“Thật Sự Vì Sanh Tử Phát Bồ Đề Tâm, Dùng Tín Nguyện Sâu Trì Danh Hiệu Phật, Dùng Đấy Để Tự Hành Lại Còn Dạy Người”

NPSTD7

 

“Thật Sự Vì Sanh Tử Phát Bồ Đề Tâm, Dùng Tín Nguyện Sâu Trì Danh Hiệu Phật, Dùng Đấy Để Tự Hành Lại Còn Dạy Người”

Có lắm người vốn sẵn túc căn, tiếc là thiếu người đề xướng

Năm ngoái Huệ Viên đến đây nói ông tu trì không lười nhác, tôi mừng vui, an ủi vô cùng. Nay nhận được thư, biết Hồ Nam có lắm người vốn sẵn túc căn; tiếc là thiếu người đề xướng, nên quá nửa chẳng vào được cửa của đức Phật ta. Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, đáng than thở khôn cùng! Ngô Thiệu Di trước kia không tin Phật pháp, do đọc những sách như Nhân Sanh Chỉ Tân v.v… bèn trái trần hiệp giác, sanh lòng tin phát nguyện, tận lực tu Tịnh nghiệp. Nếu chẳng phải đã trồng thiện căn từ trước, sao đạt được như vậy? Ông ta đã muốn quy y, tôi sẽ đặt pháp danh cho ông ta, bảo ông đối trước Phật, tự thệ quy y là được rồi, cần gì phải từ đất Tương sang đất Ngô, bôn ba mấy ngàn dặm để mong gặp mặt Quang một phen? Văn Sao, Gia Ngôn Lục, ông ta đã từng đọc rồi, dẫu gặp mặt, há có diệu pháp bí mật “miệng truyền, tâm trao” nào ngoài Văn Sao nữa ư? Nếu thật sự có pháp “miệng truyền, tâm trao” thì chính là ma vương, ngoại đạo. Tránh xa kẻ ấy còn không xuể, há nên tự khinh tự nhục để gặp gỡ ma vương ngoại đạo đó ư? Huống hồ thời cuộc hiện nay, nguy ngập vô cùng, há nên đi xa?

 

Chỉ mong ông ta có thể giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện, đề xướng nhân quả báo ứng, lục đạo luân hồi, ngõ hầu những kẻ phóng túng không kiêng nể sẽ biết báo ứng thiện ác như bóng theo hình: Hoặc đời này làm thiện hay làm ác sẽ hưởng phước mắc họa ngay trong đời này, hoặc đời này làm thiện tạo ác, đời sau mới chịu thiện báo hay ác báo. Hoặc ba đời, năm đời, mười đời, trăm đời, ngàn vạn ức đời mới chịu quả báo ấy!

 

Tánh tình con người như nước, sự lý nhân quả ba đời luân hồi lục đạo cũng giống như đê
Lại hoặc là có người có chút thành đạt đáng dự vào Văn Miếu, nếu đề xướng chuyện ấy thì chuyện được dự vào Văn Miếu sẽ trở thành tuyệt vọng. Do vậy, mọi người nếu chẳng cực lực bài bác thì cũng trọn chẳng nhắc đến. Cho đến gần đây, gió Âu dần dần thổi sang Đông, ngả rạp theo gió, biến đổi tận gốc càng thêm dữ dội, chỉ sợ con người khác với cầm thú, chỉ sợ con người lỡ có kẻ hiểu biết luân thường, đạo lý! Xét đến cội nguồn hiện tượng ấy quả thật bắt nguồn từ học thuyết “bài xích nhân quả ba đời, lục đạo luân hồi” của bọn Lý Học. Họ mong mỏi dùng chuyện “tận hết tình nghĩa, tận hết bổn phận, chánh tâm thành ý” để làm căn cứ hòng giáo hóa dân chúng, tạo thành phong tục, nhưng đã hoàn toàn phế bỏ rồi lại còn hủy báng, chê trách [nhân quả, luân hồi] là phương tiện khiến cho hết thảy mọi người chẳng thể không trọn hết tình nghĩa, bổn phận, chánh tâm thành ý! Ví như sông cái Trường Giang, do có đê đập nên chẳng ngập lụt. Tánh tình con người như nước, sự lý nhân quả ba đời luân hồi lục đạo cũng giống như đê. Sông cái Trường Giang mà bỏ đê đập đi, chắc chắn sẽ ngập lụt. Tánh tình con người nếu không có nhân quả luân hồi mà vẫn còn dùng lễ để tự ràng buộc thì trong ngàn vạn người, khó được một hai kẻ! Trừ bậc thượng trí ấy ra, ai chẳng nghĩ buông lung tình ý là vui? Do vậy, hiện tại muốn cho thiên hạ, quốc gia tốt đẹp mà không đề xướng nhân quả luân hồi sẽ chẳng được! Điều này không phải là chuyện sức chúng ta không thể làm được, trong gia đình hãy nên cực lực đề xướng, ngõ hầu dần dần được lưu truyền rộng rãi, cũng như ngừa cho con cái khỏi bị những tư tưởng cuồng vọng dụ dỗ, mê hoặc, mong hưởng thụ hết thảy phước tự do.

