TỊNH NGHIỆP TAM PHƯỚC
Con Người Và Trời Đất Cùng Xưng Là Tam Tài, Ấy Là Vì...
Phải biết tốt - xấu
Thế đạo nhân tâm hiện thời bại hoại đến cùng cực. Phàm đạo đức, nhân nghĩa, hiếu, từ, liêm khiết, tiết nghĩa do thánh hiền truyền thuật đều bị vứt bỏ. Phàm những chuyện xưa kia chẳng nỡ thấy nghe, chẳng chịu nhắc đến, [bây giờ] đều cực lực đề xướng, mong sao nhất trí tiến hành. Những nơi chốn hay nhà trường để cho nam nữ tự do luyến ái, lõa thể ôm nhau khiêu vũ chẳng biết nổi con số! Trong trường đại học vẽ hình lõa thể để mong mỹ thuật tiến bộ.
Được Như Thế Thì Ai Nấy Đều Giữ Vẹn Lễ Nghĩa, Ai Nấy Biết Nhân Quả...
“Nếu thời tiết đến, lý tự tỏ bày”
Hết thảy các pháp thế gian, xuất thế gian đều do thời tiết, nhân duyên mà phát khởi. Vì thế, cổ đức nói: “Nếu thời tiết đến, lý tự tỏ bày”. Thật đúng là như thế! Quang tầm thường, kém cỏi, trăm chuyện chẳng làm được một điều nào, ăn bám chùa Pháp Vũ ở núi Phổ Đà ba mươi hai năm. Trước kia đọc Phổ Đà Chí, thấy những điều ghi chép trong ấy đều thuộc chuyện hưng - phế của đạo tràng và những chuyện tầm thường như vậy. Còn như sự - lý, bổn - tích trong những kiếp xưa của Quán Âm Đại Sĩ cũng như những nhân duyên Ngài cảm ứng trong cõi này đều thiếu sót, sơ sài, khôn ngăn người ta phải thở dài!
"Y Giáo Phụng Hành Mới Gọi Là Hiếu"
Giới thống nhiếp các pháp
Như Lai đại pháp ứng khắp chín giới, thượng thánh hạ phàm đều được un đúc. Tuy pháp môn vô lượng chẳng dễ nói trọn, nhưng nêu đại cương chung thì chỉ có Giới - Định - Huệ. Ấy chính là chỗ trọng yếu để nhập đạo. Thoạt đầu thì dùng Giới để giữ thân, kế đến dùng Định để lắng tịnh ý niệm, rồi dùng Huệ để phá Hoặc. Do vậy, đoạn được Ngũ Trụ Phiền Hoặc, chứng được bí tạng tam đức. Vì thế, kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhiếp tâm là Giới, nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Huệ”. Đây gọi là Tam Vô Lậu Học. Ba pháp này như ba chân của cái đỉnh, nếu khuyết một thì khó thể đứng vững.
"Thoát Lìa Sanh Tử Đều Dùng Trực Tâm"
Giữ cho thiên tánh không đổi dời
Người học đạo suy nghĩ lập hạnh đều phải chất trực, trung chánh, chẳng được có mảy may có tướng thiên vị, riêng tư, lươn lẹo. Nếu có chút thiên lệch, cong quẹo gì thì sẽ như bàn cân không chuẩn, cân các vật nặng - nhẹ đều sai. Như thể chất gương chẳng sạch, chiếu các hình tượng khó thể phân biệt tốt - xấu. Sai chỉ hào ly, mất đi ngàn dặm! Xoay vần sai lầm, không thể ngăn dứt được! Kinh Lăng Nghiêm nói: “Mười phương Như Lai đồng một đạo, nên thoát lìa sanh tử đều dùng trực tâm”.
“Do Sự Khổ Nhỏ Này, Tội Báo Trong Những Kiếp Trước Đều Tiêu Cả"
Tùy thuận cơ nghi, trước hết dùng Dục để lôi kéo
Mẹ các ông tuổi đã cao, đối với pháp Tịnh Độ còn chưa thể nỗ lực tu trì, hãy nên thường kể cùng bà cụ nỗi khổ luân hồi sáu nẻo, sự vui trong thế giới Cực Lạc. Con người sống trong thế gian, siêu thăng rất khó, đọa lạc thật dễ. Nếu không vãng sanh Tây Phương, đừng nói chi nhân đạo chẳng đáng tin tưởng, dù sanh lên trời phước thọ thật dài lâu, hễ phước lực hết vẫn bị đọa lạc trong nhân gian y như cũ, cũng như phải chịu khổ trong Tam Đồ ác đạo!
