm - dâm ví như đem châu Ma Ni tùy ý tuôn ra các thứ báu quăng trong hầm xí, nên chẳng thể thụ dụng được, chẳng đáng buồn ư? Nghe đến phong thái của cư sĩ há chẳng thẹn đến chết ư?

 

Bài ký về chuyện vãng sanh của cư sĩ Sa Kiện Am

Trọn hết bổn phận, gặp gỡ duyên lành Tịnh Độ, soạn luận Bài Xích Tệ Ăn Thịt Uống Rượu
Ông Sa Kiện Am tên là Nguyên Bỉnh, người xứ Như Cao, tỉnh Giang Tô, phẩm hạnh, tu dưỡng, văn chương, đạo nghĩa thảy đều đáng nêu gương cho đời Mạt. Cái học của ông trọng nơi tận lực thực hành chứ không chuộng từ chương, chí chuyên chú nơi tận hết bổn phận, chẳng hâm mộ vinh hoa, ân sủng. Vì thế, sau khi đỗ đạt bèn ở nhà thờ cha mẹ cho trọn hết phận con, chẳng ra làm quan. Thoạt đầu ông chẳng biết Phật là người như thế nào, kinh có nghĩa như thế nào, bèn theo đuổi những thuyết của Hàn, Âu, Trình, Châu, cho rằng Phật pháp có hại cho thánh đạo, chẳng có ích gì cho nước, cho dân. Đến sau cuộc quốc biến năm Tân Hợi (1911), buồn bã khôn khuây, thường mang ý tưởng vượt thoát cõi đời, bèn thử đọc kinh Phật, thấy nghĩa lý tinh vi áo diệu, viên dung siêu thoát, mới biết Phật là vị đại thánh nhân, giáo pháp của Ngài có những chuyện chẳng thể nghĩ bàn, như thoát ra khỏi hang tối được thấy mặt trời, khôn ngăn mừng rỡ, nhưng lại hết sức bi thương, tiếc cho mấy mươi năm chấp nhặt, hèn tệ. Từ đấy, âm thầm nghiên cứu, thọ trì, đọc tụng để mong đích thân chứng được Phật tánh sẵn có, chẳng đến nỗi thường làm người luân hồi trong lục đạo.
Năm Dân Quốc 12 (1923), tức năm Quý Hợi, tuổi tròn hoa giáp (sáu mươi), tâm yếm thế càng thêm khẩn thiết, gặp đúng dịp pháp sư Đế Nhàn đến đất Như giảng A Di Đà Kinh Yếu Giải, đích thân được nghe giảng, biết được pháp môn Tịnh Độ hoành siêu là đạo để bậc đại thánh Đẳng Giác, tiểu phàm nghịch ác đều cùng trong đời này cậy vào Phật từ lực thoát khỏi Sa Bà lên cõi Cực Lạc, tùy theo căn tánh mà được chứng nhập. Do vậy, bèn chuyên tu Tịnh nghiệp để cầu vãng sanh. Năm sau, Thôi Ích Vinh lên núi quy y, có kể cho Quang nghe về học vấn, tu trì của cư sĩ, do vậy bèn nhờ ông Thôi đem bộ Văn Sao tặng cho ông ta. Năm sau nữa, Trần Chánh Hữu đem bản luận Bài Xích Tệ Ăn Thịt Uống Rượu Trong Tang Lễ do ông Sa soạn đưa cho đọc, thấy trích kinh dẫn sử rõ ràng, khúc chiết, biết cái học của cư sĩ có căn bản, chí mong thành thánh thành hiền, tuy chưa gặp gỡ nhưng tâm hai bên như đã có mối thần giao [cách cảm]. Mùa Hạ năm ngoái, nghe Quang đến đất Hỗ (Thượng Hải) muốn đến gặp mặt, nhưng vì bệnh không ra khỏi cửa được nên chẳng thỏa nguyện, vẫn mong có ngày khác lên núi hỏi han. Đến lúc sắp lâm chung, chuyện trò cùng bè bạn vẫn lấy đó làm điều tiếc nuối. Nhưng đã sanh Tây Phương, thân cận Di Đà, dự vào hải chúng thì chẳng gặp được ông Tăng chỉ biết có cơm cháo này há có thiếu sót chi!

