Phung Phí Ngũ Cốc, Khiến Cho Chúng Sanh Vất Vả, Ưu Phiền

NPSTD7

 

Phung Phí Ngũ Cốc, Khiến Cho Chúng Sanh Vất Vả, Ưu Phiền

Từ trước đến nay, những kẻ phung phí ngũ cốc phần nhiều mắc họa bị sét đánh. Bởi lẽ, đối với người dân, cái ăn to như trời! Khinh rẻ [ngũ cốc] chính là khinh nhờn trời; do vậy, quả báo ấy rất nặng. Thời cổ, thiên tử đích thân đi cày, thánh nhân coi trọng lúa gạo, đều là vì hết sức coi trọng các loại hạt lương thực nuôi sống người dân. Hiềm rằng người hiện thời quăng vứt, hoặc là [bỏ mặc ngũ cốc] vung vãi ở ruộng chẳng thâu nhặt, hoặc để cho mục nát trong kho chẳng chịu phát ra, hoặc vứt vào nước, lửa, hoặc quăng bỏ [mặc cho kẻ khác] giẫm đạp, hoặc ăn những thứ tinh túy, vứt bỏ những thứ thô kệch, hoặc do có [ngũ cốc] quá nhiều mà đến nỗi dư thừa, hoặc cơm canh đã nấu xong mà bỏ mứa, hoặc là lúa má chưa chín mà đã cắt hái trước, hoặc dùng lương thực để nuôi chim, hoặc dùng đậu và lúa mạch cho gia súc ăn, đều là những chuyện tàn hại vật thực của trời quá đáng! [Người nông dân] cày cuốc, gieo mạ đang giữa trưa, mồ hôi từng giọt thấm vào nhánh mạ cắm xuống ruộng, ai biết một mâm cơm, từng hạt đều nhọc nhằn? Thử nghĩ năm đói kém, mỗi hạt [ngũ cốc] quý như châu báu, sao lại nhẫn tâm coi rẻ, phung phí khi dư giả? Giả sử ai nấy đều yêu quý [các sản phẩm] nông tang như báu vật, ắt sẽ chẳng đến nỗi có năm mất mùa!
Đời Tống, Thượng Thư Phong Tắc thường nói: - Ta thuở bé đã đích thân gặp ngài Tuyết Đậu dùng chuyện tiếc phước để dạy người khác như sau: “Mỗi người chẳng có thọ hay yểu, hễ hết lộc thì chết”. Suốt đời này, ta tuân theo giáo huấn ấy, đối với mọi việc, đều chẳng chịu phung phí chút nào!

