TÍN - NGUYỆN - TRÌ DANH

NPSTD7

 

TÍN - NGUYỆN - TRÌ DANH

Để Rốt Ráo Khế Hợp Tứ Hoằng Thệ Nguyện

  • Mô tả

    Hai lá thư gởi cho hai cư sĩ. Các nhân duyên tuy khác nhau [từ tên, hoàn cảnh], nhưng mục tiêu, quy hướng chỉ dạy thì chỉ có một.

    Một số trích đoạn để chúng ta cùng học tập, tham khảo.

     

    Thư gởi cư sĩ Tâm Nguyện

    (viết thay cho bạn)

  • A Di Đà Phật Độ Thoát Chúng Sanh

  • Mô tả

    Thư gửi cư sĩ Trần Tích Châu. Một lá thư rất dài [và rất hay] ...

    Chúng con xin trích lục một số đoạn.

     

    Do căn cơ đành tùy nghi khéo dẫn

    Như Lai xuất thế, thuyết pháp độ sanh, vốn muốn cho hết thảy chúng sanh ngay đây được liễu sanh thoát tử, tự chứng vô thượng giác đạo mà thôi.

  • Tỳ Kheo Lậu Tận

  • Mô tả

    Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh. Sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trụ ư Định Tụ, vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương. Sở thọ khoái lạc, do như Lậu Tận tỳ- kheo. Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi làm Phật, trong nước không có danh từ bất thiện. Tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi đều đồng một tâm, trụ nơi Ðịnh Tụ, vĩnh viễn thoát khỏi nhiệt não, tâm được thanh lương, hưởng thọ khoái lạc như là Lậu Tận tỳ-kheo. Nếu họ khởi tưởng niệm tham chấp cái thân thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Nhân Duyên [Góp Phần] Cho Nhiều Bài Pháp Quan Trọng - Cư Sĩ Cao Thiệu Lân

  • Mô tả

    Dưới đây là tổng hợp một số trích đoạn trong các thư Đại Sư trả lời cư sĩ Cao Thiệu Lân.

     

    Thư thứ nhất

    Hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ quá khứ, là vị lai chư Phật. Giết để ăn sao nuốt cho trôi? Nếu biết nghĩa này, dẫu táng thân mất mạng cũng chẳng thể ăn hết thảy loại thịt. Nhưng Phật dạy người khéo dẫn dụ dần dần, với bậc thượng căn liền dạy đoạn hoàn toàn. Với trung hạ căn bèn dạy giảm dần cho đến khi hoàn toàn đoạn được.

  • Căn Nhà Thần Diệu Để An Dưỡng Huệ Mạng

  • Mô tả

    Trong Quán Niệm Pháp Môn, Thiện Ðạo đại sư giải thích về nguyện thứ hai mươi ba “nhàm chán thân nữ, chuyển thành thân nam” như sau: “Ấy là do sức bổn nguyện của Phật Di Ðà nên nếu nữ nhân xưng danh hiệu Phật thì ngay trong lúc lâm chung liền chuyển thân nữ trở thành nam tử. Di Ðà dắt tay, Bồ Tát nâng thân, đặt ngồi trên hoa sen báu theo Phật vãng sanh” và: “Hết thảy nữ nhân nếu chẳng nhờ sức danh hiệu của Phật Di Ðà thì trong ngàn kiếp, vạn kiếp, kiếp số như cát sông Hằng, trọn chẳng thể đổi được thân nữ”.

  • Chỉ Cốt Tin Cho Chắc, Giữ Cho Bền, Cứ Thẳng Thét Mà Niệm

  • Mô tả

    Lại có kẻ nghĩ lâm chung thập niệm quá dễ dàng nên toan tính đợi lúc lâm chung mới chuyên tu niệm. Sách An Lạc Tập đả phá quan điểm ấy như sau:

    “Thập niệm liên tục tựa hồ chẳng khó, nhưng kẻ phàm phu tâm như ngựa hoang, thức quá khỉ vượn, rong ruổi sáu trần chưa từng tạm dừng. Ai nấy phải nên phát lòng tin, tự hạn định tu niệm trước để tích tập thành thói quen cho thiện căn kiên cố như Phật đã bảo đại vương: ‘Nhân tích thiện hạnh, tử vô ác niệm. Như thụ tiên khuynh, khuynh tất tùy dã’ (Người tích hạnh lành, khi chết không có ác niệm.

