Vài Giai Thoại Về Pháp Nhiên Thượng Nhân

NPSTD7

 

Vài Giai Thoại Về Pháp Nhiên Thượng Nhân

Quy về tư tưởng Ngài Thiện Đạo, có thể nói bộ Tịnh Độ Tông Lược Yếu Văn này là trong muôn chọn một, trong vô số Kinh luận, chương sớ, chú giải, giảng nghĩa về Tịnh Độ, trong rất nhiều các lời giải thích, mà chỉ tuyển chọn ra 17 chương này. Đây phải là một bậc có trí tuệ tương xứng mới có thể làm được. Nếu để cho chúng ta đọc thì chúng ta cũng chẳng biết tông chỉ ở đâu. Nếu bảo chúng ta chọn cũng chẳng biết chỗ nào chọn. Vậy 17 chương này là do ai chọn? Đây là do Pháp Nhiên Thượng Nhân tuyển chọn. Pháp Nhiên Thượng Nhân là người thế nào?

Ngài là Bồ Tát Đại Thế Chí hóa thân. Mà Bồ Tát Đại Thế Chí là đại biểu cho trí tuệ của Đức Phật A Di Đà, được tôn xưng là Bậc trí tuệ đệ nhất.

Khi Pháp Nhiên Thượng Nhân nhập Niết Bàn, Ngài có đọc bốn câu kệ:

Quang minh chiếu khắp

Mười phương thế giới

Nhiếp thủ không bỏ

Chúng sanh niệm Phật

Đệ tử của Ngài hỏi:

Thưa thầy! Thầy sắp viên tịch, thầy có muốn thỉnh tôn tượng Phật đến chiêm ngưỡng không ạ?

Cũng giống như hiện nay chúng ta trợ niệm.

- Ta lúc nào mà chẳng thấy Phật. Ta vốn là người của Cực Lạc thì nay đương nhiên trở về Cực Lạc thôi, cần gì phải làm như vậy! Đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ Tát Quan Âm, Thế Chí đã đến trên hư không rồi, Báo Phật đã hiện tiền, các con có thấy không?

Những tướng lành như thế xuất hiện rất nhiều. Mỗi khi Ngài niệm Phật, người ta đều nhìn thấy trong phòng có một luồng ánh sáng, mặc dù phòng không đốt đèn. Đại Thế Chí nghĩa là ánh sáng vô biên. Khi ở trong đạo tràng niệm Phật, trên đỉnh đầu Pháp Nhiên Thượng Nhân thường phóng ánh sáng hình tròn, đại chúng xung quanh đều cuối đầu đảnh lễ. Trí tuệ của Thượng Nhân phi thường không thể nghĩ bàn. Ngài đọc Đại Tạng Kinh cả thảy năm lần, còn chúng ta đọc được mấy bộ Kinh, nên người đời thường tôn xưng Ngài là Bậc trí tuệ đệ nhất.

Có một giai thoại nổi tiếng, gọi là Đại Nguyện Đàm Nghĩa. Vì Pháp Nhiên Thượng Nhân trước sau đều nương vào tư tưởng của Đại sư Thiện Đạo để hoằng dương Pháp môn Niệm Phật, nên có người cho rằng: Tuy Thượng Nhân trí tuệ hơn người, nhưng về Tông nghĩa vẫn còn có chỗ thiên lệch, bởi Ngài quá đề cao Pháp môn Niệm Phật. Vậy còn các tông các phái khác thì phải giải thích thế nào? Mọi người đều có chung ý kiến như thế và ngay sau đó họ đã thống nhất cùng nhau vân tập ở Đại Nguyên Lâm Thiền Tự. Tông chủ tông Thiên Thai gửi cho Thượng Nhân một bức thư, trong đó viết: “Sự hiểu biết của tôi đối với Tông Tịnh Độ còn sơ sài, xin làm phiền Thượng Nhân, chúng ta cùng nhau thảo luận”. Thượng Nhân liền vui vẻ nhận lời. Người của các tông các phái khi biết về việc này họ cũng tới tham dự rất đông. Tổng cộng có tới hơn 300 vị. Hơn 300 vị này đều không phải là nhân vật bình thường, đương thời họ đều là những người có trình độ cao và có danh tiếng bậc nhất thuộc các tông các phái lớn. Họ hỏi rất nhiều liên quan đến niệm Phật. Một mình Pháp Nhiên Thượng Nhân thảo luận với mọi người cả ngày lẫn đêm, đại chúng tham dự ai cũng tin phục. Mọi người đều rất cảm động, liền phát tâm niệm Phật ba ngày ba đêm không gián đoạn, còn tông chủ tông Thiên Thai thì ngay sau đó đối trước Pháp Nhiên Thượng Nhân đảnh lễ rồi thưa:

