“Tận Hết Bổn Phận”

NPSTD7

 

“Tận Hết Bổn Phận”

Lấy việc niệm Phật làm trọng

Pháp danh của lệnh ái nên đặt là Phước Trinh. Trinh là chánh, là gốc đức hạnh của phụ nữ. Nếu có thể nhất tâm niệm Phật khiến cho phiền não Hoặc nghiệp tiêu diệt hết sạch, công đức, trí huệ triệt để phơi bày toàn thể, cũng như đức hạnh trinh lương của người nữ không bị bên ngoài làm nhiễm, chánh đáng nghiễm nhiên tự lập. Vì thế, kinh Dịch nói: “Trinh giả, sự chi cán dã” (Trinh là cái cốt lõi của sự). “Cán” chính là cái thân chánh của cây cối. Vì thế, người tu hành đạt được chánh thân Bồ Đề, thì đạo nghiệp sẽ tự thành tựu, tự được trọn đủ phước huệ. Tuy đứa bé chưa thể đạt được như vậy, nhưng mong mỏi như thế nên đặt tên như vậy đó, mong nó sẽ nghĩ đến ý nghĩa của cái tên rồi cuối cùng cũng đạt được như vậy thì sau này sẽ là vợ hiền của người ta, là mẹ hiền của người ta, giúp chồng thành tựu đức hạnh, dạy con cái từ khi còn đang mang thai, vẻ vang nào hơn? Lệnh nội đã quy y, nên siêng năng tu trì, chớ để hữu danh vô thật, thì may mắn lắm! Kinh lướt qua mắt tức là đã duyệt rồi, chớ nên xem rồi vướng mắc vào đó. Nếu có cần xem thì cũng mong nên xem ít, chỉ lấy việc niệm Phật để đối trị tập khí, tiêu nghiệp làm trọng. Nghiệp tiêu rồi thì hễ xem sách, vừa đọc liền lãnh hội được chỗ mầu nhiệm. Đây là ước theo sự đạt được diệu pháp mà luận. Người đời nay căn tánh hèn kém, xem nhiều sẽ lan man, không nơi nương tựa, tâm tình lắm mối phân vân, khó thể tương ứng được!

 

“Tận hết bổn phận” 

Hai lần bão lốc, các xứ bị tai ương, Phổ Đà cũng thế. Ấy là do chúng sanh đồng phận ác nghiệp chiêu cảm mà ra. Chẳng biết quý trạch phòng ốc ra sao? Cư Khoa đang độ tuổi tráng niên, phong thái thuần hậu, đáng làm pháp khí nhập đạo. Quang vì người khác trọn chẳng chấp trước. Ai trước đó nghĩ Quang đáng tin tưởng được bèn chẳng ngại kết giao, sau cho rằng Quang chẳng thể tin được bèn chẳng ngại tuyệt giao. Đến - đi mặc người, tôi vốn không để tâm đến chuyện kết giao hay cự tuyệt. Người khác dạy người đa phần chú trọng dốc sức nơi chỗ huyền diệu, còn Quang dạy người đa phần phát huy ý chỉ “tận hết bổn phận”. Nếu chẳng thể tận hết bổn phận thì dù có thấu triệt tận nguồn tột đáy mọi sự trong Thiền, trong Giáo, cũng chỉ thành một kẻ khiến cho tam thế chư Phật bị oan mà thôi! Huống chi còn có sự chưa thể tột nguồn thấu đáy ư!

 

Chữ Tâm
Cư Quân đã đến núi này rồi, cần gì tháng Bảy lại phải lên đây? Qua lại nhiều lượt, lộ phí tiêu dùng tốn kém biết là bao nhiêu! Xin đừng tới nữa! Nếu có nghi vấn thì đã có cư sĩ Hiển Vi rồi! Nếu muốn hỏi Quang thì bưu điện là tiện lợi nhất, cần gì lại phải lên đây, làm chuyện vô ích khiến hại đến sự hữu ích! Nay vì Cư Quân đặt pháp danh là Khế Tâm. Vì ông ta tên là Bỉnh Bàn, tự Thấu Am. Nếu tâm ông ta quả thật ngay thẳng, kiên cố, chẳng động như “bàn thạch” (đá tảng), lại còn “thấu đãng” (gột rửa sạch) những chất nhơ bên ngoài thì bổn thể của cái tâm sẽ tự hiển hiện. Chữ Tâm chỉ cho chân tâm thường trụ, chứ không phải là cái tâm tùy duyên khởi lên tập khí. Tâm tập khí chính là tình nhiễm, chứ không phải là bổn thể!