Thỏa Nguyện Cho Thần Thức Của Mẹ Cha Chính Là Hiếu Cùng Cực
Lúc lâm chung có những thứ tướng lành sẽ chắn chắn vãng sanh
Thư ngày mồng Chín đã nhận được, hôm qua nhận được thư ngày mồng Mười, biết tôn phu nhân quả thật được vãng sanh, trọn không còn nghi ngờ gì nữa! Đời trước bà ta đã vun bồi lớn lao nơi pháp môn Tịnh Độ, tiếc rằng các hạ đề xướng hơi chậm, chứ nếu đề xướng trước đó mười năm khiến cho đối với pháp môn Tịnh Độ dù sự hay lý thảy đều hiểu rõ lại thêm tận lực tu tập thì bà ta sẽ thành tựu Tịnh nghiệp không biết cao trỗi hơn bao nhiêu lần nữa!
Phát Tâm Bồ Đề, Hành Phương Tiện Sự
Một đạo tràng cổ đã lâu
Thật Tế lý địa trải trần kiếp chẳng biến, chẳng dời, nhưng trên phương diện Phật sự thì theo nhân duyên mà có hưng vượng hay suy bại. Tuy “bỉ cực thái lai” vốn thuộc vận trời, nhưng sửa cũ dựng mới quả thật phải nhờ vào con người thực hiện. Xưa kia khi đức Thế Tôn sắp nhập Niết Bàn đã đem pháp đạo phó chúc cho quốc vương, đại thần, dạy họ hộ trì, lưu thông. Ấy vì Ngài đã thấy trước đời sau pháp yếu ma mạnh, nếu không cậy vào hạng vĩ nhân có quyền lực bảo vệ bình yên, ngăn chặn kẻ khinh lấn, thì tròng mắt của trời người, huệ mạng của Như Lai chắc sẽ gần như bị diệt mất.
Thế Nhân Thiện Ác Tự Bất Năng Kiến
Chánh kinh:
Thế nhân thiện ác tự bất năng kiến, cát hung họa phước, cạnh các tác chi. Thân ngu thần ám, chuyển thọ dư giáo, điên đảo tương tục, vô thường căn bổn. Mông minh để đột, bất tín kinh pháp. Tâm vô viễn lự, các dục khoái ý. Mê ư sân khuể, tham ư tài sắc, chung bất hưu chỉ, ai tai khả thương! Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả, thù vô quái dã. Tử sanh chi thú, thiện ác chi đạo, đô bất chi tín, vị vô hữu thị.
Khiêm Có Nghĩa Là Chẳng Tự Thỏa Mãn, Cho Là Đủ
Thư trả lời cư sĩ Dương Huệ Xương
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Tự hành, dạy người [đều như thế]
Ông Lưu Hán Vân có thể nói là xưa đã có thiện căn, nhưng đã tin tưởng Phật pháp nhiều năm, lẽ ra phải sớm ăn chay, sao lại đợi đến tuổi hoa giáp (sáu mươi) mới phát tâm vậy? Do đây biết rằng: Thói quen thế tục chẳng dễ thay đổi! Nay đã đổi được, cũng đáng gọi là có nghị lực mạnh mẽ. Ông ta đã thường xem Văn Sao thì cố nhiên tâm đã hiểu rõ ràng phương pháp tu trì.
"Bất Hiếu Phụ Mẫu, Khinh Mạn Sư Trưởng, Bằng Hữu Vô Tín, Nan Đắc Thành Thật"
Chánh Kinh:
Kỳ tứ giả, thế gian nhân dân bất niệm tu thiện. Lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ, tăng tật thiện nhân, bại hoại hiền minh. Bất hiếu phụ mẫu, khinh mạn sư trưởng, bằng hữu vô tín, nan đắc thành thật. Tôn quý tự đại, vị kỷ hữu đạo. Hoành hành oai thế, xâm dịch ư nhân. Dục nhân úy kính, bất tự tàm cụ. Nan khả hàng hóa, thường hoài kiêu mạn, lại kỳ tiền thế, phước đức doanh hộ. Kim thế vi ác, phước đức tận diệt.
Các Bài Pháp Nổi Bật
"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"
Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
(năm Dân Quốc 22 - 1933)
Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?
Quanh Năm Niệm Phật
Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao
Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao.
Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...
Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao
1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.
Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ
Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh
Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.
Đắc Đà-Ra-Ni
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Chiếu Tột Mười Phương
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.
Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng
Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu
Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.