TỊNH NGHIỆP TAM PHƯỚC
Sở Đương Cầu Giả, Nhi Bất Khẳng Vi [Việc Đáng Nên Cầu Thì Chẳng Chịu Làm]
Chánh Kinh:
Kỳ tam giả, thế gian nhân dân tương nhân ký sinh, thọ mạng kỷ hà? Bất lương chi nhân, thân tâm bất chánh. Thường hoài tà ác, thường niệm dâm dật, phiền mãn hung trung, tà thái ngoại dật. Phí tổn gia tài, sự vi phi pháp. Sở đương cầu giả, nhi bất khẳng vi. Hựu hoặc giao kết tụ hội, hưng binh tương phạt. Công kiếp sát lục, cưỡng đoạt bách hiếp, quy cấp thê tử, cực thân tác lạc. Chúng cộng tăng yếm, hoạn nhi khổ chi.
[Phải Biết] Quá Nửa Thiên Hạ Đều Là Chết Oan Uổng, Chưa Hết Tuổi Thọ
Chỉ mình nữ sắc [mới thảm khốc vậy]
Mối họa cực thảm khốc, cực lớn, cực sâu trong thiên hạ, hễ bộp chộp động đến ắt phải táng thân mất mạng, nhưng nhiều người vẫn ưa thích theo đuổi, lăn xả thân vào dẫu chết chẳng hối thì có lẽ chỉ mình nữ sắc mà thôi! Những gã cuồng đồ buông lung nơi dục sự, mò hoa bẻ liễu, trộm ngọc cắp hương, diệt lý loạn luân, bại gia nhục tổ, danh xấu đồn khắp làng nước, để tiếng nhơ cho con cháu, sống chẳng được hưởng hết tuổi thọ, chết đọa mãi trong đường ác, hãy khoan nói đến những gã ấy! Ngay như trong tình vợ chồng, những kẻ đắm chìm trong ấy đến nỗi mất mạng kể sao cho xiết!
Phật Pháp Là Gốc Của Các Pháp Thế Gian [Lẫn Xuất Thế Gian]
Đa phần là do học Phật đắc lực mà ra
Phật pháp rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, không gì lớn lao chẳng bao gồm, không gì nhỏ nhặt chẳng nêu lên, vốn dùng nhất tâm để lập, tùy cơ nghi mà thuyết pháp. Tuy gọi là pháp xuất thế gian nhưng thật ra trọn đủ hết thảy thiện pháp thế gian. Tuy chẳng bỏ sót mảy may điều thiện nào, nhưng lại chẳng chấp vào một pháp (“Chẳng chấp” là chẳng cho đó là đức, chẳng tự mãn, cho là đủ. Nếu hiểu lầm chẳng tận lực thật hành là “chẳng chấp” thì lầm to mất rồi!)
Cần Kiệm Nhân Từ, Dốc Lòng Tu Trì Tịnh Nghiệp
Bày tỏ ý nghĩa của lời tựa chúc thọ ông bà Cừu Trác Đình
"Do đào luyện mà thành ra sai khác"
Con người sống trong vòng trời đất hình vóc nhỏ nhoi thay! Sao lại có thể sánh cùng trời đất xưng là Tam Tài? Ấy là do con người đồng một tâm này, tâm cùng một lý này, ai nấy có thể là Nghiêu - Thuấn, ai nấy đều có thể làm Phật. Do có đủ công năng, đức dụng tán trợ quyền sanh trưởng, dưỡng dục của trời đất, giữ gìn giềng mối càn khôn, nên mới mang danh xưng tốt lành ấy.
Đại Sư Trí Giả Đặc Biệt Chú Trọng Phóng Sanh
Nho thì lấy trung hậu, khoan thứ, thương yêu; họ Thích lấy từ bi tế độ làm trọng
Nho thì lấy “trung hậu, khoan thứ, thương yêu người và vật như ruột thịt, như chính mình” làm trách nhiệm, ắt phải coi người khác cho đến loài vật đều như chính bản thân mình thì mới là người học đạo thật sự. Họ Thích lấy từ bi tế độ làm trọng. Vì vậy, thương xót các loài vật đều có Phật tánh, muốn thực hiện sự cứu giúp.
