Khi Thuốc Men Không Còn Công Hiệu Nữa, Hết Sức Thành Khẩn Cầu Cứu Đức Phật A Di Đà Có Công Hiệu Mạnh Nhất

NPSTD7

 

Khi Thuốc Men Không Còn Công Hiệu Nữa, Hết Sức Thành Khẩn Cầu Cứu Đức Phật A Di Đà Có Công Hiệu Mạnh Nhất

Phần đông khi người ta sắp chết thì hô hấp rất khó khăn. Nếu đang ở trong ở bệnh viện thì bác sĩ sẽ đút một ống vào miệng hoặc vào mũi, vô khí quản đến phổi để duy trì sự hô hấp. Đến lúc nguy cấp thì đẩy vào phòng có y tá túc trực thường xuyên để theo dõi bệnh nhân. Có khi dùng dưỡng khí chụp vào mũi để giúp cho bệnh nhân thở. Khắp nơi trên thân thể chỗ nào có thể đút ống vào thì cũng đều đút ống, thí dụ đường tiểu thì đút ống vào để thông tiểu, miệng thì đút ống vào để dẫn thức ăn vào bao tử, hoặc mũi thì đút ống vào phổi, chỉ thiếu một thứ là không có một ống gì để dẫn ánh sang của đức Phật A Di Đà vào tâm khảm của người ta. Một phòng bệnh có y tá túc trực thì cũng giống như một địa ngục ở trần gian. Có lẽ những thiết bị tối tân này đã cứu sống rất nhiều người, nhưng thật ra đối với bệnh nhân, không kể là chữa lành bệnh hay không, đều là địa ngục rất dễ sợ, không người nào thích bị đưa vào thêm một lần nữa! Lúc trước, khi đọc Kinh Địa Tạng, tôi thường nghĩ là chư Phật, Bồ tát sợ chúng sinh làm chuyện ác, cố ý nói ra để dọa người. Đâu có chỗ nào là địa ngục thiêu đốt, địa ngục cắt lưỡi… cái khổ gì cũng có, rất là dễ sợ, hình như đều là dọa người ta. Đến khi tôi vô bệnh viện thì mới biết đức Phật nói câu nào cũng đều là sự thật, và cũng hiểu được tại sao đức Phật ở trong Kinh đã nhiều phen dặn dò và phó chúc Địa Tạng Bồ tát là: “Đừng để chúng sinh đọa vào ác đạo cho dù chỉ là một ngày một đêm. Nhất định phải nói rõ cho chúng sinh biết những sự khổ trong nhân quả báo ứng này, đừng để cho chúng sinh đọa vào ác đạo chịu khổ một ngày một đêm”. Nhưng lúc bình thường chúng ta có để ý và hiểu tâm từ bi này của Phật không?

