Công Phu Địa Chung Cho Cá Nhân

NPSTD7

 

Công Phu Địa Chung Cho Cá Nhân

I. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH

- Y phục trang nghiêm.

- Lễ bái.

- Ngồi ngay ngắn, kiết già hoặc bán già, lưng thẳng.

- Mắt nhắm nhẹ, định tâm.

- Bắt đầu niệm chậm rãi, ra tiếng rõ ràng từng chữ từng câu, bụng xẹp xuống theo hơi thở ra, cho đến khi hết hơi hẳn. Tùy sức người, có người niệm được 2 câu, có người được 3 câu, hay 4 câu...

- Hít vào chậm rãi, trong lúc hít vào vẫn tiếp tục niệm thầm không gián đoạn câu Phật hiệu (tùy sức và tốc độ niệm, có thể là một câu, hai câu...), tốc độ niệm thầm bằng với niệm ra tiếng, bụng căng lên (lưu ý là ở đây đề xướng dùng phương pháp thở bụng: thở ra bụng xẹp xuống, hít vào bụng căng lên, đặc biệt chú ý ở pha thở ra bụng xẹp hẳn xuống thì khi hít vào tự nhiên bụng bật ra). Cứ tiếp tục như vậy.

- Trong suốt quá trình, tâm luôn lắng nghe tiếng Phật hiệu do mình niệm ra (đây là điều quan trọng nhất, kể cả khi hít vào niệm thầm, không để gián đoạn việc nhiếp tâm nghe), không sử dụng máy niệm Phật, máy bấm số hay phương tiện gì trong suốt thời khóa này.

- Tốc độ niệm nhanh hay chậm thì tùy mỗi cá nhân. Ở đây đề xuất tốc độ niệm là 1 chữ một giây (hay khoảng như vậy), một câu A Di Đà Phật là khoảng 4 giây hoặc lâu hơn. Niệm chậm chắc, rõ ràng rành mạch, đều đặn nhẹ nhàng, sẽ dễ ghi khắc câu Phật hiệu vào tâm. Đi đứng nằm ngồi cũng dễ nhiếp tâm với tốc độ niệm này (lúc này có thể kết hợp dùng máy niệm Phật, bấm số, hay lần chuỗi...). Tuy nhiên cũng tùy nghi phương tiện hoàn cảnh căn cơ thôi, không nhất thiết ai cũng phải dùng.

- Thời lượng: Tùy theo điều kiện cá nhân. Nhưng nên từ một tiếng trở lên cho một thời khóa.

- Kết thúc thời khóa, phát nguyện, hồi hướng, lễ bái.

 

II. MỘT SỐ LƯU Ý

- Mỗi ngày nên có từ hai thời công phu này trở lên. Nói chung càng nhiều càng tốt.

- Thời gian để quen với cách thức công phu này: Khoảng 3-6 tháng (với người đã từng thực hành phương pháp thở bụng rồi thì khoảng 1-2 tháng).

- Khi mới bắt đầu tập, có thể xuất hiện một số hiện tượng như: xây xẩm, căng thẳng, tâm phân tán, khó nhiếp tâm vào câu Phật hiệu, khó điều tiết hơi thở, niệm mau mệt... Đó là vì chưa quen phương pháp thở bụng, chưa quen với tốc độ niệm và chưa quen với phương pháp niệm kết hợp thở sâu này. Cứ kiên trì tập luyện, sau một thời gian khi đã quen rồi, các hiện tượng tiêu cực đó sẽ không còn, các ưu điểm sẽ bắt đầu cảm nhận được. Câu Phật hiệu cũng bắt đầu dễ nhiếp tâm hơn [so với cách niệm thông thường nhiều lắm].

- Một khi đã quen với phương pháp rồi thì chỉ chú tâm lắng nghe câu Phật hiệu thôi, đừng để ý đến hơi thở nữa, chỉ còn lắng nghe tiếng niệm của mình mà thôi.

- Vẫn có thể áp dụng phương pháp này với cách thở thông thường (tức là thở bằng ngực: hít vào ngực căng lên bụng xẹp, thở ra ngực xẹp xuống bụng căng), nhưng hiệu quả dĩ nhiên không bằng với cách thở bụng.