Đời Minh, Trương Nghĩa Phương có mấy trăm thửa ruộng. Hằng năm, thóc do tá điền nạp tô bị để mục nát trong kho, thường phải dọn dẹp bỏ đi, đến nỗi dùng mè đen để nuôi lợn, dùng đậu xanh cho trâu ăn. Nếu có người khuyên hắn hãy châu cấp, giúp đỡ kẻ nghèo nàn, túng thiếu, hắn chẳng nghe. Về sau, vào năm Chánh Đức thứ sáu (1511), đê Hoàng Hà bị vỡ, ruộng đồng bị cuốn trôi ra sông. Rốt cuộc, hắn đến nỗi bị chết đói!
Một bà lão đã từng nấu cơm cho một nhà quan, nấu nhiều món ăn. Hễ dư ra, bèn đổ xuống mương rãnh. Một hôm, [bà cụ] bị bệnh chết đi rồi sống lại, bảo: “Có hai chiếc thuyền chở những thức ăn đã bị vứt bỏ, hôi thối khôn sánh! Một người dùng roi sắt đánh tôi, bảo đó là những thứ tôi đã vứt bỏ khi còn sống, ép tôi ăn. Gượng ăn mấy miếng, bụng đã trướng lên, [chẳng biết] khi nào mới hết? Biết làm sao đây?” Nói xong, lại chết.
Một kẻ làm công gieo mạ cho người khác. Chủ ruộng dùng lúa mạch vụn nấu cơm cho ăn. Gã làm công giận chủ ruộng coi thường mình, đổ món ấy vào bãi phân trâu. Ngay lập tức, sét đánh chết hắn!
Cha của Hy Mẫn Công Trần Dật là người thiện lương, nhân hậu. Ông thấy trong tổ kiến nơi nhà xí có một miếng cơm, bèn nhặt lấy, rửa sạch rồi ăn. Đêm mộng thấy thần nói: “Ông chuộng điều thiện như vậy, sẽ có phước báo”. Chẳng lâu sau, ông sanh ra Trần Dật, [Trần Dật] làm quan tới Thượng Thư. [Triều đình] phong tặng ông tước quan giống như vậy.
“Chúng sanh” chỉ hết thảy dân chúng. Lòng người có ai mà chẳng mong an lạc. Nếu mong cầu nhà mình an lạc, mà nhẫn tâm khiến cho chúng sanh nhọc nhằn, phiền nhiễu; hoặc là nhà mình đã được an lạc, bèn chẳng cần biết chúng sanh đang bị nhọc nhằn, phiền nhiễu, sẽ đều là phường bất nhân quá mức!
Đời Châu, Nhan Uyên bảo Định Công rằng: - Đế Thuấn khéo cai trị dân, chẳng vắt kiệt sức dân. Do vậy, vua Thuấn chẳng khiến cho dân chúng làm loạn, Tạo Phụ chẳng khiến cho ngựa rối loạn. Ôi! Chim đến đường cùng sẽ mổ, thú đến đường cùng sẽ vồ chụp [người đuổi bắt nó], người đến đường cùng sẽ dối trá, ngựa đến đường cùng sẽ chạy cuồng. Từ xưa đến nay, chưa hề có loài nào lâm vào đường cùng mà chẳng trở thành nguy hiểm vậy!

___________________________________

Ngũ Cốc là năm loại hạt dùng để làm lương thực, có nhiều cách giải thích. Ba cách hiểu thông thường nhất là:
1. Ngũ cốc là mè, hạt kê, lúa gạo, lúa mạch và đậu.
2. Gạo, đậu đỏ, lúa mạch, đậu nành, hạt kê.
3. Đại mạch, lúa mì, gạo, đậu nành, hạt mè đen.
Thông thường, Ngũ Cốc được hiểu theo nghĩa rộng là các loại hạt dùng làm lương thực, không chỉ là năm loài.

 

ngucoc55

Mùa gặt

 

Trích Cảm Ứng Thiên Vựng Biên

Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ

Các Bài Pháp Nổi Bật

Chỉ Giữ Tấm Lòng Tốt Lành, Nói Lời Tốt Lành, Làm Chuyện Tốt Lành, Nhất Tâm Niệm Phật, Lần Lượt Khuyên Người

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Úc Trí Lãng

    Vãng sanh Tịnh Độ hoàn toàn cậy vào tín - nguyện
    Tục ngữ nói: “Phú ông bất tri bần nhân chi khổ, tráng phu bất tri lão nhân chi khổ” (Phú ông chẳng biết nỗi khổ kẻ nghèo, người khỏe mạnh chẳng biết nỗi khổ của người già). Ông cho rằng Quang cự tuyệt chẳng qua là để tịnh tu mà thôi ư? Ông chẳng biết thật ra là vì mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ. Chỉ nội chuyện đọc thư ông gởi đến và để viết thư trả lời thì kiếng đeo mắt lẫn kiếng cầm tay (kính lúp) đều phải dùng đến hết, mới xem, mới viết được!

  • Tích Công Lũy Đức Vô Lượng Vô Biên, Được Tự Tại Trong Hết Thảy Pháp, Chẳng Thể Dùng Ngữ Ngôn, Phân Biệt Để Biết Được Nổi

  • Mô tả

    Phẩm 9. Viên Mãn Thành Tựu
    Phẩm thứ chín này có tên là Viên Mãn Thành Tựu. Từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ tám đều nói hạnh nguyện của Pháp Tạng Ðại Sĩ lúc tu nhân; từ phẩm này trở đi, kinh nói về quả đức thành tựu. Nội dung phẩm này gồm ba phần:
    - Phật khen ngợi Pháp Tạng nhân viên quả mãn.
    - A Nan thưa hỏi.
    - Thế Tôn đáp thẳng vào câu hỏi.

