Trích Lược Về Vài Môn Đồ Nổi Bật Của Pháp Nhiên Thượng Nhân

NPSTD7

 

Trích Lược Về Vài Môn Đồ Nổi Bật Của Pháp Nhiên Thượng Nhân

Thượng nhân Nhất Biến cùng Thượng nhân Chứng Không, Thượng nhân Thân Loan đều là những vị Tổ sư, và là môn đồ của Thượng nhân Pháp Nhiên, các vị Tổ sư này, khi tại thế xét về học thức, Trí tuệ và sở chứng thì tương đương nhau, xét về sự giáo hóa thì rất thành công, vượt xa các Đại sư Tồn Giác, Đại sư Giác Như ở thời đại kế tiếp.

* Thượng nhân Nhất Biến trú thế không lâu, chỉ thọ 51 tuổi. Điều này có thể do tâm niệm cứu khổ quá thắm thiết, và đi bộ quá nhiều, khắp cả nước để giáo hóa mọi người; bằng chứng như, suốt đời Thượng nhân không có một chỗ ở cố định, ăn uống luôn thiếu thốn, lại thêm nhiều năm dãi gió dầm mưa, vượt sông băng rừng dẫn đến thân thể mệt nhọc yếu gầy, do vậy mà thọ mạng không thể dài lâu. Đồng thời, cũng có thể do tâm niệm của Thượng nhân chán ghét cõi Ta-bà quá mạnh mẽ nên muốn sớm xa lìa; và thắm thiết nguyện cầu vãng sanh Cực lạc, mà thân như mây bay nước chảy không chút ngại ngùng, một ngày kia duyên đến thì tự tại ra đi. Thượng nhân Pháp Nhiên bảo: “Thương khách đợi trời sáng, nghe gà gáy thì vui mừng; hành giả ước nguyện sanh Cực lạc, gặp bệnh hoạn thì hân hoan”. Đây chính là sự kiện biểu hiện tâm nguyện tha thiết của Thượng nhân nguyện cầu vãng sanh Cực lạc và chán ghét muốn xa lìa cõi trần thế vậy.
Trước khi vãng sanh và sau khi tụng xong Kinh A-di-đà, Thượng nhân lấy những Kinh điển và các tác phẩm mà mình đã trước tác giao lại cho Bính Đinh và bảo: “Hết thảy Thánh giáo rốt cuộc quy kết trong một câu Nam mô A-di-đà Phật”. Thượng nhân lấy hành vi này để biểu thị lời di chúc của mình khi lâm chung. Vậy nên, một đời giáo hóa của Thế Tôn đều gói trọn trong Sáu chữ, Sáu chữ danh hiệu ẩn chứa lời dạy một đời của Thế Tôn. Người thông hiểu các tông phái, thông hiểu giáo lý mà không nương tựa đức Phật A-di-đà thì không được vãng sanh; hạng ngu phu ngu phụ chỉ xưng niệm danh hiệu mà sớm chứng Niết bàn. Đại sư Liên Trì bảo: “Vượt qua Ba A-tăng-kỳ kiếp ở trong một niệm, sánh bằng chư Thánh ở nơi nửa câu”. Đại sư Ấn Quang bảo: “Chớ ngờ một tiếng vượt qua Thập địa, nên biết Sáu chữ gói trọn Tam thừa”. Cổ Đức bảo: “Không cần Ba A-tăng-kỳ để tu phước huệ, chỉ nhờ Sáu chữ thoát khỏi Tam giới”.
* Pháp hiệu của Thượng nhân Chứng Không là Thiện Huệ, Ngài là đệ tử thượng túc của Thượng nhân Pháp Nhiên; có thể nói Ngài là vị có túc duyên rất sâu dày, vì trong đời. Có đến mười một lần được Bồ-tát Quán Thế Âm hiện thân khen ngợi. Vào năm 14 tuổi, Ngài từ chối nghi thức đội mũ để thành nhân (theo tập quán Nhật Bản), mà chủ động đến thỉnh cầu Thượng nhân Pháp Nhiên được xuất gia, Thượng nhân Pháp Nhiên rất hoan hỷ thâu nhận được người đệ tử tài giỏi; từ đó, hằng ngày thân gần hướng dẫn chỉ bảo. Ngài vốn là người vừa tuấn tú, vừa thông minh bẩm sinh, những gì được nghe - thấy, không điều nào là không hiểu rõ minh bạch. Được thân cận với Thượng nhân Pháp Nhiên một thời gian khá lâu - hai mươi ba năm, nên được thừa hưởng giáo nghĩa Tịnh Độ từ Thượng nhân rất đầy đủ; đặc biệt, ngài Chứng Không rất hoan hỷ với tác phẩm Quán Kinh Sớ của Đại sư Thiện Đạo, nên gia công nghiên cứu đến tận cội nguồn, bằng cách đọc, tư duy và tra cứu nhiều lần. Trong thời gian Thượng nhân Pháp Nhiên viết quyển Tuyển Trạch Tập đã nhờ Ngài tra cứu và sửa chữa câu văn; đồng thời, thường đại diện Thượng nhân Pháp Nhiên đến phủ của Tể tướng đương thời là Đằng nguyên Kiêm thuyết giảng giáo nghĩa Tịnh Độ. Bên cạnh, lại vì Thiên Hoàng, Hoàng Thái Hậu trao truyền Giới pháp, và các đời Thiên Hoàng đã ban tặng huy hiệu cho Ngài là Di Thiên Quốc Sư, Giám Tri Quốc Sư. Về bài Trấn An Tu Tập này, được viết chính là do ông Đạo Giác thân thích của Thiên Hoàng yêu cầu. Nói về đạo hạnh và kiến thức của Ngài thì rất thâm hậu siêu việt, mọi người trong Hoàng thất ai cũng tôn kính ngưỡng mộ.

