"Y Giáo Phụng Hành Mới Gọi Là Hiếu"

NPSTD7

 

"Y Giáo Phụng Hành Mới Gọi Là Hiếu"

Giới thống nhiếp các pháp

Như Lai đại pháp ứng khắp chín giới, thượng thánh hạ phàm đều được un đúc. Tuy pháp môn vô lượng chẳng dễ nói trọn, nhưng nêu đại cương chung thì chỉ có Giới - Định - Huệ. Ấy chính là chỗ trọng yếu để nhập đạo. Thoạt đầu thì dùng Giới để giữ thân, kế đến dùng Định để lắng tịnh ý niệm, rồi dùng Huệ để phá Hoặc. Do vậy, đoạn được Ngũ Trụ Phiền Hoặc, chứng được bí tạng tam đức. Vì thế, kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhiếp tâm là Giới, nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Huệ”. Đây gọi là Tam Vô Lậu Học. Ba pháp này như ba chân của cái đỉnh, nếu khuyết một thì khó thể đứng vững. Tuy nói có ba nhưng tu thì chỉ một tâm. Bởi lẽ Giới không có Định - Huệ thì chẳng phải là Giới xuất thế; Định không có Giới - Huệ thì chẳng phải là Định xuất thế. Huệ không có Giới - Định chẳng phải là Huệ xuất thế. Do vậy biết ba pháp ấy vốn là một pháp. Nói có ba là do chú trọng hoằng dương nơi mặt nào mà đặt tên, cũng như do nơi tu chứng đạt được ích lợi mà phán định ý nghĩa. Kinh Phạm Võng dạy: “Ta là Phật đã thành, các ông là Phật chưa thành. Thường nên tin như thế thì Giới Phẩm đã trọn đủ”. Lại dạy: “Chúng sanh nhận lãnh giới của Phật liền nhập vào địa vị chư Phật, địa vị bằng với Đại Giác, thật sự là con chư Phật vậy”. Đủ thấy Giới thống nhiếp các pháp. Do đó, tri thức hoằng dương, người học tu trì, không ai chẳng lấy Giới làm nhiệm vụ trước tiên.

 

Viên tịch trở về Cực Lạc, cùng với hải hội thánh chúng thân cận Di Đà để chứng vô lượng quang, thọ; đệ tử thế độ đắc pháp rất nhiều

Phổ Chiếu Tự do Đạo Thanh lão nhân sáng lập. Lão nhân thị hiện sanh tại Tứ Xuyên, tuổi mới nhược quan (20 tuổi) liền chán trần lao, bèn đến xuất gia tại Hoa Nghiêm Đảnh ở Nga Mi Sơn, được thọ giới rồi tận lực tham cứu đến cùng để thấu tỏ tâm yếu, muốn tham học các nơi để mở rộng tâm địa, khi đi qua Dương Châu được thân sĩ làng Vĩnh Trấn ngoài cửa Từ Ngưng biết đến, thỉnh Sư trụ trì tại tiểu miếu Thái Dương Cung nơi ấy. Lão nhân xét thấy chỗ ấy có thể lập đạo tràng, do vốn có túc duyên, nên bèn chấp nhận. Vào năm đầu đời Quang Tự (1875) nhà Thanh trước kia bèn quyên mộ khắp mười phương mở mang nền móng, điện Phật, lầu kinh chót vót tận mây. Phàm những gì tùng lâm nên có, việc tu hành cần phải có thì không gì chẳng đầy đủ. Từ đấy mùa Đông tọa Thiền, mùa Hạ giảng pháp, rộng mở cửa cứu độ. Thiện sĩ, đạt nhân thảy đều y chỉ. Đến năm Quang Tự 22 (1896), lên kinh đô thỉnh kinh, được vua chấp thuận sắc tứ biển ngạch “Phổ Chiếu Thiền Tự”. Quả thật không còn gì may mắn hơn. Liền vào mùa Đông năm ấy, khai đàn truyền giới để báo ân nước, cầu phước cho dân. Cho đến năm Dân Quốc thứ năm (1916), đã mở giới đàn năm lần, ba lần mở trường giảng, luôn luôn tu trì. Tuy Thiền - Tịnh cùng hành, nhưng chú trọng nơi Tịnh Độ. Đến năm Dân Quốc thứ 8 (1919), Sư tuổi đã tám mươi tư, bèn thị hiện viên tịch trở về Cực Lạc, cùng với hải hội thánh chúng thân cận Di Đà để chứng vô lượng quang thọ; đệ tử thế độ đắc pháp rất nhiều.

 

Nếu chẳng y giáo phụng hành thì...
Vì Sư có vị cao túc tên là Đạo Hương, thân thiết và thuận thảo với Quang, muốn vào mùa Đông này đưa Ngài ra khỏi khám dựng tháp thờ, vào ngày Rằm tháng Chín bèn mở đàn truyền giới đến ngày mồng Tám Đông nguyệt (tháng Chạp) là viên mãn để báo ân Phật, tạo phước ngầm cho thầy, sai Quang viết lời tựa. Quang nghĩ Phật giáo lấy Hiếu làm gốc; cho nên, kinh Phạm Võng dạy: “Hiếu gọi là Giới, cũng gọi là chế chỉ (ngăn dứt), hiếu thuận là pháp đạo tột cùng. Y giáo phụng hành mới gọi là Hiếu”. Y giáo phụng hành thì những gì Phật đạt được chính ta sẽ đạt được, từ phiền não sẽ thành Bồ Đề, ngay trong sanh tử chứng Niết Bàn, mới khỏi cô phụ ân Phật giáo hóa, chẳng phụ bạc tánh linh của chính mình, là bậc trượng phu lỗi lạc, là con chân thật của đức Như Lai. Nếu chẳng y giáo phụng hành thì dưới lớp ca-sa, đánh mất thân người, nỗi khổ tam đồ ác đạo dẫu hết cả kiếp vẫn chưa thể nói hết được. Nguyện các Phật tử thọ giới ai nấy đều gắng lên.

 

dgd1115

Ảnh: Một Đại Giới Đàn

 

Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên

Lời tựa cho Đồng Giới Lục của chùa Phổ Chiếu

Đại Sư Ấn Quang

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.