Sở Đương Cầu Giả, Nhi Bất Khẳng Vi [Việc Đáng Nên Cầu Thì Chẳng Chịu Làm]

NPSTD7

 

Sở Đương Cầu Giả, Nhi Bất Khẳng Vi [Việc Đáng Nên Cầu Thì Chẳng Chịu Làm]

Chánh Kinh:

Kỳ tam giả, thế gian nhân dân tương nhân ký sinh, thọ mạng kỷ hà? Bất lương chi nhân, thân tâm bất chánh. Thường hoài tà ác, thường niệm dâm dật, phiền mãn hung trung, tà thái ngoại dật. Phí tổn gia tài, sự vi phi pháp. Sở đương cầu giả, nhi bất khẳng vi. Hựu hoặc giao kết tụ hội, hưng binh tương phạt. Công kiếp sát lục, cưỡng đoạt bách hiếp, quy cấp thê tử, cực thân tác lạc. Chúng cộng tăng yếm, hoạn nhi khổ chi. Như thị chi ác, trước ư nhân quỷ, thần minh ký thức, tự nhập tam đồ. Vô lượng khổ não, triển chuyển kỳ trung. Lũy kiếp nan xuất, thống bất khả ngôn.
Thứ ba là nhân dân trong thế gian nương theo các nhân mà sanh, thọ mạng được mấy? Kẻ bất lương thân tâm bất chánh, thường ôm lòng tà ác, thường nghĩ chuyện dâm dật, phiền đầy ắp bụng, phong thái tà vạy, vẻ ngoài lả lơi. Tốn phí của nhà làm điều phi pháp. Việc đáng nên cầu thì chẳng chịu làm; lại còn kết giao, tụ hội, dấy binh đánh nhau, công hãm, cướp đoạt, giết chóc, đâm chém, cưỡng đoạt, bức hiếp để đem về cung phụng vợ con, coi cực thân là vui. Mọi người ghét bỏ, gặp tai nạn mới khổ. [Do] những điều ác như thế [nên] mắc vòng [trừng phạt] của người [lẫn] quỷ. Thần minh ghi biết, tự vào tam đồ, vô lượng khổ não. Xoay vần trong ấy, bao kiếp khó ra, đau đớn chẳng thể nói nổi.

Giải:
Thứ ba là nói về sự dâm ác và do cái nhân dâm ác dẫn khởi những cái ác: tham, sân, si…
“Tương nhân ký sanh” (Nương theo các nhân mà sanh):“Ký” (寄) là nhờ vào, phụ thuộc vào. Cả câu này ý nói: Chúng sanh do các nghiệp nhân hợp lại mà sanh ra trong thế gian này. Sách Hội Sớ nói: “Thế giới an lập: Chỉ mình Dương thì chẳng thành, riêng Âm thì cũng chẳng lập. Chồng vợ là do nhân tạo thành. Lại cha con cũng do nhân tạo thành; vua tôi giúp nhau. Phàm trong vòng trời đất, đâu có nghĩa độc lập, nên bảo là ‘tương nhân ký sanh”.
Ấy là vì chúng sanh đều có Cộng Nghiệp và Biệt Nghiệp. Do người này, kẻ kia cùng có chung nghiệp báo nên sanh ra cùng một thời kỳ trong cùng một thế giới. Lại do biệt nghiệp của mỗi người đều khác, mỗi người đều có cái duyên túc nghiệp sai khác nên hoặc làm quyến thuộc, hoặc trở thành cừu địch, cùng sanh trong đời để đền ân báo oán nên bảo là “tương nhân ký sanh”.
“Thọ mạng kỷ hà” (Thọ mạng được mấy?): Trăm năm ngắn ngủi như chốc lát, vô thường vùn vụt. Mạng người trong hơi thở, nháy mắt liền hết; nhưng thế nhân điên đảo, chẳng biết khổ, không, vô thường, chỉ cầu cái vui huyễn vọng như con thiêu thân đâm đầu vào lửa tự đốt thân mình.
Bởi thế, “bất lương chi nhân, thân tâm bất chánh, thường hoài tà ác, thường niệm dâm dật” (kẻ bất lương thân tâm bất chánh, thường ôm lòng tà ác, thường nghĩ chuyện dâm dật). “Tà” (邪) là tà vạy, bất chánh. “Ác” (惡) là ác độc, bất thiện. Chữ Sách Hội Sớ nói: “Tà là tà vạy, ác là tội ác”. Chữ “dật” (妷) trong từ ngữ “dâm dật” (婬妷) có âm đọc là Dật, có nghĩa giống như chữ “tích” (婸), đều có nghĩa là dâm dục, phóng túng (theo Trung Hoa Ðại Tự Ðiển). “Dâm” (婬) là phóng đãng, tham sắc, chẳng kể lễ nghĩa. Dâm chính là một trong mười điều ác. Dâm là gông cùm trói buộc chúng sanh. Dâm là cội nguồn tội lỗi sanh ra các nạn. Hết thảy chúng sanh đều do dâm dục mà bị sanh tử nên bảo là: “Căn bản của sanh tử thì dục là bậc nhất”. Các kinh luận được dẫn chứng dưới đây đều nói lên cái hại của dâm dục.
Luật Di Sa Tắc nói: “Tại gia ngũ giới, duy chế tà dâm. Xuất gia thập giới, toàn đoạn dâm dục. Đản can phạm thế gian nhất thiết nam nữ, tất danh phá giới. Nãi chí thế nhân nhân dục, sát thân vong gia! Xuất tục vi Tăng, khởi đắc cánh phạm? Sanh tử căn bổn, dục vi đệ nhất. Cố kinh vân: Dâm dật nhi sanh, bất như trinh khiết nhi tử” (Trong năm giới của kẻ tại gia, chỉ cấm tà dâm. Mười giới xuất gia đoạn hẳn dâm dục. Chỉ cần phạm vào hết thảy chuyện trai gái trong đời đều gọi là phá giới. Thậm chí, hết thảy người đời do dục mà mất mạng tan nhà. Bỏ tục làm Tăng, lẽ đâu vẫn phạm? Căn bản của sanh tử thì dục là bậc nhất. Vì thế, kinh dạy: “Sống dâm dục chẳng bằng chết trinh khiết”).
Sách Vô Lượng Thọ Kinh Sao cũng nói: “Dâm dục chính là cội nguồn lưu chuyển sanh tử, là nhân duyên khiến xa lìa giải thoát, như bậc đại hiền bảo: ‘Trong lao ngục sanh tử, dâm làm gông cùm trói chặt hữu tình, là nạn khó thoát’. Lại như Trí Ðộ Luận chép: ‘Dâm dục tuy chẳng não hại chúng sanh nhưng vì nó trói buộc chúng sanh nên coi là đại tội’. Luận Du Già nói: ‘Trong các thứ ái, dục là nặng nhất. Nếu đối trị được nó, tự nhiên điều phục được các thứ khác; như chế ngự được kẻ mạnh mẽ thì những kẻ yếu hơn tự khuất phục. Mà dục pháp này có đến ba tội lỗi: Khổ mà tưởng như vui; chút ít ngọt ngào nhưng lắm tai hại; bất tịnh mà tưởng như là tịnh”.
Sách còn viết thêm: “Lẽ đâu tham đắm sự vui trong sát-na để chịu đại khổ trong bao kiếp?”
Kinh Ha Dục (quở trách dục vọng) cũng dạy: “Nữ sắc giả, thế gian chi già tỏa, phàm phu luyến trước, bất năng tự bạt. Nữ sắc giả, thế gian trọng hoạn, phàm phu nhân chi, chí tử bất miễn. Nữ sắc giả, thế gian chi suy họa, phàm phu tao chi, vô ách bất chí” (Nữ sắc là gông cùm trong thế gian, phàm phu tham luyến chẳng thể dứt bỏ nổi. Nữ sắc là tai họa lớn trong thế gian, bởi phàm phu do đấy mà cho đến chết vẫn chẳng thể thoát nổi nữ sắc. Nữ sắc là suy họa của thế gian, phàm phu gặp phải nó thì không tai nạn nào lại không xảy đến).
Sách Hội Sớ giảng câu “phiền mãn hung trung” (phiền đầy ắp bụng) như sau: “Lửa dục nung nấu bên trong khiến cho bụng dạ nóng nảy, tâm cuồng loạn”.

