Những Đạo Lý Trong Phóng Sanh

NPSTD7

 

Những Đạo Lý Trong Phóng Sanh

Trần Tiến Phu nói:
- Người có lòng nhân sẽ quyên tặng những món tiền dư ra, không dùng tới. Người có trí sẽ có đức dầy “thí xả chẳng cần báo đáp”, khiến cho [những loài vật trong tình cảnh] ruột đứt, hơi tàn, được tiếp tục sống từ ngọn dao bén, khiến cho [những con vật] đang tan phách kinh hồn được hồi sanh từ trên chảo, vạc. Để thực hiện công đức ấy, có ba thứ phóng sanh không cố định, và hai thứ chẳng cần phải phóng sanh. [Lại có ba loại phóng sanh] là vì loài vật mà phóng sanh, vì con người mà phóng sanh và vì chính mình mà phóng sanh.
Người đời phóng sanh, phần nhiều ấn định sẵn ngày giờ [cố định]để phóng sanh. Vì thế, những kẻ cầu lợi sẽ giăng bẫy, săn bắn [động vật hòng] cung ứng, đa số là [khiến cho những con vật] bị quấy nhiễu khốn khổ đến nỗi chết ngắc! Đấy chính là sát sanh mà cứ tưởng là phóng sanh! Hễ tai nghe, mắt thấy [những con vật sắp bị sát hại] ở trên đường hoặc ngoài chợ, liền tùy tiện mua lấy đem thả. Đấy gọi là “phóng sanh không theo kỳ hạn cố định”.
Người đời đào ao, lập vườn [phóng sanh]. Đã có một chỗ thường xuyên, kẻ khác sẽ rình rập. [Những con vật] vừa mới thoát khỏi lưới của kẻ bắt, thoắt lại biến thành món canh của kẻ trông coi [vườn, ao phóng sanh ấy]. Đấy cũng là phóng sanh để cho chúng nó bị giết! Sông, ngòi, rừng, ao, hãy tìm chỗ thuận tiện, thích hợp, nhờ người thiện tín trông coi, bất thình lình đến đó [phóng sanh]. Đấy gọi là “phóng sanh không có chỗ thường xuyên”. Người đời phóng sanh bên ngoài, nhưng trong nhà cắt mổ chẳng băn khoăn! Thậm chí nói “nuôi gia súc để đãi người khác”, “chức trách [của những con vật ấy] đáng phải là cung cấp món ăn [cho loài người]”, chẳng biết [nếu như] con cháu [của họ] cũng [là những sinh vật] được nuôi dưỡng bỗng bị mổ xẻ, ăn nuốt ngang xương, [lúc ấy], tâm họ sẽ như thế nào?
Ngạn ngữ có câu: “Kinh doanh thì phải trả nợ, còn hay hơn bố thí”. Lập hội phóng sanh, sao bằng kiêng giết? Cho đến thảo mộc đều là sanh linh; con đỉa, loài thiêu thân đều có Phật Tánh. Hoặc là phá chỗ tường vây khiến những loài trùng đang ngủ đông bị hủy hoại, có lúc lật tổ phá trứng, làm rơi rớt những thứ tanh tưởi khiến kiến bu lại, chứa nước tù đọng khiến lăng quăng sanh ra, hoặc do nuôi những thứ chim hay cá hiếm quý, bèn dùng những con vật khác làm đồ ăn cho chúng. Dẫu ta chẳng có cái tâm giết chóc, nhưng [do những hành động bất cẩn trên đây], sẽ khiến chúng nó lâm vào tử lộ, đều nên kiêng tránh. Hãy dự phòng bảo vệ sẵn, khiến cho chúng đều được sống sót. Đấy gọi là “chẳng phóng sanh mà hành phóng sanh”, chẳng phải là phóng sanh những con vật cố định.
Nếu là những con vật bị thương nguy ngập vì bị cắn xé, hoặc [những loài thủy sản] mắc lưới, có thả ra, chưa chắc chúng đã sống được, hãy nên điều dưỡng, khiến cho chúng nó bình phục [rồi mới thả]. Nếu chúng không thể sống sót, hãy nên đem chôn.
Lại có loài thú dữ, cá độc, ác trùng, chim hung tợn, cứu chúng sống sót, đúng là tiếp tục kéo dài các thứ độc, hãy nên cân nhắc chúng nó sống sót hay bị chết nhiều hay ít, so sánh giữa công và tội nặng hay nhẹ, để [quyết định] cho chúng nó tự sanh tự diệt dường như chẳng thấy, chẳng nghe. Đối với hai loại ấy (dẫu phóng sanh cũng không sống được và loài vật gây hại), chẳng bắt buộc phải phóng sanh. Hễ là như vậy, hãy tùy duyên, tùy sức [để phóng sanh] khi thời cơ thích hợp. Đừng cho rằng giết những con vật nhỏ sẽ chẳng sao, đừng nghĩ thả những con vật nhỏ sẽ vô ích. Đừng ngại vất vả khiến cho thiện niệm bị trở ngại, đừng so đo giá cả rồi bỏ phế thiện duyên. Một con vật chẳng phải là ít, lắm sanh vật chẳng phải là nhiều! Những côn trùng bé tí bay lượn chẳng phải là nhỏ; ngựa, trâu chẳng lớn. Một đồng chẳng phải là không đủ, một vạn xâu tiền chẳng phải là có thừa! Đấy gọi là hễ có con vật [cần được cứu sống] bèn phóng sanh; đạo lý đều được bao gồm trọn hết trong ấy.

  

NHUNG DAO LY PS 2

 

Trích Cảm Ứng Thiên Vựng Biên

Chuyển Ngữ: Bửu Quang Tự Đệ Tử Như Hòa

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.