  • Pháp Niệm Phật Khẩn Yếu Nhất Là Có Lòng Tin Chân Thật, Nguyện Thiết Tha

  • Mô tả

    Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự

    Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự. Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao.

  • Chẳng Bị Xoay Chuyển Bởi Những Thứ Tri Kiến Ấy, Lại Còn Giữ Vẹn Luân Thường, Trọn Hết Bổn Phận, Dứt Lòng Tà, Giữ Lòng Thành...

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Hùng Huệ Dực (trích lục)
    (năm Dân Quốc 20 -1931)

    Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao?
    Cha mẹ ông tuổi đã cao, đúng là lúc nên mềm mỏng khuyên họ ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Đã biết đến pháp môn này, nỡ nào để cha mẹ ta chẳng được hưởng lợi ích hay sao? Hãy nên làm cho anh em trai, chị em gái, thê thiếp, con cái, họ hàng, bạn bè và hết thảy những người quen biết cùng tu Tịnh nghiệp.

  • Hương Báu Xông Khắp

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, hạ tùng địa tế, thượng chí hư không, cung điện, lâu quán, trì lưu, hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành. Kỳ hương phổ huân thập phương thế giới. Chúng sanh văn giả, giai tu Phật hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, dưới từ mặt đất, trên đến hư không, cung điện, lầu, quán, ao, suối, cây hoa, tất cả hết thảy vạn vật trong cõi nước đều dùng vô lượng hương báu hợp thành. Hương ấy xông khắp mười phương thế giới. Chúng sanh ngửi thấy đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Sẽ Vĩnh Viễn Không Còn Lo Ngờ Nữa!

  • Mô tả

    Biết tâm vui đạo hết sức chân thành, tha thiết [nên 'cảm ứng đạo giao']

    Nhận được thư biết tâm cư sĩ vui đạo hết sức chân thành, tha thiết. Còn những lời khen ngợi Bất Huệ chưa thoát khỏi thói quen thế tục. Quang là một ông Tăng tầm thường, chỉ biết học theo ngu phu ngu phụ chuyên niệm danh hiệu Phật, sao lại khen ngợi quá mức như thế? Như ông quyên góp in bộ An Sĩ Toàn Thư, thật đúng là pháp chí thành tu [thân] tề [gia] trị [quốc] bình [thiên hạ] và đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử, mỗi mỗi đều đầy đủ.

  • Hồng Danh Vạn Đức Chính Là Vô Thượng Giác Đạo Như Lai Đã Chứng Nơi Quả Địa!

  • Mô tả

    Chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới

    Pháp môn Niệm Phật cao cả thay! Do một niệm tâm tánh của chúng ta giống như hư không thường hằng bất biến. Tuy thường chẳng biến nhưng niệm niệm tùy duyên, chẳng duyên theo Phật giới sẽ duyên theo cửu giới, chẳng duyên theo tam thừa sẽ duyên theo lục đạo, chẳng duyên theo nhân thiên sẽ duyên theo tam đồ. Do duyên nhiễm - tịnh bất đồng cho nên quả báo khổ - vui rất khác. Tuy bản thể trọn chẳng biến đổi gì, nhưng Tướng - Dụng cố nhiên khác nhau một trời một vực! 

  • Trụ Chánh Định Tụ; Vui Như Lậu Tận

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh. Sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư Định Tụ, vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương. Sở thọ khoái lạc, do như Lậu Tận tỳ-kheo. Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi làm Phật, trong nước không có danh từ bất thiện. Tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi đều đồng một tâm, trụ nơi Ðịnh Tụ, vĩnh viễn thoát khỏi nhiệt não, tâm được thanh lương, hưởng thọ khoái lạc như là Lậu Tận tỳ-kheo. Nếu họ khởi tưởng niệm tham chấp cái thân thì chẳng lấy Chánh Giác.