  • "Nhất Tâm"

  • Mô tả

    Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, phát Bồ Đề tâm, tu chư công đức, phụng hành lục Ba La Mật, kiên cố bất thoái. Phục dĩ thiện căn hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nhất tâm niệm ngã, trú dạ bất đoạn. Lâm thọ chung thời, ngã dữ chư Bồ Tát chúng, nghênh hiện kỳ tiền, kinh tu du gian, tức sanh ngã sát, tác A Duy Việt Trí Bồ Tát. Bất đắc thị nguyện, bất thủ Chánh Giác.

  • Người Niệm Phật Chẳng Cầu Phước Báu Thế Gian, Chỉ Cầu Lâm Chung Vãng Sanh Tịnh Độ

  • Mô tả

    Lại nữa, người niệm Phật đối với mỗi sự phải giữ lòng trung hậu, khoan thứ, tâm luôn đề phòng lỗi hại. Biết lỗi liền sửa, thấy điều nghĩa ắt làm, mới hợp với Phật. Người như thế quyết định vãng sanh. Nếu không như thế là trái nghịch Phật, quyết khó cảm thông. Lại phàm lễ bái đọc tụng kinh điển Đại Thừa, và làm hết thảy những chuyện có ích cho đời cho người, đều đem chuyện đó hồi hướng Tây Phương

  • Gặp Gỡ [Và Chọn Lựa] Nhân Duyên Rất Quan Trọng

  • Mô tả

    Phàm phu có được dự phần vào bậc Thượng vãng sanh hay không là một vấn nạn lớn trong Tịnh Tông.

    Cổ đức có vị bảo đây là hạnh Bồ Tát (như có thuyết bảo Thượng Thượng Phẩm phải là Bồ Tát từ Tứ Ðịa đến Thất Ðịa, Thượng Trung Phẩm phải là từ Sơ Ðịa đến Tứ Ðịa Bồ Tát; các phẩm khác cứ theo đó mà suy. Phàm phu chỉ có thể đạt từ Trung Phẩm Trung Sanh trở xuống mà thôi!). Nếu thật sự là như vậy thì đại nguyện vô thượng của Phật Di Ðà, cõi sen Tây Phương độc diệu, pháp môn trì danh dễ hành,

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Nên Dễ Sanh, Nhưng Phải Lấy Niệm Phật Làm Nhân

  • Mô tả

    Cha ông đã cho phép ông xuất gia, hãy nên phát tâm chí thành khẩn thiết, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Hết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay ở trong lục đạo không nghiệp nào chẳng tạo. Nếu không có tâm tu hành, sẽ đâm ra chẳng cảm thấy có những ác niệm cổ quái, hiếm lạ ấy. Nếu phát tâm tu hành [sẽ cảm thấy] những thứ ý niệm ấy càng nhiều hơn thêm (Đây chính là do chân - vọng soi lẫn nhau mà hiển hiện, chứ không phải là trước kia không có, chỉ là do chúng chẳng hiện rõ mà thôi).

  • Nếu Thường Lần Lượt Khích Lệ Lẫn Nhau Thực Hành Niệm Phật, Những Người Ấy Được Gọi Là Người Thực Hành Đại Bi

  • Mô tả

    Lý luận không bằng chứng cứ, sự thật vượt trên hùng biện. Mục đích sách này được chuyên chở qua những mẩu chuyện, để nói lên thực tại Niệm Phật dễ thành tựu, niệm Phật thường được Lợi ích đời hiện tại và lợi ích đời tương lai một cách chắc chắn, để khích lệ mọi người phát khởi đức tin nhằm xưng niệm danh hiệu đức Phật.

    Ai đọc sách này, sách sẽ giúp người chưa tin Phật khởi tâm tin Phật, học Phật;

  • Đây Là Điều Cư Sĩ Nên Dốc Sức, Quyến Thuộc Pháp Môn

  • Mô tả

    Thư thứ hai (trích)

    Lăng Nghiêm Chánh Mạch hãy khoan tính đến, dẫu có đích thân thấy được Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh cũng chẳng thể liễu sanh tử được ngay. Thấy Tánh là ngộ, chưa phải là chứng; chứng rồi mới liễu sanh tử được! Nếu chỉ ngộ chưa chứng, dẫu chỗ ngộ cao sâu, mà nếu hai thứ Kiến Hoặc và Tư Hoặc chẳng thể nhanh chóng đoạn được ngay thì chuyện luân hồi trong ba cõi quyết chẳng thể do đâu mà thoát lìa được!

  • Các Bài Pháp Nổi Bật

    "Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.