“Tà thái, ngoại dật” (Phong thái tà vạy, vẻ ngoài lả lơi) là tánh cách dâm tà, phóng đãng, buông tuồng thể hiện rõ ra ngoài.
“Phí tổn gia tài” (Tốn phí của nhà): “Phí” là hao tốn, “tổn” là giảm.
“Sự vi phi pháp” (Làm điều phi pháp): Việc làm đều chẳng hợp với pháp luật, đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật.
“Sở đương cầu giả, nhi bất khẳng vi” (Việc đáng nên cầu thì chẳng chịu làm) là chẳng cầu tự lập, chẳng chăm chú làm việc chánh đáng, chẳng cầu xuất ly, chẳng biết cầu phước, cầu huệ, cầu sanh Tịnh Ðộ.
Tịnh Ảnh Sớ giảng câu “hựu hoặc giao kết, tụ hội” như sau: “Từ chữ ‘giao kết, tụ hội’ trở đi là nói về việc tạo lỗi ác. Vì dâm nên gây tạo những chuyện giết hại, trộm cắp… Ðó là tội lỗi!”. Ðoạn kinh tiếp theo đó nêu rõ vì dâm nên con người tạo đủ các tội trộm cắp, giết hại…
Làm đủ những việc trộm cắp, giết hại như thế chỉ nhằm “quy cấp thê tử” (đem về ban cho vợ con): Chỉ cốt vui lòng một người đàn bà nên dẫu cực thân vẫn lấy làm vui. 
“Như thị chi ác, trước ư nhân quỷ” ([Do] những điều ác như thế nên mắc vòng [trừng phạt] của người [lẫn] quỷ): “Trước” (著) là thấy rõ.
Ngài Nghĩa Tịch giảng: “Làm điều ác công khai thì bị vướng vào [sự trừng phạt] của người. Làm điều ác kín đáo thì bị vướng vào [sự trừng phạt] của quỷ”.
Sách Hội Sớ cũng bảo: “Người là nhân gian, quan quyền hình phạt. Quỷ là quỷ thần, quan cõi âm soi xét”. Thần minh âm thầm ghi chép, chư thiên cũng ghi chép thì kẻ tạo ác mong chi thoát khỏi. Bởi thế, “tự nhập tam đồ”. “Tự” là tự nhiên, có nghĩa là quyết định.

  

tdd11

  

Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ (trích lục)

Phẩm 35. Trược Thế Ác Khổ
Ngài Hoàng Niệm Tổ

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.