- Kể từ hôm nay tôi sẽ dốc lòng chuyên tu niệm Phật.

Sau đó Ngài chuyển ngôi Đại Nguyên Lâm Thiền Tự chủa mình thành Viện chuyên tu niệm Phật. Có thể thấy đương thời Thượng Nhân đã giáo hóa từ triều đình đến nông thôn , các tông các phái và tất cả mọi người đều niệm Phật.

Năm Thượng Nhân 43 tuổi, Ngài đọc Quán Kinh Sớ của Đại sư Thiện Đạo tới 8 lần. Đọc đến câu: “Nhất tâm chuyên niệm Phật A Di Đà. Đi, đứng, ngồi, nằm, bất luận thời gian lâu hay mau, niệm niệm không bỏ. Đây là Chánh Định Nghiệp, vì thuận với Bản Nguyện của Đức Phật A Di Đà”. Đọc đến đây, Ngài hốt nhiên đại ngộ, hiểu được tông nghĩa của tông Tịnh Độ một cách trọn vẹn, biết rõ cốt tủy của tông Tịnh Độ chính là ở chỗ này. Tất cả phàm phu tạo tội, con đường để giải thoát, con đường để được thành Phật, hóa ra Đức Phật A Di Đà khi còn là Bồ Tát Pháp Tạng ở trong Nhân địa, Ngài đã vì chúng ta mà thiết lập rồi. Tức là thuận với Bản Nguyện của Đức Phật A Di Đà, xưng niệm danh hiệu Ngài thì quyết định vãng sanh thành Phật. Với trí tuệ của Pháp Nhiên Thượng Nhân mà đọc đến tám lần mới khai ngộ. Ngài tự “Bất luận Kinh điển nào tôi cũng chỉ đọc không quá ba lần thì tự nhiên đều hiểu rõ tất cả”. Tuy Ngài đã thấu tỏ tông nghĩa của tông Tịnh Độ nhưng Ngài không nôn nóng trong vấn đề hoằng dương, mà thường khéo quán sát cơ duyên.

Một hôm Ngài mơ thấy mình đang đứng tại một khu núi rừng rậm rạp. Ở phía Tây của ngọn núi có một áng mây ngũ sắc bay lên, bên trên có rất nhiều loài chim với đủ các sắc màu như: hạc trắng, khổng tước… Áng mây phóng ra ánh sáng, còn bầy chim thì chao lượn bên sông nô đùa.

Pháp Nhiên Thượng Nhân đang đứng quan sát bỗng Ngài thấy mây ngũ sắc ngày càng lan rộng ra, giũa đám mây xuất hiện một vị cao tăng đang đứng. Một nửa thân của Ngài là màu vàng tía như thân Phật, nửa thân còn lại thì giống như vị tăng bình thường.

Pháp Nhiên Thượng Nhân cung kính chấp tay thưa hỏi:

- Dạ, xin hỏi vị Đại Đức đây là ai?

Vị tăng ở giữa đám mây đáp:

- Tôi là Hòa thượng Thiện Đạo ở đời Đường.

Thượng Nhân thưa:

- Hai quốc gia cách nhau cả nghìn dặm, thời đại cũng chênh lệch nhau tới hơn 400 năm. Chẳng hay Hòa thượng đến đây có điều chi chỉ giáo?

