TỊNH NGHIỆP TAM PHƯỚC
Trì Trai Khỏi Họa, Phá Giới Đền Báo
Trì Trai Khỏi Họa, Phá Giới Đền Báo
Nguỵ Ứng Chi ở Côn Sơn, là cháu trai của Nguỵ Tử Thiều. Mùa xuân năm Canh Ngọ niên hiệu Sùng Trinh (1630), anh ta ở cùng với Nguỵ Tử Thiều, bỗng nằm mộng vừa khóc vừa niệm Phật. Nguỵ Tử Thiều kinh ngạc hỏi nguyên do, anh ta nói: “Con mộng thấy xuống âm phủ, thấy một vị quan mang sổ sanh tử đến, tên con trong sổ treo cổ chết, dưới chú thích
Chớ Cho Việc Lành Nhỏ Mà Không Làm
Bắt Trùng Nuôi Cá Vàng, Chết Thọ Khổ Báo
Thời Minh mạt, Tiết Tử Lan ở Vô Tích thích nuôi cá vàng, thường bắt trùng đỏ cho cá ăn, trùng đỏ bị giết nhiều không thể tính đếm. Sau anh ta mắc một loại bệnh kỳ quái, gãi khắp người, rồi ném vứt. Anh ta nói: “Có vô số con trùng đỏ bò khắp trên thân”. Sau đau đớn không chịu nổi, lở loét toàn thân rồi chết.
Lấy Thứ Xấu Thay Cho Đồ Tốt
“Lấy thứ xấu thay cho đồ tốt”: Như dùng sắt thay cho vàng, dùng đá thay cho ngọc, lấy vải thay cho lượt là v.v… Chuyện ấy chẳng đáng cho người thông đạt nhìn vào cười xòa một tiếng, nhưng cái tâm ấy đã gần với [cái tâm] trộm cắp vậy. Tứ Tổ nói: “Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu từ tâm khởi”. Nếu cái tâm chẳng cưỡng chia danh tự (tức là tâm có phân biệt), vọng tình khởi từ chỗ nào?
Nước Chảy Đá Mòn
Thế gian chẳng có chuyện gì không thành, thiên hạ đều là người có thể thực hiện. Chỉ dùng tâm chân thật để làm lành, ắt việc người đã hợp lòng trời, ý trời há có trái nghịch ước nguyện của con người ư? Tự nhiên ngấm ngầm giúp đỡ, không gì chẳng thực hiện suông sẻ, không gì chẳng làm thành công!
Ông Vu Ngọc Bệ nói:
Vô Tình Trì Trai, Khỏi Bị Chết Chìm
Vô Tình Trì Trai, Khỏi Bị Chết Chìm
Năm thứ 2 niên hiệu Khang Hy (1663), có một chiếc thuyền đánh cá đỗ ở bến Tiểu Cô Sơn, đêm nghe tiếng thần núi mệnh lệnh với quỷ tốt: “Ngày mai có hai chiếc thuyền chở muối chạy qua, có thể bắt họ lại”. Đến sáng mai, quả nhiên có hai chiếc thuyền đến, lập tức trên sông sóng gió nổi lên, mấy lần cơ hồ sắp chìm, rất lâu sau mới may mắn thoát.
“Xả - Đắc”
Nếu như một ngày có thể sửa lỗi lầm tương tự, nghiêm túc nỗ lực sửa đổi, thì sau ba năm người này là thánh nhân. Đây là sự thật, không phải giả. Tại sao có người có thể thành thánh, thành hiền, thành anh hùng hào kiệt vậy? Không có gì khác là biết sửa lỗi mà thôi. Sửa lỗi thì sửa từ trên căn bản, chính là sửa từ trên tâm tham cầu.
Bậc Lưỡng Túc Tôn
Xưa vào thời đức Phật Ca-diếp tại thế, có hai anh em nhà kia đều xuất gia làm sa môn. Người anh trì giới tham thiền, hết lòng cầu đạo, nhưng không tu hạnh bố thí. Người em lại siêng tu phước nhưng thường phạm vào giới luật. Về sau, khi đức Thích-ca Mâu-ni thành Phật, người anh chứng đắc quả vị A-la-hán, nhưng vì chưa từng tu phước nên thường đói thiếu, ăn chẳng được no.
Chớ Sát Sanh!
Ngày ta được sanh ra, chính là ngày mẹ mắc nạn. Cha mẹ còn sống, cố nhiên là giữ tâm trong sạch, dốc trọn lòng kính. Cha mẹ đã khuất, càng nên ăn chay, đau xót. Há nên vì thỏa thích bụng miệng mà giết chóc các loài ư? Do vậy, ngày sinh nhật chớ nên sát sanh!
Người đời hễ không có con bèn đau buồn, có con bèn vui sướng. Nay để mừng sanh con, bèn khiến cho con kẻ khác phải chết. Hơn nữa, trẻ thơ mới sanh ra, chẳng cầu [cho nó] trường thọ, lại ngược ngạo tạo nghiệp ư? Vì thế, sanh con chớ nên sát sanh!
Trong Mạng Mà Có Thì Đến Thời Rốt Cuộc Sẽ Có!
Điều khó thể chịu đựng nhất chính là kẻ cướp bóc, cưỡng đoạt đã bị tống giam mà vẫn có thể dùng tiền [hối lộ] để chuộc ra. Kẻ nhận hối lộ đã làm trái pháp luật, lại ngược ngạo ra oai [hòng lấp liếm lỗi ấy]. Đối với những tội trộm cắp hàng hóa tại tiệm buôn là những tội vặt vãnh, bèn sử dụng những hình phạt tột cùng tàn độc thấu xương! Còn như kẻ quan tước càng to, cai quản dân chúng càng đông, một người ăn hối lộ, ắt ngàn người bẻ cong pháp luật. Mười người đùa bỡn với pháp luật, ắt vạn người làm tượng đất [để chôn theo]!
Ly Gián Hôn Nhân Phải Chịu Quả Báo
Đời nhà Thanh, niên hiệu Thuận Trị, vào năm Mậu Tuất có mở khoa thi Hội. Vào lúc điểm danh, bỗng phát hiện trong ống đựng bút của một thí sinh người ở Hiếu Liêm có bản thảo lá đơn ly hôn. Quan giám khảo xem qua giận lắm, sai dùng trượng đánh rồi cùm lại nhốt vào ngục, đồng thời lập tức tước bỏ tư cách cử nhân.
Các Bài Pháp Nổi Bật
"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"
Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
(năm Dân Quốc 22 - 1933)
Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?
Quanh Năm Niệm Phật
Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao
Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao.
Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...
Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao
1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.
Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ
Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh
Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.
Đắc Đà-Ra-Ni
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Chiếu Tột Mười Phương
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.
Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng
Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu
Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.