 

III. ƯU - NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP

- Ưu điểm: Nước uống nóng lạnh tự biết! Ở đây chỉ đề cập một chút rằng, sau một thời gian hành trì thì sức đề kháng cơ thể của hành giả sẽ tăng lên rõ rệt. Cho nên những ai thể chất không được tốt, hay đau ốm, hay những ai phải lao tâm lao lực nhiều rất nên áp dụng hằng ngày.

- Nhược điểm:

  + Chỉ thực hành cho từng cá nhân, không cộng tu cùng đại chúng theo phương pháp này được.

  + Cần có sự kiên trì tập luyện, theo đuổi không bỏ cuộc, do ban đầu hơi khó thích nghi. Phải hành trì lâu dài mới dần thấy được công hiệu, không phải dạng phương pháp dễ thấy ngay được hiệu quả.

 

IV. NHẬN XÉT

- Vì mỗi cá nhân căn tánh bất đồng, nên công phu cá nhân là để gầy dựng năng lực công phu riêng cho từng cá nhân, do đó rất cần thiết trong tu tập (bên cạnh các thời khóa khác như: Lễ Phật - niệm Phật, địa chung cùng đại chúng...). Chúng ta đừng nên xem nhẹ thời khóa địa chung cá nhân, bởi đây chính là chỗ chúng ta rèn giũa phát triển năng lực công phu thật sự của mình. Tu hành công phu phải ngày một tiến lên, có công phu sâu thì khi ra ngoài đối người tiếp vật tâm chúng ta mới có sức định, khó bị cảnh duyên lay chuyển, gây nhiễm ô. "Được vãng sanh hay không là do có Tín Nguyện hay không? Phẩm vị cao hay thấp là do trì danh sâu hay cạn!" - lời Chư Tổ Sư dạy.

- Việc tu hành nên tùy nghi phương tiện, không ai giống ai, mỗi cá nhân, tập thể có thể áp dụng phương pháp hành trì thời khóa công phu hàng ngày sao cho phù hợp căn cơ hoàn cảnh của mình, miễn là phương pháp nào đem lại hiệu quả tốt nhất cho chúng ta thì áp dụng.

- Cuối cùng, xin đừng xem nhẹ phương pháp có vẻ bình dị tầm thường này mà bỏ qua thì thật là tiếc lắm thay!

 

TP Hồ Chí Minh, 2023

 

sx11

 

Lời Phật Lời Tổ

Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi Di Đà Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chánh niệm Niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.

___________________________

Thật sự rằng nếu hành giả nào có lòng tin chân thật chẳng nghi cái Pháp này thì không ai chẳng được Phật rước cả, thật sự vậy. Tin cái Pháp này tức là tin cái gì? Đó tức là tin Lời Thệ Nguyện của Phật, tức Di Đà Bổn Nguyện. Cho nên các Ngài mới nói là hành giả mà chẳng nghi Di Đà Bổn Nguyện thì lâm chung chắc chắn được Phật lai nghinh là vậy. Dĩ nhiên ở đây là phải tin cho đúng nghĩa lý, không được tin sai, dẫu cho khó tin cũng phải cố gắng gầy dựng dần. Thật ra ai mà đã tin chắc được Bổn Nguyện theo cái cách 'không chuẩn xác' kia rồi thì bây giờ muốn thay đổi lại để tin cho đúng thì hoàn toàn có thể làm được [phải biết cách một chút], nhưng cái điều quan trọng nhất đó là liệu họ có dám từ bỏ cái tri kiến kia hay không [tức cho rằng mười niệm này là dành cho lúc lâm chung], bởi nếu cứ chấp chặt vào cái kiến giải này quyết không thay đổi thì thôi, đành chịu thua, giờ có nói gì với họ đi nữa cũng vô ích chẳng có tác dụng gì cả [tức bị phạm vô cái "tà kiến" mà Phật đã nói trong Kinh].

"Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh": Vậy vì sao Phật lại lai nghinh? Bởi đơn giản là vì người đó có lòng tin chẳng nghi đối với lời Thệ Nguyện của Phật [tức Bổn Nguyện], cho nên 'bắt buộc' Phật phải lai nghinh đến tiếp dẫn người đó về Cực Lạc khi mãn phần, không thể khác được [bởi chỉ cần 'khác' một cái là Phật không thể thành Phật được, mà điều này thì không bao giờ xảy ra]. Cho nên hành giả cần phải gầy dựng cho được lòng tin chân thật đối với Di Đà Bổn Nguyện là vậy, và cần phải tin cho đúng nữa. Chứ còn cũng tin nhưng tin trật [nghĩa lý] thì cũng như không, bởi như vậy thật ra là vẫn chưa tin được gì cả.