Hao Nhân Hóa Tài
Làm cho kẻ khác hao tổn tài vật
Đấy là nói đến hạng người gian ác, tiểu nhân mê hoặc kẻ ngu si, dụ dỗ họ làm những chuyện chơi gái, cờ bạc, đấu đá, thưa kiện, luyện đan v.v… để mình kiếm lợi từ đó. Hạng
con em không nên thân bị hạng người này làm cho ngu muội, chẳng đoái tưởng cha ông sáng lập cơ nghiệp gian nan. Một mai đến lúc phá sạch [gia sản], nhà tan, thân chết, truy cứu nguyên do thì là lỗi của ai? Những kẻ ấy có tránh khỏi ác báo [vì dụ dỗ người khác hao tổn tài vật] hay chăng?
Danh Khác, Thể Chẳng Khác; Vốn Cùng Một Chủng Tánh, Chỉ Là Khác Hình Hài
Đại đức là Sanh, thế mà nhẫn tâm làm chuyện tàn hại. Tàn nhẫn gây tổn thương, ác độc làm hại chính là sự ác to lớn tột bậc, xuất phát từ lòng tàn nhẫn, mặc tình buông thả, chẳng có mảy may tâm trắc ẩn, thương xót. Các điều thiện vốn xuất phát từ lòng nhân từ, các điều ác vốn do lòng tàn nhẫn. Trừ bỏ lòng tàn nhẫn, thuận theo lòng Từ, công phu để thành thánh, thành hiền, thành Phật, thành tiên ở ngay nơi đó.
Kiêng Giết, Hiếu Sanh
(Chánh văn) Xạ phi trục tẩu, phát trập kinh thê, điền huyệt phúc sào, thương thai phá noãn.
(正文)射飛逐走。發蟄驚棲。填 穴覆巢。傷胎破卵。
(Chánh văn: Săn bắn chim thú, phá tổ côn trùng, kinh động nơi chim đậu, lấp hang, lật tổ, phá thai, hại trứng).
“Xạ” (射, bắn) không chỉ là dùng cung, tên. Phàm là súng ngắn, súng trường, nõ máy, ná, gậy dính, bẫy rập, lưới chăng, đều thuộc trong phạm vi này. Hoặc bán để lấy tiền bạc, hoặc vì tham ăn tục uống, vì ý niệm giết chóc mà xếp đặt [các thứ dụng cụ săn bắt, bẫy rập] khắp nơi.
Ai Nấy Biết Nhân Quả Chính Là Đạo Để Thịnh Trị, Ai Cũng Chẳng Biết Nhân Quả Đấy Là Đường Lối Đại Loạn
Thư trả lời cư sĩ Lý Đức Minh (hai lá thư)
(năm Dân Quốc 24 - 1935, người này vốn có tên là Bỉnh Nam(1))
Đại lược [đại cuộc]
1) Ngạn ngữ có câu: “Thiên hạ bổn thái bình, duy nhân tự nhiễu chi” (thiên hạ vốn thái bình, chỉ có con người tự khuấy rối). Người trí dùng trí để khuấy, kẻ ngu dùng dục để quậy.
Thọ Nhục Bất Oán
Thọ nhục bất oán
(Bị nhục chẳng oán)
Có chuyện sỉ nhục đưa đến, hãy nên tự hỏi: “Lỗi ở nơi ta ư?” [Nếu đúng như vậy], đáng nên bị nhục! Lỗi nơi người khác, thì chẳng đáng coi là nhục. [Kẻ đó] làm nhục ta, ta vẫn chẳng nhục. Không chỉ là chẳng nên oán, mà thật ra, chẳng có gì đáng nên oán! Những bậc đại trí đại dũng từ xưa, ắt có thể nhẫn những điều sỉ nhục nhỏ và những nỗi phẫn hận nhỏ thì mới có thể gánh vác đại sự, thành công to lớn. Kẻ tâm lượng hạn cuộc, thiên vị, nông cạn, há biết nổi ư?
Các Bài Pháp Nổi Bật
"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"
Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
(năm Dân Quốc 22 - 1933)
Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?
Quanh Năm Niệm Phật
Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao
Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao.
Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...
Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao
1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.
Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ
Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh
Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.
Đắc Đà-Ra-Ni
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Chiếu Tột Mười Phương
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.
Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng
Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu
Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.