Bà Lão Niệm Phật Được Thiện Tri Thức Khai Thị Dứt Trừ Lòng Nghi, Biết Trước Ngày Giờ Vãng Sanh

NPSTD7

 

Bà Lão Niệm Phật Được Thiện Tri Thức Khai Thị Dứt Trừ Lòng Nghi, Biết Trước Ngày Giờ Vãng Sanh

Cư sĩ Hạ Tu Trân là người thôn Dương Cang, làng Cậm Thành, huyện Lâm Lễ, tỉnh Hồ Nam. Bà vãng sanh lúc 86 tuổi.

Sau khi được tôi giới thiệu, bà quy y Tam Bảo vào ngày mùng 8 tháng Chạp năm 1993. Từ đó bà ăn chay trường. Hằng ngày, sáng sớm bà niệm Bồ Tát Quán Thế Âm ba ngàn tiếng. Ban ngày niệm Phật A Di Đà bảy nghìn tiếng. Ngoài ra còn học thời khóa sớm tối, muốn rèn cho được công phu nhất tâm bất loạn.

Vào tháng 2 năm 2000, tôi nhận được bài giảng của sư phụ Tịnh Tông về Bản Nguyện Niệm Phật. Xem tới xem lui vài lần, tôi mừng đến nước mắt ràng rụa đầy mặt. Tôi học Phật Pháp suốt mười năm nay chính là muốn vãng sanh Tịnh Độ. Thế nhưng, càng học tôi càng kinh càng sợ. Tôi thuộc dạng người độn căn đến bửa đầu ra nhét vào cũng chẳng hiểu. Dạng người ngu si hết thuốc chữa như tôi cuối cùng thì cũng được cứu rồi, nghe được tiếng gọi của Đức Phật A Di Đà rồi, tốt quá đi thôi. Tôi muốn chia sẻ với các Liên hữu cùng học về Pháp môn Bản Nguyện Niệm Phật vãng sanh Báo Độ.

Tháng 5 năm 2000 tôi đến thăm bà Hạ, bà nói trong người không được khỏe, cầm không nổi xâu chuỗi niệm Phật, không biết có thể vãng sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc hay không? Bà rất lo lắng lúc lâm chung không có người trợ niệm, v.v… Tôi nói với bà Hạ:

Vãng sanh Tịnh Độ là nương vào Phật lực chứ không phải do tự lực. Chỉ cần bà niệm Phật, thì Đức Phật A Di Đà sẽ nhiếp thủ không bỏ, không cần lo lắng có người trợ niệm hay không, công phu sâu cạn không thành vấn đề, không cầm chuỗi niệm cũng chẳng sao, niệm được bao nhiêu thì niệm bấy nhiêu. Hoàn toàn nương tựa vào sự cứu độ của Đức Phật A Di Đà, quyết định có thể sanh Báo Độ. Bà cứ mạnh dạn an tâm mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật đi.

Bà Hạ rất hoan hỉ giữ tôi ở lại nhà bà một ngày, chuyên nói về Bản Nguyện Niệm Phật, chuyên xưng danh hiệu Di Đà, nương nhờ Phật lực, chắc chắn được vãng sanh!

Tháng 7, con gái đưa bà đến bệnh viện Nhân Dân nằm viện mấy ngày. Sáng ngày 30 tháng 7, bà Hạ vội bảo con gái:

Mẹ sắp đi rồi. Con lập tức làm thủ tục xuất viện đưa mẹ về nhà.

Khoảng hơn 9 giờ sáng ngày hôm ấy, vừa về đến nhà bà kêu con gái mau mau tắm rửa, thay quần áo cho bà. Rồi bà nói:

Phật đến rồi kìa, các con lạy Phật đi!

Con gái bà không học Phật Pháp, không hiểu ý mẹ, tưởng bà muốn thỉnh tượng Phật trong nhà ra. Bà Hạ vội vã nhờ người đỡ bà dậy, ở trên giường lạy ba lạy, vừa lạy vừa niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát”, ba lần, rồi bà ngã ra vãng sanh.

Như vậy bà lão Hạ đã biết trước giờ đi, thấy Phật và Bồ Tát đến rước. Trong khi bệnh không có người trợ niệm, thân không đau đớn, tâm không bấn loạn, nhẹ nhàng tự tại vãng sanh một cách an lành.