 

Túc nghiệp phát sanh [phải trả], dặn dò hộ niệm hậu sự, vãng sanh thù thắng
Đến mùa Thu, nách trái ông mọc cái ung, tiếp đó ho ra máu, đến mùa Đông càng nặng. Thuốc Tây lẫn thuốc Tàu đều vô hiệu, há chẳng phải là do sức tu trì nên chuyển báo nặng đời sau thành báo nhẹ trong đời này để giải quyết cho xong túc nghiệp đấy chăng? Đến ngày Mười Một tháng Chạp, nằm bẹp trên giường không dậy được, bèn đem những trước tác lúc bình thời giao phó cho môn nhân là Hạng Bản Nguyên, Hoàng Văn Tuấn, dặn dò đại lược việc nhà, hơi hối hận chuyện trước kia đã phạm lỗi tán thành biến chùa Quảng Phước thành nơi họp hành, dời tượng Phật đi chỗ khác, sai con ông là Tấn bỏ ra ba ngàn đồng sửa chữa Phật điện của Quảng Huệ Am ở Đông Môn để chuộc lỗi trước. Lại bảo quyến thuộc trong nhà ngày đêm thay phiên niệm Phật trước giường đến khi ông lâm chung cũng vẫn như thế, chẳng được tắm rửa, thay áo sẵn cũng như khóc lóc v.v… Liệm bằng vải thô, đừng dùng trừu, đoạn. Đám tang bất luận cúng quải hay đãi khách chẳng được dùng rượu thịt, “ta thường soạn luận trách đời, các ngươi chớ tùy thuận thói ác, hãm ta vào tội!” Lại thỉnh Tăng trợ niệm để cầu cậy Phật từ lực vãng sanh Tây Phương. Lập hương án trước giường, thờ tượng Phật A Di Đà tiếp dẫn, mặt nhìn vào từ dung, miệng niệm, tâm nhớ, chuyên tinh nhất trí, không đề cập đến chuyện gì khác. Đêm Hai Mươi Bốn, bệnh càng nguy ngập, Tăng chúng đều đến trợ niệm, cư sĩ chánh niệm phân minh, hoặc niệm ra tiếng hoặc thầm niệm theo. Đến ngày Hai Mươi Sáu, tuy chẳng nghe tiếng, miệng vẫn luôn mấp máy. Đến chiều, khí càng suy, người nhà và Tăng chúng càng niệm khẩn thiết. Đến giờ Dậu, chợt qua đời, thoảng có mùi hương lạ. Đại chúng niệm Phật càng mạnh mẽ, hơn hai tiếng sau đỉnh đầu vẫn ấm, đến sáng hôm sau mới dứt tiếng niệm Phật để tắm rửa thay áo tẩn liệm, cất tiếng khóc. Con ông vâng lời dạy không trái nghịch, có thể nói là chân hiếu.

 

Trung Phẩm Thượng Sanh?
Ôi! Như cư sĩ có thể nói là túc căn sâu dầy, kiến địa cao siêu, ngôn hạnh tương ứng, trong - ngoài như một. Dựa theo mấy năm tu trì ấy và tín nguyện bình sinh, cảnh tượng khi lâm chung, có lẽ là Trung Phẩm Thượng Sanh đó chăng? Bởi lẽ ông hiếu dưỡng cha mẹ, làm điều nhân từ thế gian, đầy đủ tín nguyện thật sự, nhiếp tâm tịnh niệm. Một khi được vãng sanh ắt đạt địa vị Bất Thoái, chứng Vô Sanh Nhẫn, tu tập dần dần cho đến viên mãn Bồ Đề mới thôi, há còn tiếc nuối chi? Ở đây, tôi ghi lại tóm tắt những gì học trò ông là Hạng Bản Nguyên, con ông là Tấn, và học trò của tôi là Thôi Ích Vinh đã thuật, để sau này tập hợp thành Vãng Sanh Truyện và Ẩn Sĩ Sự Tích, nên mới có bài này.

 

lctd223

 

Chư Tổ dạy, hành giả Tịnh Độ thì tâm nên khế hợp, tương ưng với tâm Phật [biết lỗi liền sửa, thấy việc nghĩa ắt làm, dùng thành - kính đối đãi,...], như thế mới nên, mau tiến tấn, dễ cảm thông. Pháp môn này là Pháp phải nương cậy vào Phật từ lực mới thành tựu giải thoát được, nên cần ở chỗ tu Lục Hòa dữ lắm. Lấy Tín - Nguyện - Hạnh làm Tông, nhưng để đạt được cái 'Tông' ấy một cách đầy đủ và quan trọng là giữ vững nó suốt cả một cuộc đời [ô trọc] này thì cần [tu] trợ duyên nhiều thứ lắm, khác hẵn với các Pháp tu tự lực như Thiền, Giáo...

Các Cư sĩ trên bình sinh làm nhiều việc nghĩa cho đời, tín nguyện đầy đủ, tinh tấn hành trì, dạy người, cuối đời vãng sanh thật thù thắng. Riêng công phu thì ở mức tịnh niệm tiếp nối thôi, chưa đạt tới nhất tâm [sự, lý...] nên chưa thể dự vào hàng Thượng Phẩm được, như chư Tổ có nêu. Dù cho phẩm vị nào, vãng sanh là vĩnh viễn lìa khổ được vui, là liễu sanh thoát tử, là Bất thoái, là một đời thành Phật cứu độ chúng sanh... Quả thật là thù thắng biết bao!