 

Dùng mưa pháp cam lộ “một đời thành Phật” để thấm nhuần khắp hết thảy

Nghĩa lý “thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, dùng đấy để tự hành lại còn dạy người” đã ghi chép tường tận trong Văn Sao, ở đây không viết chi tiết. Nay đặt pháp danh cho Ngô Thiệu Di là Huệ Di, ngụ ý: Dùng Phật pháp để tự hành, dạy người. Đặt pháp danh cho Bành Đức Tôn là Huệ Tôn, ngụ ý: Dùng pháp môn Tịnh Độ để khiến cho dù mình hay người đều cùng siêu phàm nhập thánh. Đặt pháp danh cho La Viễn Chú là Huệ Chú, ngụ ý: Dùng mưa pháp cam lộ “một đời thành Phật” để thấm nhuần khắp hết thảy thiện căn của mình lẫn người. Sợ rằng những sách [Lịch Sử Cảm Ứng] Thống Kỷ loại mới, Chánh Tín Lục mới được in gần đây ba vị ấy chưa được xem, nên nay tôi gởi bốn bộ Thống Kỷ, ông tự giữ một bộ, những bộ khác gởi cho ba người ấy. Chánh Tín Lục hơn mười cuốn, hãy ước lượng mà gởi. Sách này phá được những kiến giải lệch lạc, câu nệ của họ mạnh nhất. Ở chỗ ông nếu có sao chép [thư này] thì nên bảo [người chép] sao [toàn văn] cho Thiệu Di, hai người kia chỉ sao chép những điều thông thường, chỉ sao lục lại [ý nghĩa] của pháp danh và gởi sách mà thôi. Sự nguy hiểm hiện thời giống như trứng chồng, bất luận là ai đều nên chí tâm niệm “Nam-mô A Di Đà Phật”“Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát” để làm kế dự phòng. Nếu có thể khẩn thiết chí thành ắt sẽ có cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn vậy!

 

tnstd115

Nam Mô A Di Đà Phật

Đoạn đầu: Năm ngoái Huệ Viên đến đây nói ông tu trì không lười nhác, tôi mừng vui, an ủi vô cùng. Nay nhận được thư, biết Hồ Nam có lắm người vốn sẵn túc căn; tiếc là thiếu người đề xướng, nên quá nửa chẳng vào được cửa của đức Phật ta. Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, đáng than thở khôn cùng! 

