Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi Di Đà Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chánh niệm Niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
___________________________
Thật sự rằng nếu hành giả nào có lòng tin chân thật chẳng nghi cái Pháp này thì không ai chẳng được Phật rước cả, thật sự vậy. Tin cái Pháp này tức là tin cái gì? Đó tức là tin Lời Thệ Nguyện của Phật, tức Di Đà Bổn Nguyện. Cho nên các Ngài mới nói là hành giả mà chẳng nghi Di Đà Bổn Nguyện thì lâm chung chắc chắn được Phật lai nghinh là vậy. Dĩ nhiên ở đây là phải tin cho đúng nghĩa lý, không được tin sai, dẫu cho khó tin cũng phải cố gắng gầy dựng dần. Thật ra ai mà đã tin chắc được Bổn Nguyện theo cái cách 'không chuẩn xác' kia rồi thì bây giờ muốn thay đổi lại để tin cho đúng thì hoàn toàn có thể làm được [phải biết cách một chút], nhưng cái điều quan trọng nhất đó là liệu họ có dám từ bỏ cái tri kiến kia hay không [tức cho rằng mười niệm này là dành cho lúc lâm chung], bởi nếu cứ chấp chặt vào cái kiến giải này quyết không thay đổi thì thôi, đành chịu thua, giờ có nói gì với họ đi nữa cũng vô ích chẳng có tác dụng gì cả [tức bị phạm vô cái "tà kiến" mà Phật đã nói trong Kinh].
"Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh": Vậy vì sao Phật lại lai nghinh? Bởi đơn giản là vì người đó có lòng tin chẳng nghi đối với lời Thệ Nguyện của Phật [tức Bổn Nguyện], cho nên 'bắt buộc' Phật phải lai nghinh đến tiếp dẫn người đó về Cực Lạc khi mãn phần, không thể khác được [bởi chỉ cần 'khác' một cái là Phật không thể thành Phật được, mà điều này thì không bao giờ xảy ra]. Cho nên hành giả cần phải gầy dựng cho được lòng tin chân thật đối với Di Đà Bổn Nguyện là vậy, và cần phải tin cho đúng nữa. Chứ còn cũng tin nhưng tin trật [nghĩa lý] thì cũng như không, bởi như vậy thật ra là vẫn chưa tin được gì cả.
Vậy thì dạng chẳng biết Kinh giáo hay Bổn Nguyện gì cả thì sao [dạng tu quãng ngắn, cụ già...]? Họ chân thật niệm Phật và vãng sanh thật thù thắng đó? Trả lời: Dạng này mặc dù chẳng biết Bổn Nguyện là gì cả nhưng thật ra một khi họ tin chắc chẳng nghi điều này 'Niệm Phật chắc chắn được Phật rước, bất luận điều gì xảy ra', tức cũng dạng tin chắc chẳng nghi Di Đà Bổn Nguyện rồi vậy [theo đúng nghĩa lý], cho nên họ được thành tựu thù thắng. Chỉ có điều gầy dựng kiểu này trong quãng ngắn thì được, còn dạng 'đường trường' thì sau một thời gian thì lại mai một, với lại rất khó không phải ai cũng đạt 'tới hạn' được [chí tâm tin ưa, bất sanh nghi hoặc], tức hành giả vẫn còn trạng thái lúc tin lúc ngờ [do thiếu cái Lý rốt ráo để nương tựa]. Cho nên các Ngài mới khuyên dạy nên nương tựa Kinh giáo mà gầy dựng là vậy, dù cho với dạng hành giả nào đi nữa, nếu còn tiếp nhận được thì nên học tập theo, bởi cơ hội thành tựu sẽ vượt trỗi hẳn so với dạng không nương tựa.
Pháp Nhiên Thượng Nhân