Thọ Nhục Bất Oán

NPSTD7

 

Thọ Nhục Bất Oán

Thọ nhục bất oán

(Bị nhục chẳng oán)

Có chuyện sỉ nhục đưa đến, hãy nên tự hỏi: “Lỗi ở nơi ta ư?” [Nếu đúng như vậy], đáng nên bị nhục! Lỗi nơi người khác, thì chẳng đáng coi là nhục. [Kẻ đó] làm nhục ta, ta vẫn chẳng nhục. Không chỉ là chẳng nên oán, mà thật ra, chẳng có gì đáng nên oán! Những bậc đại trí đại dũng từ xưa, ắt có thể nhẫn những điều sỉ nhục nhỏ và những nỗi phẫn hận nhỏ thì mới có thể gánh vác đại sự, thành công to lớn. Kẻ tâm lượng hạn cuộc, thiên vị, nông cạn, há biết nổi ư?

Đời Minh, Nhan Mậu Do là người xứ Bình Hồ, răn đệ tử rằng:
- Phàm là kẻ chẳng thể nhẫn, chắc chắn sẽ chẳng biết nỗi khó khăn trong chữ Nhẫn. Chẳng đối chiếu, so sánh giữa hai niệm thiện và ác, sẽ trọn chẳng biết sự mầu nhiệm của chữ Nhẫn. Kẻ nào nếu chẳng thể nhẫn nhục chịu khổ, dẫu có thiện tâm, nhưng bị kích động là hỏng, vừa bị thử thách liền bị đọa. Trời trao trách nhiệm to lớn cho kẻ nào, ắt sẽ tác động đến tánh nhẫn trong tâm kẻ ấy, 
chính là vì muốn cho ai nấy đều vượt được cái ải này! Nói chung, kẻ ra sức giúp đỡ người khác, chẳng ngại bị sân hận, giận dữ. Kẻ mưu tính [tạo điều lợi ích] cho người khác, chẳng nề hà bị oán hận, trách móc. Đảm nhiệm mọi chuyện thì cũng phải nhận luôn sự oán hận, hễ khuyến hóa bèn chẳng ngại bị chê trách. Có tấm lòng khoan dung, nhân hậu, chắc là sẽ bị cười chê, khinh miệt. Đấy là những thứ luôn đi kèm theo! Chẳng biện định rõ căn nguyên này, sẽ chẳng thể là kẻ hành thiện được!