Khi bệnh nhân kêu tôi nửa đêm, lúc tôi rất mệt và buồn ngủ nhưng phải tỉnh dậy để đi thăm họ, săn sóc, cho thuốc hoặc là trị liệu, lúc đó thấy chúng sinh đang chịu đựng bên bờ sinh tử, những câu trong Kinh Bát Đại Nhân Giác liền hiện ra trong tâm: “Sinh tử thiêu đốt, khổ não vô lượng, phát đại từ tâm, phổ tế tất cả, nguyện chịu thay vô lượng khổ cho chúng sinh, làm cho chúng sinh đến được sự sung sướng viên mãn”. Nhưng khi nhìn thấy cảnh tượng quá khổ này, kêu bạn đi chịu khổ thay cho chúng sinh, bạn có thể làm được không? Thử hỏi những sự khổ đã kể ở đoạn trước, bạn có thể thay thế cho họ một đêm không? Tôi không nói chuyện “thay thế” này quá khó, chỉ là ở một bên để săn sóc an ủi người bệnh liên tục mấy đêm liền không ngủ, cả ngày lẫn đêm thì đã quá khó rồi (thường thì bạn sẽ cảm thấy đầu nặng, tim đập mạnh hơn lúc trước…). Tu hành trong nhà Phật, trừ tâm từ bi ra, còn cần có lòng tin vững chắc, nguyện lực rộng lớn, niệm Phật chuyên cần thì mới có khả năng thoát ra khỏi lục đạo sinh tử luân hồi khổ não. Thật ra không nói là thay thế chịu khổ, chỉ ‘nghe’ thôi, cả ngày ngồi ở đó từ sang đến tối nghe người ta than thở: “Tôi khổ như thế nào”, “nhà tôi có sự khổ vô cùng”, để cho bạn nghe một ngày 24 giờ, liên tục mấy ngày liền thì bạn sẽ hiểu. Sau khi tôi ‘nghe’ một thời gian, có một hôm khi tôi đang niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì nghe có tiếng người khác cũng đang niệm “Nam Mô Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, nghe xong câu này tôi liền có một niềm xúc động vô hạn, chảy nước mắt lúc nào không hay. Thật đúng như vậy, đừng nói để bạn thay thế chúng sinh chịu vô lượng khổ, chỉ để bạn ‘nghe’ sự khổ thì liền biết lòng từ bi vô biên của Bồ tát. Ngài đã phát nguyện “lắng nghe chuyện khổ nạn trong thế gian”, chỗ nào có người chịu khổ thì liền lập tức đến để cứu họ. Chúng ta lắng tâm để niệm Bồ tát, từ danh hiệu của một vị Bồ tát thì biết được lòng từ bi vô cùng tận của chư Bồ tát, tâm địa rộng lớn không thể nghĩ bàn của quý Ngài. 

Khi đôi mắt tôi nhìn thấy sự buồn rầu, lo sợ, khủng bố của những người sắp chết, đôi tai nghe vô số tiếng khóc lúc sinh ly tử biệt, quay lại niệm ‘vô lượng quang minh và vô lượng thọ’ của đức Phật A Di Đà, tự nhiên lại tràn đầy nước mắt và cảm nhận được sự từ bi thông cảm vô cùng thân thiết chứa đựng trong danh hiệu đức Phật A Di Đà. Thì ra đức Phật A Di Đà, từ xưa đã biết được những sự đau buồn đen tối và sự lo sợ trong vòng sinh tử của phàm phu chúng ta, nên Ngài phóng vô lượng quang đến khắp mọi nơi để cứu độ, không nhàm chán mà an ủi chúng sinh. Ngài không nghỉ ngơi, không ‘lấy vacation!’ ngày cũng như đêm, chí nguyện vĩnh viễn không bao giờ ngừng nghỉ để cứu giúp chúng sinh trong biển khổ sinh tử, đem sự thanh lương ở cõi Cực lạc ban bố cho chúng sinh. Bạn có để ý những khi mưa suốt mấy ngày liền nhưng mặt trời vẫn không mất đi. Vô Lượng Quang Thọ là một nguồn từ bi vĩnh hằng, chiếu rọi vô tận, không bị bất an vì mất đi quang minh, không có sự đau khổ của sinh ly tử biệt.
Có khi đêm đã khuya, thuốc ngủ và thuốc chống đau đều không còn hiệu lực nữa, tôi thường ở bên giường bệnh nhân giúp họ niệm Phật (thật ra phải nói là Bồ tát bệnh nhân giúp tôi niệm Phật, vì nếu không có họ ở một bên, tôi không siêng đến nỗi nửa đêm không ngủ thức dậy niệm Phật). Hòa hợp vào nhịp thở và tiếng niệm Phật của bệnh nhân, vừa niệm vừa nghe từng câu từng tiếng một cách an tịnh. Khi thuốc men không còn công hiệu nữa, hết sức thành khẩn cầu cứu đức Phật A Di có công hiệu mạnh nhất, có thể an ủi được thân tâm đau khổ của bệnh nhân. Lắng nghe được một tiếng thì ngay khi đó liền được giải thoát, nếu an tịnh mà nghe rõ ràng từng chữ thì sự đau khổ trong mỗi phút này liền biến mất, cũng như giọt sương tan khi mặt trời mọc. Phật A Di Đà cũng như một công ty cung cấp điện lực miễn phí, chỉ cần bạn đừng rút đồ cắm điện ra thì sẽ thâu nhận được nguồn năng lượng vĩnh viễn không bao giờ chấm dứt này.

