Ly Gián Hôn Nhân Phải Chịu Quả Báo

NPSTD7

 

Ly Gián Hôn Nhân Phải Chịu Quả Báo

Đời nhà Thanh, niên hiệu Thuận Trị, vào năm Mậu Tuất có mở khoa thi Hội. Vào lúc điểm danh, bỗng phát hiện trong ống đựng bút của một thí sinh người ở Hiếu Liêm có bản thảo lá đơn ly hôn. Quan giám khảo xem qua giận lắm, sai dùng trượng đánh rồi cùm lại nhốt vào ngục, đồng thời lập tức tước bỏ tư cách cử nhân.
Về sau tìm hiểu nguyên nhân mới biết, thí sinh người Hiếu Liêm này vốn có một người bạn đồng học, có gian ý muốn cưới vợ của một người bạn khác về làm thiếp. Anh chàng người Hiếu Liêm liền vì người bạn kia nghĩ kế, trước hết đặt điều nói xấu người vợ, khiến anh chồng giận ghét muốn bỏ vợ. Tiếp theo nhân lúc vợ chồng ly gián, liền mai mối chuyện hôn sự với người kia, lại vì người này mà viết giúp đơn ly hôn. Nhưng rốt lại anh ta cũng không hiểu vì sao lại mê muội để bản thảo lá thư ấy vào trong ống đựng bút.
 

LY GIAN HON NHANH 2

 

Lời bàn
Mưu kế của anh chàng này quả là thâm độc vô cùng! Nên biết, trong luật trời thì phá hoại chuyện hôn nhân của người khác được xem là điều ác độc nhất. Chẳng những là sau khi đã thành vợ chồng không được dễ dãi nói đến chuyện ly dị, mà ngay cả khi chưa kết hôn, nếu sự việc đã định đoạt rồi cũng không được làm cho thay đổi.
Tại quê tôi ở Côn Sơn có một gia đình vốn trước đây là danh gia vọng tộc, chỉ sinh được mỗi một đứa con gái. Từ khi lâm vào cảnh sa sút bần cùng, mọi chi phí sinh hoạt ăn uống trong nhà đều phải dựa vào sự cung cấp của một người nô bộc cũ. Trải qua nhiều năm tháng như vậy, người chủ lấy làm cảm kích tấm lòng của người nô bộc, liền mang khế ước bán thân của người này trước đây ra trả lại, đồng thời dùng lễ cung kính đối đãi như bằng hữu.
Người nô bộc ấy có một đứa con trai rất thông minh, tuấn tú, người chủ muốn kết làm thông gia. Nô bộc cố hết sức chối từ, không dám, nhưng sau người chủ ép quá nên đành phải nghe theo, cho hai trẻ kết thành vợ chồng, sống với nhau hết sức tương đắc.
Không bao lâu, cả hai vợ chồng người chủ đều qua đời, người nô bộc liền bảo bọc nuôi dưỡng cả con dâu. Qua năm sau, có người trong tộc họ của người chủ cũ viện cớ hai bên gia đình sang hèn cách biệt không thể kết thông gia, nên cố tìm đủ cách sách nhiễu không ngừng, cuối cùng lại kiện lên quan. Quan xử hai bên ly dị, người nô bộc cuối cùng do việc ấy mà tan nhà nát cửa. Người trong tộc họ của chủ cũ lại không có khả năng nuôi dưỡng cô con gái, đến nỗi cuối cùng cô ta phải đói khổ uất ức mà chết. Cô gái ấy chết không bao lâu thì thác nhập vào người trong tộc họ của chủ cũ, kể lể hết đầu đuôi sự việc. Những kẻ đồng mưu trong việc này có bao nhiêu người sau đó đều mắc phải bệnh nặng, nối nhau mà chết cả.

 

Trích Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả - Quyển Hạ

Tác Giả: Chu An Sĩ

 

Các Bài Pháp Nổi Bật

Chỉ Giữ Tấm Lòng Tốt Lành, Nói Lời Tốt Lành, Làm Chuyện Tốt Lành, Nhất Tâm Niệm Phật, Lần Lượt Khuyên Người

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Úc Trí Lãng

    Vãng sanh Tịnh Độ hoàn toàn cậy vào tín - nguyện
    Tục ngữ nói: “Phú ông bất tri bần nhân chi khổ, tráng phu bất tri lão nhân chi khổ” (Phú ông chẳng biết nỗi khổ kẻ nghèo, người khỏe mạnh chẳng biết nỗi khổ của người già). Ông cho rằng Quang cự tuyệt chẳng qua là để tịnh tu mà thôi ư? Ông chẳng biết thật ra là vì mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ. Chỉ nội chuyện đọc thư ông gởi đến và để viết thư trả lời thì kiếng đeo mắt lẫn kiếng cầm tay (kính lúp) đều phải dùng đến hết, mới xem, mới viết được!