Đời Tống, Văn Ngạn Bác làm Thủ Tướng. Quan ngự sử Đường Giới đàn hặc Văn Ngạn Bác lúc làm tri phủ Ích Châu đã cho làm những tấm gấm xinh đẹp để tặng cho bọn phi tần trong cung hòng [lo lót, vận động] nắm quyền [tể tướng], xin vua hãy bãi chức [Văn Ngạn Bác]. Vua tức giận, toan đày ông ta đi xa. Khi ấy, Ngạn Bác ở trước mặt vua, Đường Giới quở trách: “Ngạn Bác hãy nên tự phản tỉnh. Nếu có thì chớ nên giấu giếm”. Ngạc Bác bái tạ chẳng ngớt. Vua hết sức tức giận, đày Đường Giới làm Biệt Giá ở Anh Châu, bãi chức [Tể Tướng của Ngạn Bác], sai Ngạn Bác đi làm tri phủ Hứa Châu. Về sau, Ngạn Bác được phục chức Tể Tướng, tâu với vua: “Đường Giới làm Ngự Sử, nói chuyện của thần, phần nhiều là căn bệnh của bậc trung thần. Trong ấy, tuy có chuyện nghe lầm tin đồn đãi, nhưng thuở ấy [ông ta] đã bị trách phạt quá sâu”. Vua bèn triệu [Đường Giới] về trông Gián Viện (Ngự Sử Đài). Người đương thời gọi Ngạn Bác là bậc trưởng giả. Ông làm Thái Sư, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự trải ba triều vua Anh Tông, Thần Tông, và Triết Tông, được cử làm người đứng đầu các vị Tể Tướng (Thủ Tướng), được phong làm Lộ Quốc Công. Ông làm Tể Tướng suốt năm mươi năm, tiếng tăm vang rền bốn biển, thọ chín mươi hai tuổi mới mất.
Đời Tống, Phú Bật giáo huấn đệ tử: “Một chữ Nhẫn chính là cửa ngõ dẫn vào các điều tốt đẹp. Nếu ngoài thanh liêm và tiết kiệm, lại thêm một chữ Nhẫn, sẽ chẳng có chuyện gì không làm được”. Thuở bé, có kẻ chửi ông, người ta bảo: “Chửi mày đấy!” Phú Bật thưa: “Sợ là chửi người khác đấy chớ”, họ bảo: “Nó gọi tên họ mày mà chửi mà”. Phú Bật đáp: “Thiên hạ há chẳng có người trùng tên, trùng họ ư?” Kẻ chửi bới nghe nói như vậy, hết sức hổ thẹn.
Ông Nhan Quang Trung nói: “Chữ Nhẫn khó khăn nhất. Có thể chịu đựng, ắt phẩm đức và tâm lượng to lớn. Nếu như chẳng thể nhẫn, tức là tánh khí kiêu quý đã ngập tràn!”.
Người xưa có thơ rằng:
“Thiếu niên khố hạ an vô ngỗ, lão phụ di biên ngạc bất bình. Nhân sanh nhược phi quan tuế mộ, Hoài Âm hà tất giảm Văn Thành” (Thiếu niên luồn đũng sao không bực, ông cụ bên cầu dễ tức thay. Đời người nếu chẳng xem mai hậu, Hoài Âm danh há kém Văn Thành). Nói chí lý thay! Hàn Tín chịu nhục luồn đũng quần mà thành vương gia, bọn Giáng, Khoái vì hổ thẹn mà chết. Uống đến đầy ứ, tự nhiên sẽ chẳng tăng thêm được nữa!
Bành Củ ở Thai Châu, hiền lành, an tường, khiêm tốn, đã từng ở trọ với một người khác tại một khách điếm. Ông Bành về trước, kẻ ấy mất chiếc dù, cho rằng ông Bành cầm đi, đến nhà ông Bành giận dữ, mắng chửi. Kẻ đó thấy dáng vẻ ông Bành nhũn nhặn, bèn đòi đền tiền theo giá y phục. Ông Bành đúng theo số mà đền cho hắn bỏ đi. Hàng xóm có kẻ cậy mạnh, xâm chiếm đất của ông Bành, ông mặc kệ, chẳng hỏi tới. Về sau, gã hàng xóm gặp chuyện thưa kiện tại cửa quan. Ông Bành lại lo liệu châu đáo cho hắn thoát nạn. Những việc thiện khác rất 
nhiều. Do không có con, ông đến Tây Nhạc (Hoa Sơn) cầu con, mộng thấy thần bảo: “Do ngươi nhẫn nhục, nhân từ, nhu hòa, nỗ lực thực hiện các thiện sự, lời thỉnh cầu đã được chấp thuận”. Ông bèn sanh ra ba đứa con. Về sau, đất Thục (Tứ Xuyên) gặp cảnh biến loạn, mười phần chết hết chín, riêng cả nhà ông Bành vô sự!