 

Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên

Đại sư Ấn Quang

Các Bài Pháp Nổi Bật

Chỉ Giữ Tấm Lòng Tốt Lành, Nói Lời Tốt Lành, Làm Chuyện Tốt Lành, Nhất Tâm Niệm Phật, Lần Lượt Khuyên Người

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Úc Trí Lãng

    Vãng sanh Tịnh Độ hoàn toàn cậy vào tín - nguyện
    Tục ngữ nói: “Phú ông bất tri bần nhân chi khổ, tráng phu bất tri lão nhân chi khổ” (Phú ông chẳng biết nỗi khổ kẻ nghèo, người khỏe mạnh chẳng biết nỗi khổ của người già). Ông cho rằng Quang cự tuyệt chẳng qua là để tịnh tu mà thôi ư? Ông chẳng biết thật ra là vì mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ. Chỉ nội chuyện đọc thư ông gởi đến và để viết thư trả lời thì kiếng đeo mắt lẫn kiếng cầm tay (kính lúp) đều phải dùng đến hết, mới xem, mới viết được!

  • Tích Công Lũy Đức Vô Lượng Vô Biên, Được Tự Tại Trong Hết Thảy Pháp, Chẳng Thể Dùng Ngữ Ngôn, Phân Biệt Để Biết Được Nổi

  • Mô tả

    Phẩm 9. Viên Mãn Thành Tựu
    Phẩm thứ chín này có tên là Viên Mãn Thành Tựu. Từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ tám đều nói hạnh nguyện của Pháp Tạng Ðại Sĩ lúc tu nhân; từ phẩm này trở đi, kinh nói về quả đức thành tựu. Nội dung phẩm này gồm ba phần:
    - Phật khen ngợi Pháp Tạng nhân viên quả mãn.
    - A Nan thưa hỏi.
    - Thế Tôn đáp thẳng vào câu hỏi.

  • Pháp Niệm Phật Khẩn Yếu Nhất Là Có Lòng Tin Chân Thật, Nguyện Thiết Tha

  • Mô tả

    Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự

    Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự. Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao.

  • Chẳng Bị Xoay Chuyển Bởi Những Thứ Tri Kiến Ấy, Lại Còn Giữ Vẹn Luân Thường, Trọn Hết Bổn Phận, Dứt Lòng Tà, Giữ Lòng Thành...

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Hùng Huệ Dực (trích lục)
    (năm Dân Quốc 20 -1931)

    Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao?
    Cha mẹ ông tuổi đã cao, đúng là lúc nên mềm mỏng khuyên họ ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao? Hãy nên làm cho anh em trai, chị em gái, thê thiếp, con cái, họ hàng, bạn bè và hết thảy những người quen biết cùng tu Tịnh nghiệp.

  • Hương Báu Xông Khắp

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện, lâu quán, trì lưu, hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành. Kỳ hương phổ huân thập phương thế giới. Chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu, quán, ao, suối, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Sẽ Vĩnh Viễn Không Còn Lo Ngờ Nữa!

  • Mô tả

    Biết tâm vui đạo hết sức chân thành, tha thiết [nên 'cảm ứng đạo giao']

    Nhận được thư biết tâm cư sĩ vui đạo hết sức chân thành, tha thiết. Còn những lời khen ngợi Bất Huệ chưa thoát khỏi thói quen thế tục. Quang là một ông Tăng tầm thường, chỉ biết học theo ngu phu ngu phụ chuyên niệm danh hiệu Phật, sao lại khen ngợi quá mức như thế? Như ông quyên góp in bộ An Sĩ Toàn Thư, thật đúng là pháp chí thành tu [thân] tề [gia] trị [quốc] bình [thiên hạ] và đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử, mỗi mỗi đều đầy đủ.

  • Hồng Danh Vạn Đức Chính Là Vô Thượng Giác Đạo Như Lai Đã Chứng Nơi Quả Địa!

  • Mô tả

    Chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới

    Pháp môn Niệm Phật cao cả thay! Do một niệm tâm tánh của chúng ta giống như hư không thường hằng bất biến. Tuy thường chẳng biến nhưng niệm niệm tùy duyên, chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới, chẳng duyên theo tam thừa sẽ duyên theo lục đạo, chẳng duyên theo nhân thiên sẽ duyên theo tam đồ. Do duyên nhiễm - tịnh bất đồng cho nên quả báo khổ - vui rất khác. Tuy bản thể trọn chẳng biến đổi gì, nhưng Tướng - Dụng cố nhiên khác nhau một trời một vực! 

  • Trụ Chánh Định Tụ; Vui Như Lậu Tận

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh. Sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư Định Tụ, vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương. Sở thọ khoái lạc, do như Lậu Tận tỳ-kheo. Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi làm Phật, trong nước không có danh từ bất thiện. Tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi đều đồng một tâm, trụ nơi Ðịnh Tụ, vĩnh viễn thoát khỏi nhiệt não, tâm được thanh lương, hưởng thọ khoái lạc như là Lậu Tận tỳ-kheo. Nếu họ khởi tưởng niệm tham chấp cái thân thì chẳng lấy Chánh Giác.