  • Tích Công Lũy Đức Vô Lượng Vô Biên, Được Tự Tại Trong Hết Thảy Pháp, Chẳng Thể Dùng Ngữ Ngôn, Phân Biệt Để Biết Được Nổi

  • Mô tả

    Phẩm 9. Viên Mãn Thành Tựu
    Phẩm thứ chín này có tên là Viên Mãn Thành Tựu. Từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ tám đều nói hạnh nguyện của Pháp Tạng Ðại Sĩ lúc tu nhân; từ phẩm này trở đi, kinh nói về quả đức thành tựu. Nội dung phẩm này gồm ba phần:
    - Phật khen ngợi Pháp Tạng nhân viên quả mãn.
    - A Nan thưa hỏi.
    - Thế Tôn đáp thẳng vào câu hỏi.

  • Pháp Niệm Phật Khẩn Yếu Nhất Là Có Lòng Tin Chân Thật, Nguyện Thiết Tha

  • Mô tả

    Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự

    Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự. Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao.

  • Chẳng Bị Xoay Chuyển Bởi Những Thứ Tri Kiến Ấy, Lại Còn Giữ Vẹn Luân Thường, Trọn Hết Bổn Phận, Dứt Lòng Tà, Giữ Lòng Thành...

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Hùng Huệ Dực (trích lục)
    (năm Dân Quốc 20 -1931)

    Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao?
    Cha mẹ ông tuổi đã cao, đúng là lúc nên mềm mỏng khuyên họ ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao? Hãy nên làm cho anh em trai, chị em gái, thê thiếp, con cái, họ hàng, bạn bè và hết thảy những người quen biết cùng tu Tịnh nghiệp.

  • Hương Báu Xông Khắp

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện, lâu quán, trì lưu, hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành. Kỳ hương phổ huân thập phương thế giới. Chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu, quán, ao, suối, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Sẽ Vĩnh Viễn Không Còn Lo Ngờ Nữa!

  • Mô tả

    Biết tâm vui đạo hết sức chân thành, tha thiết [nên 'cảm ứng đạo giao']

    Nhận được thư biết tâm cư sĩ vui đạo hết sức chân thành, tha thiết. Còn những lời khen ngợi Bất Huệ chưa thoát khỏi thói quen thế tục. Quang là một ông Tăng tầm thường, chỉ biết học theo ngu phu ngu phụ chuyên niệm danh hiệu Phật, sao lại khen ngợi quá mức như thế? Như ông quyên góp in bộ An Sĩ Toàn Thư, thật đúng là pháp chí thành tu [thân] tề [gia] trị [quốc] bình [thiên hạ] và đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử, mỗi mỗi đều đầy đủ.

  • Hồng Danh Vạn Đức Chính Là Vô Thượng Giác Đạo Như Lai Đã Chứng Nơi Quả Địa!

  • Mô tả

    Chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới

    Pháp môn Niệm Phật cao cả thay! Do một niệm tâm tánh của chúng ta giống như hư không thường hằng bất biến. Tuy thường chẳng biến nhưng niệm niệm tùy duyên, chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới, chẳng duyên theo tam thừa sẽ duyên theo lục đạo, chẳng duyên theo nhân thiên sẽ duyên theo tam đồ. Do duyên nhiễm - tịnh bất đồng cho nên quả báo khổ - vui rất khác. Tuy bản thể trọn chẳng biến đổi gì, nhưng Tướng - Dụng cố nhiên khác nhau một trời một vực! 

  • Trụ Chánh Định Tụ; Vui Như Lậu Tận

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh. Sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư Định Tụ, vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương. Sở thọ khoái lạc, do như Lậu Tận tỳ-kheo. Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi làm Phật, trong nước không có danh từ bất thiện. Tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi đều đồng một tâm, trụ nơi Ðịnh Tụ, vĩnh viễn thoát khỏi nhiệt não, tâm được thanh lương, hưởng thọ khoái lạc như là Lậu Tận tỳ-kheo. Nếu họ khởi tưởng niệm tham chấp cái thân thì chẳng lấy Chánh Giác.