Thật sự, thế giới hiện nay có hơn 7 tỉ người, nhưng không phải ai ai cũng có thể tiếp nhận được Phật Pháp, đặc biệt là đối với Pháp môn "một đời thành Phật" này, không phải ai cũng có thể "tín thọ phụng hành" được. Đó chắc chắn phải là người có thiện căn, có túc căn nhiều đời nhiều kiếp tu phước huệ, cúng dường vô số Chư Phật. Bởi "Nếu xa xưa không tu phước huệ, thì Chánh Pháp này không thể nghe", đó là lời Phật dạy. Chúng ta để ý thấy, trên thế giới chỉ có cư dân thuộc [gốc] Đông Á này mới có khả năng cao tiếp nhận được Chánh Pháp này, còn các dân cư [gốc] Âu, Phi, Mỹ, Tây Á... thì rất ít [khó] có khả năng này. Có lẽ cư dân vùng Đông Á [Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn,...] trước đây đã tu nhiều phước huệ, có cùng nhân duyên là cư dân ở cùng khu vực này vậy [cùng những người gốc Á Đông ở khắp nơi trên thế giới]. Cho nên chúng ta thấy, nhân dân một nước, một khu vực, thậm chí một châu lục cũng có cùng nhân duyên tiền kiếp nào đó, cùng có những phước duyên [nhất định] nào đó nên đến đời này mới cùng hội tụ sinh sống cùng một nơi như thế. Rõ ràng là như vậy chứ chẳng phải ngẫu nhiên. Nếu xét riêng ở Việt Nam ta liệu có sự khác biệt [về túc căn] giữa các vùng miền không? Chắc chắn là thế, chẳng tránh khỏi khác biệt [ít nhiều]! Ví dụ, có vùng hay tỉnh lỵ thì thấy nhà nhà đều tu, người người ăn chay niệm Phật, nơi nơi chùa chiềng đạo tràng; còn có nơi thì sát sanh hại vật, cúng tế, người người tạo nghiệp, nghiệp lực chất chồng. Rất có thể những nơi ấy đang thiếu người đề xướng, hoằng truyền, mặc dù thiện căn họ không thiếu, rất có thể là như thế [nhất là các vùng quê xa xôi ở miền Bắc]. Thật sự là như vậy, nếu ai đã từng có nhân duyên 'thấy, nghe' sẽ cảm nhận rõ được điều này. Những nơi ấy, mặc dù đời sống hãy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song với Phật Pháp, đặc biệt là Pháp môn Tịnh Độ này, 'hễ bắt gặp là tin' [và hành trì theo], chục người đến chục, trăm người đến cả hơn chín mươi. Đây rõ ràng là "có lắm người vốn sẵn túc căn; tiếc là thiếu người [cùng phương tiện] đề xướng" đấy thôi. Thật đáng tiếc thay, thiện căn nhiều đời nhiều kiếp [của họ] không có nhân duyên để phát huy thành đại lợi ích trong đời này. Mà một khi đời này luống qua, chẳng bắt gặp được thì không biết đến bao giờ nữa bởi "Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, đáng than thở khôn cùng!".

Đoạn sau, chỗ "Tánh tình con người như nước, sự lý nhân quả ba đời luân hồi lục đạo cũng giống như đê. Sông cái Trường Giang mà bỏ đê đập đi, chắc chắn sẽ ngập lụt. Tánh tình con người nếu không có nhân quả luân hồi mà vẫn còn dùng lễ để tự ràng buộc thì trong ngàn vạn người, khó được một hai kẻ!"

Với thời đại hiện nay, binh đao, lửa đạn, giết chóc khắp nơi trên thế giới, cứ nối tiếp nhau xảy ra, chẳng ngừng nghỉ, chưa dứt chỗ này lại dấy lên chỗ khác, đúng là xem 'mạng người như cỏ rác'... Nguyên nhân là do đâu [mà thảm khốc như vậy]? Dạ vâng, chắc chắn là do họ không tin [hay không biết] có nhân quả ba đời, có luân hồi lục đạo mà ra cả. Những giáo lý kiểu như: Hãy làm người tốt, người quân tử, nghĩa hiệp,... với họ không ăn thua! Thật sự vậy! Cứ thử đem vài thước phim "Địa Ngục biến tướng đồ" trình chiếu ra trước mắt cho họ xem và rằng, vài năm sau, hay vài tháng sau, vài ngày sau ông [bà] sẽ là những 'hành nhân' ở đó, chịu những thảm cảnh như vậy đó... Trong bao lâu thì được ra? Dạ ít thì chắc cũng cỡ bằng trăm, ngàn lần kiếp người này, nhiều thì phải con số triệu, tỉ năm, hoặc chẳng biết khi nào được ra nữa! Như vậy thử xem có ai còn có tham vọng [ra quyết định] này kia nữa không?

Đoạn tiếp: Nghĩa lý “thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, dùng đấy để tự hành lại còn dạy người” đã ghi chép tường tận trong Văn Sao, ở đây không viết chi tiết.

Đây chính là Tông chỉ tông yếu của Tịnh Độ tông. Thật sự, chỉ một câu ngắn gọn này mà chúng ta học tập [và hành trì] cả đời không biết có 'xong' không? Nói thì thấy đơn giản, ngắn gọn, nhưng để hành được 'đúng' và đặc biệt là 'đủ' như thế là cả vấn đề, chẳng phải chuyện giản đơn. Rồi duy trì, gìn giữ cả một đời này chẳng đổi. Thật sự chẳng phải chuyện dễ dàng! Muốn được vậy, chắc chắn phải nương tựa vào Kinh giáo, lời Phật, lời Tổ mà tu trì, học tập vậy.

 

Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng

Thư trả lời cư sĩ Phan Trọng Thanh (năm Dân Quốc 20 - 1931) (trích lục)

Đại Sư Ấn Quang

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.