 

bp22

Ảnh minh họa: Gia đình hạnh phúc

Chư Tổ sư thường khuyên hành giả Tịnh Độ cần phải "Giữ vẹn luân thường, tận hết bổn phận". Vì sao thế? Có khi nào chúng ta tự hỏi vì sao người tu Tịnh Độ lại cần những thứ này? Trong khi Tông chỉ Pháp môn chỉ cần Tín - Nguyện - Trì Danh là đủ?

Thật sự, "Luân - Thường" [Hiếu - Đễ - Trung - Tín - Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ] chính là cái gốc của lòng nhân, là những tánh đức của con người. Làm người cho tốt thì mới cầu đến làm Thánh làm Hiền, làm Phật, Bồ Tát... Cái gì cũng phải có thứ lớp, công đoạn, bậc thang của nó. Giống như người học trò vậy, từng lớp từng lớp một, từng cấp từng cấp một. Chưa qua nổi tiểu học, trung học, thì sao theo nổi đại học. Trong đạo học cũng vậy không khác, chỉ khác là xét soi từ nhiều đời nhiều kiếp, chứ không nhất định chỉ trong một đời này thôi.

Còn "Tận hết bổn phận"? Gia đình, quyến thuộc, bằng hữu... chính là những mối nhân duyên sâu dày nhất đối với chúng ta. Ví thử, những lúc ốm đau bệnh hoạn, hữu sự này kia... ai là những người kề cận, chăm sóc cho chúng ta? Rồi những khúc ngoặc, khúc quanh, những lúc khó khăn trong cuộc đời này ai là những người chúng ta cầu cứu trước tiên? Thế gian thường nói "Một giọt máu đào hơn ao nước lã" là vậy. Đấy là ngoài đời, còn đối với các Bậc Thường trụ trong già lam thì Sư, Đệ, Tăng Ni chúng, huynh đệ, đạo hữu... chính là những mối nhân luân. 

Bởi thế, những mối quan hệ, nhân duyên [vay, trả] lớn lao nhất mà chúng ta không tận sức vì nhau, thành tựu cho nhau thì liệu những mối quan hệ khác chúng ta thật sự làm được gì? Người đời thường nói "Khi hoạn nạn mới hiểu lòng nhau", vậy khi gặp hoạn nạn, ai là người đứng bên cạnh chúng ta sớm nhất? Lúc ấy có cần hiểu lòng hay chẳng hiểu lòng gì đâu? Như thế mới thấy thân quyến nó có duyên nợ, nhân quả sâu dày đến thế nào? Nếu không ra sức giúp họ, độ họ thì độ ai đây? Bởi vậy chúng ta phải "dốc cạn lòng thành", "xả thân nói pháp", cực lực giúp họ thành tựu. Đó chính là tự hành dạy người, tự lợi lợi tha [ưu tiên] vậy.

Nhưng, mỗi người có nghiệp duyên, nhân quả bất đồng, "cực lực giúp nhau thành tựu" là một chuyện, còn thành tựu được hay không của mỗi người lại là chuyện khác, nhân duyên trong một đời này không nói lên tất cả, không phải là tất cả, mà còn phụ thuộc nhiều đời nhiều kiếp trước [có tu hành hay không] của họ nữa. Bởi thế, quan trọng nhất là gì? Rằng, bằng cách dụng công tu tập thế nào đó, tùy thuộc vào hoàn cảnh, căn cơ của mình, chúng ta phải thành tựu đạo nghiệp giải thoát sinh tử cho chính mình trong một đời này. Nếu không, bất luận là thế nào, với hành giả Tịnh Độ chúng ta, thảy đều coi là thảm họa, đáng thương xót lắm thay!