Tối hôm ấy, các Liên hữu nhận được tin liền đến niệm Phật tiễn bà Hạ. Họ nhìn thấy bà vãng sanh tướng tốt, miệng mỉm cười, sắc mặt và môi đều đỏ hồng, toàn thân mền mại. Mãi đến ba ngày sau mới đậy nắp quan tài, nhưng sắc diện bà vẫn còn tươi tắn giống như người sống vậy.

Vào tiết trời tháng 7 rất nóng, thi thể để ba ngày mà vẫn không bị biến dạng. Thế nên biết, công đức Bản Nguyện Niệm Phật là không thể nghĩ bàn!

Nam Mô A Di Đà Phật!

(Ngày 8 tháng 5 năm 2001, Diệu Bi ghi)

 

SU THICH PHAP CHIEU 2

 

Trích Một Trăm Truyện Niệm Phật Cảm Ứng

Nguyên Tác: Pháp Sư Huệ Tịnh - Tịnh Tông

Người Dịch: Diệu Mỹ - Hiệu Đính: Định Huệ

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Lời Phật Lời Tổ

Yếu đạo để ra khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Hạnh tu để vãng sinh Tịnh Độ tuy nhiều, không gì hơn Xưng Danh. Vì đó là hạnh của Di Đà Bổn Nguyện. Bởi vậy Hòa Thượng Thiện Đạo dạy rằng:
"Kinh VÔ LƯỢNG THỌ chép: "Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác". Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh." Do đó ngoài xưng danh không cần quán tưởng gì khác.
Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh. Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh.

Pháp Nhiên Thượng Nhân

Phương Pháp Hành Trì

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.

  • Gia Ngôn Lục

    Pháp Bát quan trai giới
    Thứ nhất, không giết hại: Bất kỳ loài nào có mạng sống đều không được giết hại;

    Thứ hai, không trộm cắp: Bất kỳ vật gì không phải sở hữu của mình, nếu người khác không tặng cho thì không được giữ lấy;
    Thứ ba, không dâm dục: Năm giới của người tu tại gia chỉ cấm việc tà dâm, nhưng trong ngày thọ Bát quan trai thì dứt hẳn sự dâm dục;
    Thứ tư, không nói dối: Lời nói và tâm ý đều phải như nhau, hoàn toàn không có sự gian dối;
    Thứ năm, không uống rượu: Rượu làm rối loạn tâm tánh, uống vào sinh ra mọi tội lỗi;
    Thứ sáu, không dùng hương, hoa trang điểm, không ướp hương thơm vào thân thể: Vì dứt trừ sự tham đắm chấp trước nên không tô điểm làm đẹp thân thể;
    Thứ bảy, không đàn ca, hát xướng, nhảy múa; không đi nghe, xem người khác đàn ca, hát xướng, nhảy múa: Tự mình đàn ca, hát xướng hay xem, nghe người khác đàn ca, hát xướng đều làm rối loạn tâm tu tập. Nói đàn ca là chỉ chung việc sử dụng tất cả các loại nhạc khí như đàn, tiêu, sáo, quyển...
    Thứ tám, không ngồi, nằm trên giường ghế cao rộng: Vì đề phòng việc khởi tâm tham trước, phóng túng;
    Thứ chín, không ăn sai giờ: Người ăn sai giờ tâm trí dễ bị tối tăm, mê muội.
    Tám điều trước gọi là giới, điều thứ chín gọi là trai. Chữ quan (關) có nghĩa là đóng lại, chữ trai (齋) là nghiêm túc tề chỉnh. Dùng tám giới trước để đóng lại tất cả các cửa ác, dùng một pháp trai cuối cùng để giúp cho tinh thần sáng suốt, tỉnh táo, giữ được chính niệm.
    Không ăn sai giờ nghĩa là quá giữa ngày [tức sau giờ ngọ, sau 12 giờ trưa] thì không ăn. Đây là Đức Phật giúp cho người tại gia được thọ giới như người xuất gia, dùng đó làm phương tiện để gieo trồng căn lành xuất thế.

    Vì người tại gia còn sống đời vợ chồng, không dễ dứt bỏ sự dâm dục; lại mỗi người đều vướng mắc công ăn việc làm, không dễ giữ theo giới không ăn sai giờ, nên chỉ thiết lập kỳ hạn trong một ngày một đêm, tức là thọ giới từ buổi sáng sớm cho đến sáng sớm ngày hôm sau là hoàn mãn. Nếu muốn thọ trì nhiều lần vẫn phải giữ theo từng ngày một. Hết thảy các giới khác đều thọ trì suốt đời, chỉ riêng Bát quan trai giới có kỳ hạn chỉ trong một ngày một đêm.

    Âm Chất Văn