Ông Hạ ở Giang Âm, đang đánh cờ vây với khách. Bỗng có kẻ chạy ùa tới, gào rít: “Chỉ thiếu nhà mày hai lạng tiền lời, vì sao mày hằng ngày sai người tới bức hiếp tao?” Ông chưa kịp đáp, kẻ đó đã chửi ầm ĩ, xô bàn, phá tan cuộc cờ. Ông cười đáp: “Ông muốn xóa nợ chứ gì?” Liền cất bút viết giấy miễn nợ. Người ấy vội vã cảm tạ, bỏ đi. Khách ca ngợi đức dầy của ông. Ông đáp: “Nhẫn là cửa ngõ dẫn đến các điều tốt đẹp. Nói chung, đối với những chuyện ứng phó sự việc và con người trong cõi đời, đều có những chuyện ngang trái xảy đến với ta. Ví như đi trong rừng gai góc, phải đi thong thả, chậm rãi mà thôi, những thứ gai góc ấy cũng chẳng đáng để tức giận vậy. Lại như thuyền rỗng đụng phải ta, hoặc như viên ngói bị gió thổi văng trúng ta, nếu tấc lòng có thể chẳng bực tức, sẽ cởi gỡ nỗi oán. Huống chi người ấy dáng vẻ hung hăng, ăn nói thô lỗ, ắt có chỗ để trông cậy, sợ sẽ gây thành biến cố ngoài ý muốn. Vì thế, tôi khoan dung miễn nợ”. Đến tối, ông được báo là kẻ ấy đã chết trong nhà xí. Hỏi dò cặn kẽ nguồn cơn, bèn biết là kẻ ấy do nợ nần bức bách, không biết làm sao, bèn uống thuốc độc rồi tìm đến chỗ ông Hạ, tính lừa gạt tiền tài của ông. Do cảm tạ sự khoan dung miễn nợ của ông, cho nên hắn chẳng đành lòng lừa gạt, làm hại. Vì thế, vội về tìm phẩn thanh (nước phân lắng trong) để giải độc, nhưng độc tánh bộc phát, chẳng kịp giải độc. Ông bái tạ trời, mọi người đều kính phục. Nếu ông chẳng phải là thường ngày tiêu trừ giận tức, hàm dưỡng sâu xa, há đến lúc ấy sẽ có thể trấn định ư? Do vậy, nhẫn nhục là yếu quyết để tu thân; kế đó, yếu quyết để giàu có cũng là “phải học chấp nhận thua thiệt”.
Đời Minh, Trang Nghị Công Vương Hoằng, tên tự là Công Độ, lúc làm Khai Phủ tại Duy Dương (Dương Châu), có viên quan cấp dưới tên là Đơn X… hành vi thiếu kiềm chế, ông từng quở trách, ngăn chặn. Bỗng ông bị luận tội, [bị triều đình bãi chức, đuổi] về nhà, đi qua nhiệm sở của kẻ ấy. Họ Đơn chực sẵn đưa đón, tặng lương thực rất ân cần. Ông rất cảm tạ sự khoản đãi chân thành ấy, chọn nhận lấy mấy cái vò [đựng thức ăn], vì nghĩ là tương ủ. Mở ra, toàn là phân nhơ! Chẳng lâu sau, sự việc [gán tội ông Vương] được sáng tỏ, ông lại được làm quan. Họ Đơn bỏ trốn, sai người nhà giả vờ phát tang. Có kẻ cừu oán truy tìm tung tích hắn, bắt được hắn, thưa lên ông Vương. Ông chỉ ôn hòa xóa án, tha cho.
Nếu xét theo kinh Niết Bàn, xưa kia có một người, ca ngợi đức Phật là 
bậc có tướng đại phước đức. Có kẻ hỏi: “Dựa vào đâu để thấy?” Đáp: “Tuổi tác và chí hướng đều đang độ trẻ trung, mạnh mẽ, nhưng chẳng bộp chộp, chẳng nóng nảy, đánh chẳng giận, chửi cũng chẳng tức, chẳng phải là tướng đại phước đức ư?” Người hiện thời hễ gặp lúc ngang trái, chỉ nói: “Những chuyện ấy thành tựu tướng phước đức cho ta, vẻ vang chi hơn?” Bản thân ta có thể bị kẻ khác xâm phạm mà chẳng so đo, cũng sẽ có thể khuyến hóa khiến cho kẻ ấy giác ngộ vậy!
Trịnh Huyên nói: “Lặng, lặng, lặng! Vô hạn thần tiên từ nay đắc. Tha, tha, tha, ngàn tai muôn họa bỗng tiêu ma! Nhẫn, nhẫn, nhẫn, trái chủ oán gia từ rày ẩn! Thôi, thôi, thôi, công danh trùm đời chẳng tự do”.

 

nh2

Chữ NHẪN trong tiếng Trung, gồm ba chữ 刀,乂(刈), 心 là “Đao”, “Nghệ”, “Tâm” hợp thành. Ý chỉ tài nghệ vượt qua được những đau đớn như giáo gươm đâm vào tim, giữ tâm bình khí hòa. "Nhẫn nhục là yếu quyết để tu thân".

 

Trích Cảm Ứng Thiên Vựng Biên

Như Hòa chuyển ngữ

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.