Vậy thì dạng chẳng biết Kinh giáo hay Bổn Nguyện gì cả thì sao [dạng tu quãng ngắn, cụ già...]? Họ chân thật niệm Phật và vãng sanh thật thù thắng đó? Trả lời: Dạng này mặc dù chẳng biết Bổn Nguyện là gì cả nhưng thật ra một khi họ tin chắc chẳng nghi điều này 'Niệm Phật chắc chắn được Phật rước, bất luận điều gì xảy ra', tức cũng dạng tin chắc chẳng nghi Di Đà Bổn Nguyện rồi vậy [theo đúng nghĩa lý], cho nên họ được thành tựu thù thắng. Chỉ có điều gầy dựng kiểu này trong quãng ngắn thì được, còn dạng 'đường trường' thì sau một thời gian thì lại mai một, với lại rất khó không phải ai cũng đạt 'tới hạn' được [chí tâm tin ưa, bất sanh nghi hoặc], tức hành giả vẫn còn trạng thái lúc tin lúc ngờ [do thiếu cái Lý rốt ráo để nương tựa]. Cho nên các Ngài mới khuyên dạy nên nương tựa Kinh giáo mà gầy dựng là vậy, dù cho với dạng hành giả nào đi nữa, nếu còn tiếp nhận được thì nên học tập theo, bởi cơ hội thành tựu sẽ vượt trỗi hẳn so với dạng không nương tựa.

Pháp Nhiên Thượng Nhân

Phương Pháp Hành Trì

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.

  • Gia Ngôn Lục

    Chàng học trò nọ ở Quý Khê, thi nhiều lần chẳng đỗ, xin Trương Chân Nhân dâng sớ, xuất hồn lên xem bảng trời. Thần phê rằng: “Người này số phận đáng lẽ đỗ đạt, nhưng do lén lút với người thím mà bị mất sạch”. Chân Nhân hoàn hồn, nói với chàng ta lời ấy. Chàng học trò bảo là không có, bèn tự soạn sớ để biện luận. Thần lại phê: “Tuy chẳng có chuyện ấy, nhưng thật sự có cái tâm ấy”. Chàng học trò hổ thẹn chẳng kịp, ấy là vì thời trẻ thấy người thím xinh đẹp, ngẫu nhiên động một niệm [tà vạy] vậy!

    Trong niên hiệu Chánh Đức nhà Minh, Triệu Vĩnh Trinh thuở bé gặp bậc dị nhân bảo: “Năm ngươi hai mươi ba tuổi, ắt đậu Giải Nguyên”. Đến khi thi Hương, văn hay tột bậc, quan chủ khảo đã định chấm cho [Vĩnh Trinh] đậu Giải Nguyên từ mấy hôm trước, chẳng ngờ trong kỳ thi hậu trường, [văn bài của Vĩnh Trinh] bỗng phạm sai sót, cho nên chẳng thi đỗ. Tâm Vĩnh Trinh hết sức uất ức, do vậy, cầu nguyện mộng thấy Văn Xương Đế Quân [để thưa hỏi. Trong giấc mộng] Đế Quân nói: “Khoa thi này ngươi vốn đậu Giải Nguyên, nhưng do gần đây ngươi chòng ghẹo tỳ nữ, dụ dỗ con gái nhà hàng xóm. Tuy đều chưa thành chuyện gian dâm, nhưng đã dấy lòng điên đảo, ý dâm vấn víu! Ruộng tâm ngày một tối tăm, tiếng tăm lẫn địa vị đều tiêu; vì thế, bị phạt trừ sạch!” Vĩnh Trinh khóc lóc, sửa lỗi, làm lành, cho khắc in những lời răn dâm để cảnh tỉnh cõi đời. Khoa thi sau, anh ta bèn đỗ Giải Nguyên, làm quan tới chức Phiên Hiến.

    Cảm Ứng Thiên