 

Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên

Thư trả lời cư sĩ Mã Khế Tây (thư thứ 10 và 11)

Đại sư Ấn Quang

Lời Phật Lời Tổ

Yếu đạo để ra khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Hạnh tu để vãng sinh Tịnh Độ tuy nhiều, không gì hơn Xưng Danh. Vì đó là hạnh của Di Đà Bổn Nguyện. Bởi vậy Hòa Thượng Thiện Đạo dạy rằng:
"Kinh VÔ LƯỢNG THỌ chép: "Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác". Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh." Do đó ngoài xưng danh không cần quán tưởng gì khác.
Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh. Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh.

__________________________

"Kinh VÔ LƯỢNG THỌ chép: "Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác": Tức chỗ "nãi chí thập niệm" trong Bổn Nguyện.

"Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh": Lời diễn giải khai thị đơn giản cô đọng thêm của các Ngài.

"Do đó ngoài xưng danh không cần quán tưởng gì khác": Tức [tin tưởng chẳng nghi mà] hành trì, không cần phát sanh các kiến giải này kia khác.

Pháp Nhiên Thượng Nhân

Phương Pháp Hành Trì

Các Bài Pháp Nổi Bật

"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.

  • Gia Ngôn Lục

    [Tánh tình] thanh cao thì đáng quý nhất là có thể bao dung, người nhân từ thì cốt sao phải quyết đoán. Đừng vì [kẻ khác] thí xả ân huệ nhỏ nhoi [đối với mình] mà [nể nang ân nghĩa đến nỗi] tổn thương đại thể; đừng mượn danh nghĩa công chánh để xử sự theo tình cảm thiên vị riêng tư. Ở trong hoàn cảnh bận bịu, phải nên biết cách giữ mình nhàn tản, lúc gấp rút càng nên giữ mình thong dong, lúc vô sự đừng quên đề phòng, tự kiểm điểm. Khi có việc thì phải kiên nhẫn, chịu đựng, đừng vì thành kiến mà chất chứa nghi ngại [đối với kẻ khác]. Đừng cố chấp kiến giải của chính mình để rồi cự tuyệt những lời can gián. Có chừng mực phân minh, sẽ có thể giảm bớt việc. Chẳng quan tâm lời khen, tiếng chê, tâm sẽ có thể thanh tịnh. Do chánh trực, có thể cảm thông thần minh. Do trung tín, sẽ có thể ở nơi biên địa, kém văn minh, mà vẫn chẳng bị trở ngại. Nhân phẩm phải đến mức như thế thì mới gọi là “chánh” được!
    Cái tâm đã chánh rồi thì sau đấy mới có thể khiến cho bản thân mình cùng muôn vật được đoan chánh. Cái tâm đã chánh, muôn vật sẽ định. Bởi lẽ, sự cảm nhiễm do thanh sắc bên ngoài chỉ là những chứng bệnh nơi cành nhánh. Tình thức hư vọng phát khởi từ bên trong, đấy là căn bệnh nơi cội gốc. Người học đạo trước hết hãy nên đối trị nội tâm để ngăn ngừa [sự dụ dỗ, mê hoặc từ] bên ngoài. Chớ nên tham đắm ngoại cảnh khiến cho nội tâm bị tổn hại. [Như vậy thì] cái tâm đã được kiến lập chánh đáng, muôn vật chẳng hề có thứ gì không bị cảm hóa theo. Bởi lẽ, căn bản của nhất tâm đã mạnh mẽ, chắc thật, tự nhiên muôn vật [vốn là] những thứ cành lá sẽ tươi tốt. Do vậy, muốn hướng dẫn muôn loài thì cái tâm phải thanh tịnh. Để khiến cho người khác chánh đáng thì chính mình phải chánh đáng trước đã.

    Cảm Ứng Thiên