 

NAM MO A DI DA PHAT

 

Trích Lắng Nghe Tiếng Hát Sông Hằng

BS Quách Huệ Trân

Lời Phật Lời Tổ

Yếu đạo để ra khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Hạnh tu để vãng sinh Tịnh Độ tuy nhiều, không gì hơn Xưng Danh. Vì đó là hạnh của Di Đà Bổn Nguyện. Bởi vậy Hòa Thượng Thiện Đạo dạy rằng:
"Kinh VÔ LƯỢNG THỌ chép: "Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác". Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh." Do đó ngoài xưng danh không cần quán tưởng gì khác.
Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh. Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh.

Pháp Nhiên Thượng Nhân

Phương Pháp Hành Trì

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.

  • Gia Ngôn Lục

    Pháp Bát quan trai giới
    Thứ nhất, không giết hại: Bất kỳ loài nào có mạng sống đều không được giết hại;

    Thứ hai, không trộm cắp: Bất kỳ vật gì không phải sở hữu của mình, nếu người khác không tặng cho thì không được giữ lấy;
    Thứ ba, không dâm dục: Năm giới của người tu tại gia chỉ cấm việc tà dâm, nhưng trong ngày thọ Bát quan trai thì dứt hẳn sự dâm dục;
    Thứ tư, không nói dối: Lời nói và tâm ý đều phải như nhau, hoàn toàn không có sự gian dối;
    Thứ năm, không uống rượu: Rượu làm rối loạn tâm tánh, uống vào sinh ra mọi tội lỗi;
    Thứ sáu, không dùng hương, hoa trang điểm, không ướp hương thơm vào thân thể: Vì dứt trừ sự tham đắm chấp trước nên không tô điểm làm đẹp thân thể;
    Thứ bảy, không đàn ca, hát xướng, nhảy múa; không đi nghe, xem người khác đàn ca, hát xướng, nhảy múa: Tự mình đàn ca, hát xướng hay xem, nghe người khác đàn ca, hát xướng đều làm rối loạn tâm tu tập. Nói đàn ca là chỉ chung việc sử dụng tất cả các loại nhạc khí như đàn, tiêu, sáo, quyển...
    Thứ tám, không ngồi, nằm trên giường ghế cao rộng: Vì đề phòng việc khởi tâm tham trước, phóng túng;
    Thứ chín, không ăn sai giờ: Người ăn sai giờ tâm trí dễ bị tối tăm, mê muội.
    Tám điều trước gọi là giới, điều thứ chín gọi là trai. Chữ quan (關) có nghĩa là đóng lại, chữ trai (齋) là nghiêm túc tề chỉnh. Dùng tám giới trước để đóng lại tất cả các cửa ác, dùng một pháp trai cuối cùng để giúp cho tinh thần sáng suốt, tỉnh táo, giữ được chính niệm.
    Không ăn sai giờ nghĩa là quá giữa ngày [tức sau giờ ngọ, sau 12 giờ trưa] thì không ăn. Đây là Đức Phật giúp cho người tại gia được thọ giới như người xuất gia, dùng đó làm phương tiện để gieo trồng căn lành xuất thế.

    Vì người tại gia còn sống đời vợ chồng, không dễ dứt bỏ sự dâm dục; lại mỗi người đều vướng mắc công ăn việc làm, không dễ giữ theo giới không ăn sai giờ, nên chỉ thiết lập kỳ hạn trong một ngày một đêm, tức là thọ giới từ buổi sáng sớm cho đến sáng sớm ngày hôm sau là hoàn mãn. Nếu muốn thọ trì nhiều lần vẫn phải giữ theo từng ngày một. Hết thảy các giới khác đều thọ trì suốt đời, chỉ riêng Bát quan trai giới có kỳ hạn chỉ trong một ngày một đêm.

    Âm Chất Văn