Hòa thượng Thiện Đạo nói:

Ông chuyên tu niệm Phật, chuyên hoằng dương Pháp môn Niệm Phật, việc này rất hợp với ý nguyện của tôi. Tương lai việc hoằng hóa cũng không có gì chướng ngại, cho nên tôi đến để chứng minh.

Pháp Nhiên Thượng Nhân biết cơ duyên đã thành thục, liền triển khai giáo hóa. Người ở khắp các nơi trong cả nước đều hướng đến Ngài, xin được chỉ dạy về tông nghĩa.

Hiện nay tông Tịnh Độ ở Nhật Bản vào thời điểm lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ soạn Đại Kinh Giải có rất nhiều tác phẩm đều trích dẫn các trước tác của các bậc cổ đức thuộc tông Tịnh Độ Nhật Bản. Mà các phái của tông Tịnh Độ Nhật Bản đều xuất phát từ các học trò của Pháp Nhiên Thượng Nhân. Giống như Thiền Tông của Trung Quốc, sau Đức Lục Tổ là năm vị đệ tử phát triển thành năm phái Thiền , hoa nở năm cánh: Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn.

Sau Pháp Nhiên Thượng Nhân, tông Tịnh Độ vô cùng phát triển. Đương nhiên, những tư tưởng ấy cũng không thể vượt qua được trí tuệ của Ngài, vì thế, vẫn là quay về tư tưởng của Pháp Nhiên Thượng Nhân. Pháp Nhiên Thượng Nhân thì trước sau chỉ y cứ vào Ngài Thiện Đạo. Bạn thấy đó, trong 17 chương này mà có tới 15 chương là lời của Hòa thượng Thiện Đạo, thì có thể thấy Thượng Nhân triệt để y cứ vào Ngài Thiện Đạo như thế nào? Vậy chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải quay về với vị Tổ sư của chúng ta là Hòa thượng Thiện Đạo thì nghìn vạn lần ổn thỏa.

Đại sư Thiện Đạo không chỉ là Tổ sư của tông Tịnh Độ Trung Quốc mà người niệm Phật ở Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tôn Ngài là Tổ sư.

Hòa thượng Thiện Đạo là Phật A Di Đà thị hiện, nên ở trong và ngoài nước đều rất mực tôn trọng kính ngưỡng Ngài. Chẵng ai có thể ngang bằng được với Ngài. Tuy tông Tịnh Độ ở Trung Quốc có 13 vị Tổ sư, nhưng nếu so sánh thì Tổ sư Thiện Đạo là Tổ sư trong các vị Tổ sư, nói như vậy cũng không phải là quá đáng.

Vị tổ thứ 13 của tông Tịnh Độ là Đại sư Ấn Quang nói: "Hòa thượng Thiện Đạo là hóa thân của Đức Phật A Di Đà, Ngài có đại thần thông, đại trí tuệ", Ngài còn nói: "Chuyên tu niệm Phật nghĩa là Thân nghiệp chuyên lễ lạy, Khẩu nghiệp chuyên xưng, Ý nghiệp chuyên nhớ tưởng. Đây là tuyên ngôn nghìn đời bất di bất dịch. Chúng ta phải xem những lời nói của Ngài chính là lời Phật dạy".

Vị Tổ thứ 8 là Đại sư Liên Trì nói: "Hòa thượng Thiện Đạo tương truyền là hóa thân của Phật A Di Đà, xem bản thân Ngài hành trì tinh nghiêm và làm lợi ích cho số đông chúng sanh thì muôn đời sau vẫn còn cảm động đến tín tâm của mọi người".

Bạn xem, những lời nói về Đại sư Thiện Đạo mà chúng ta được học trong mấy ngày nay có cảm động không? Nhất định là rất cảm động. Chẳng những thế mà muôn đời sau vẫn còn cảm động đến tín tâm của mọi người.  

 

pntn2

Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân 

 

Trích Chỉ Nói Niệm Phật (Duy Thuyết Niệm Phật)

Nguyên tác: Pháp sư Tịnh Tông

Người dịch: Thích Nữ Diệu Nguyên - Diệu Khuyên

Hiệu đính: Định Huệ

NXB Hồng Đức

 

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.