Trước khi Thượng nhân Pháp Nhiên vãng sanh đã trao đệ tử môn đồ cho Ngài thay thế hướng dẫn, nếu ai thắc mắc gì về giáo nghĩa Tịnh Độ thì đến thưa hỏi. Nên biết, Ngài đã thừa hưởng được tài năng và đức độ rất sâu dày từ Thượng nhân Pháp Nhiên.
Khi Chánh nhân vãng sanh đã tròn đầy mà Chánh hạnh của Ngài vẫn tinh tấn, mỗi ngày Ngài xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà đến sáu vạn biến (câu), dù đến nửa đêm vẫn chưa đi ngủ, sáng sớm lại tiếp tục thầm nghĩ về pháp Tịnh Độ và xưng niệm danh hiệu đức Phật, cứ như thế không một chút giãi đải, thối thất.
Năm 71 tuổi, Ngài biết rõ thời điểm vãng sanh đã đến, vào sáng sớm ngày 26 tháng 11, Ngài đắp y hậu cùng đại chúng tụng kinh A-di-đà. Tụng xong, Ngài nói về Bổn nguyện của đức Phật; sau đó, ngồi thẳng hướng mặt về hướng Tây, đối diện với tượng đức Phật A-di-đà, Ngài niệm Phật đến chánh Ngọ rồi chắp tay tự tại vãng sanh, những điềm lành hiện ra rất nhiều.
Suốt đời, Ngài đã xây dựng tự viện đến 11 ngôi, trước thuật rất đa dạng có đến hơn 100 quyển. Đệ tử của Ngài rất nhiều, mỗi người hoằng hóa nổi tiếng một phương.
* Thời gian trước 29 tuổi, Thượng nhân Thân Loan ở tại Tỷ Duệ sơn tu tập theo giáo nghĩa Thiên Thai, đến năm 29 tuổi gặp được Thượng nhân Pháp Nhiên và tiếp nhận giáo nghĩa Bổn nguyện của đức Phật A-di-đà. Vào năm 58 tuổi, Thượng nhân lâm bệnh, sốt nặng mê man suốt ba ngày, trong khi hôn mê tâm thức Ngài thấy rõ xưa nay mình nỗ lực tu tập, nhưng vẫn như cũ chẳng chút tiến bộ. Điều ấy do bởi vào năm 43 tuổi, Ngài đã phát nguyện tụng ba bộ Kinh Tịnh Độ mỗi bộ một ngàn biến, để hồi hướng cúng dường cầu nguyện cho quốc gia đang bị chiến tranh loạn ly, đồng bào đói khát tử nạn, trong đó có nhiều bà con thân thuộc. Với tâm niệm rất mạnh mẽ đã được gieo trồng như thế, đến giờ đây khi hôn mê mới thấy rõ; đồng thời, lại mộng thấy được diện kiến với Đại sư Thiện Đạo, được Ngài dạy: “Hãy Thuần nhất tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà; ngoài ra, hãy dùng Đức tin của mình hướng dẫn người khác tin tưởng, tu tập như vậy là trọn vẹn không thiếu sót gì nữa, không có công đức nào có thể so sánh được, vậy tại sao lại chọn tụng Kinh tu theo Trợ Nghiệp, Trợ hạnh? Nghĩa là, khi được nghe danh hiệu đức Phật A-di-đà đầy đủ uy thần công đức vô lượng, thì tinh chuyên thực hiện Niệm Phật, chứ không cần tu thêm Trợ Nghiệp nữa”. Qua đây, năm 58 tuổi này, Thượng nhân mới thuần nhất hoàn toàn tiến sâu vào thế giới Tha lực của đại nguyện thứ 18.
Đoạn văn Pháp Nhĩ Tự Nhiên này, là tư tưởng đã tròn đầy của tuổi lão niên 86 mà Thượng nhân Thân Loan viết ra. Vào năm 88 tuổi, Thượng nhân sửa chữa lại, sau khi đem vào Tam Thiếp Hòa Tán thì trở thành phần Tổng kết. Ấy thế, đoạn văn này cũng có thể gọi là tuyệt bút của Thượng nhân Thân Loan vậy.

 

thanloan22

Ngài Thân Loan

 

Trích, lục Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh

Pháp sư Huệ Tịnh tuyển thuật - Pháp sư Tịnh Tông biên đính

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.