TRANG CHỦ
Mười Đứa Con Khuyết Tật
Triều Tống có quan đại phu Tưởng Viện, sinh được 10 đứa con. Đứa thứ nhất gù lưng, đứa thứ hai chân thọt, đứa thứ ba thân hình co quắp, đứa thứ tư què cả hai chân, đứa thứ năm điên loạn, đứa thứ sáu si độn, đứa thứ bảy tai điếc, đứa thứ tám mắt mù, đứa thứ chín câm không nói được, đứa thứ mười chết trong lao ngục.
Diêm Vương Cũng Sợ A Di Đà Phật
Hàng xóm của bà Hoàng là 2 mẹ con. Một tối bà nằm mộng cũng không phải là mộng, bỗng nhiên bà nghe có tiếng gõ cửa, hình như có nhiều người gọi mở cửa. Bà lớn tiếng hỏi :
-Ai đó ?
-Tôi do Diêm La Vương phái tới tìm một người.
-Nhà tôi tin A Di Đà Phật, cùng Diêm La Vương các người không có quan hệ gì. Mau đi đi !
Sáng Suốt Tránh Được Tai Họa
Tại một thôn nọ, thuộc huyện Hòa Châu, tỉnh An Huy, có người kia nuôi đến trăm con ngỗng. Một hôm, ngỗng sang ăn lúa nhà hàng xóm, bị đập chết một lúc đến hơn năm mươi con. Vợ người nuôi ngỗng thấy thế ban đầu tức giận lắm, nhưng sau bình tâm nghĩ lại rằng: “Ví như mang sự việc này kiện lên quan, thế lực nhà mình không chắc thắng kiện; nếu muốn thắng kiện, ắt phải bỏ ra phí tổn rất nhiều.
Định Mạng Do Trời, Sửa Mạng Do Ta
« Phàm phu sống bằng xương thịt lẽ dĩ nhiên bị lệ thuộc vào số mạng. Nhưng con người sống bằng nghĩa và lý không lẽ không cảm động được trời để thay đổi số mạng hay sao ? Chương Thái Giáp trong Kinh Thư có nói : "Chúng ta có thể tránh khỏi tai hoạ do trời đã đặt. Nhưng chúng ta không thể chạy thoát hậu quả do chính mình làm". Kinh Thi cũng có nói : "Việc làm mình phải phù hợp với ý trời mới tạo được nhiều phước cho mình"
Xe Hơi Lật Mà Người Không Sao
Hồng sư tỷ có một cô cháu gái 18 tuổi, từ nhỏ đã tin Phật, ăn chay trường, lúc rảnh rỗi thì niệm Phật. Tên cô là Hoàng Mẫn. 16 tuổi đã là Y tá, tới Đài Trung phục vụ. Cô làm việc chăm chỉ, cẩn thận, học hỏi, rất thân thiết với các bệnh nhân. Tuy công việc bận rộn nhưng sáng chiều cô không ngừng niệm Phật. Cô có đeo một tượng Phật ở cổ. Mùa Xuân năm rồi, viện trưởng sai cô đưa bệnh nhân đến Thảo Truân, đi xe taxi.
Tu Phước
Hiện nay thế gian này, chúng ta nhìn thấy chúng sanh sống khổ đến như vậy, trình độ văn hóa mỗi ngày một sa sút. Đời sống vật chất gian khổ là do không biết bố thí tài. Trình độ văn hóa sa sút là do không biết bố thí pháp. Khi xem một cuốn sách, lật đến trang cuối, chúng ta thấy dòng chữ “Sở hữu bản quyền, in sao bị truy tố”, họ không chịu bố thí pháp thì làm sao có thể tăng thông minh trí tuệ được?
Lâm Chung Tiếp Dẫn
“Lâm thọ chung thời, A Di Đà Phật dữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền” (Lúc mạng sắp dứt, A Di Ðà Phật và các thánh chúng hiện ra trước người ấy) chính là nguyện thứ hai mươi “lâm chung tiếp dẫn” được thành tựu. Di Ðà nguyện hải chuyên ban cho cái lợi chân thật. Kinh Xưng Tán Tịnh Ðộ Phật Nhiếp Thọ nói: “Thị thiện nam tử, hoặc thiện nữ nhân, lâm mạng chung thời,
Trong Mộng Niệm Phật Cứu Mẹ Thoát Hiểm
Trong Liên xã có một cô tên là Anh Mãn, 38 tuổi rất chân thành niệm Phật. Cô kể :
- Phật Pháp xác thật là không thể nghĩ bàn. Chỉ cần chúng ta chân thành niệm Phật thì sẽ có ích lợi, được đại cảm ứng. Một năm trước, một tối tôi nằm mộng thấy trở về nhà mẹ bỗng thấy một con quỷ dữ một tay cầm dây thừng trói mẹ, và định lôi đi. Tôi lập tức kéo mẹ lại, và kêu lớn A Di Đà Phật xin cứu mẹ con. Một mặt kêu cầu, một mặt tháo dây thừng.
Đế Quân Hiện Mộng
Thời Minh mạt, gia đình học trò Lưu Đạo Trinh ở Tứ Xuyên có khách, định giết một con gà, bỗng không thấy gà đâu; khách ngồi chơi rất lâu, rồi định tìm giết một con vịt, bỗng lại không thấy vịt đâu. Vừa lục lọi tìm kiếm, thấy chúng cùng nấp trong chỗ tối, vịt lấy đầu đẩy gà ra, gà lấy đầu đẩy vịt ra, giằng co không ai chịu nhường ai, im lặng không tiếng động.
Sanh Tín, Phát Nguyện, Niệm Phật Cầu Sanh Tây Phương
Cổ nhân nói: “Người học đạo chẳng hiểu lẽ chân đều là vì từ trước chẳng hiểu được thức thần là cái gốc của vô lượng kiếp sanh tử, người ngu cho đó là con người sẵn có của mình”. Câu nói đó chính là món thuốc mầu nhiệm thật thích hợp để trị chứng bệnh của các hạ vậy. Há có nên vọng động đem ý mình để tham Thiền ư? Hãy nên ngay trong lúc một niệm khởi, phải quán xem ý niệm ấy đi về đâu. Chẳng dốc sức vào đó thì sai chỉ hào ly, lạc đi ngàn dặm, lại còn cho đó là đắc, há chẳng quá đáng buồn hay sao?
Lời Phật Lời Tổ
Yếu đạo để ra khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Hạnh tu để vãng sinh Tịnh Độ tuy nhiều, không gì hơn Xưng Danh. Vì đó là hạnh của Di Đà Bổn Nguyện. Bởi vậy Hòa Thượng Thiện Đạo dạy rằng:
"Kinh VÔ LƯỢNG THỌ chép: "Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác". Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh." Do đó ngoài xưng danh không cần quán tưởng gì khác.
Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh. Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh.
____________________________
"Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh": Thì đương nhiên phải là như thế, bởi nếu không phải thế thì làm sao 'lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh' cho được, tức là trong bất cứ trường hợp nào thì cũng đều được Phật lai nghinh tiếp dẫn. Sự vi diệu của Pháp môn là như vậy.
Còn như trong quá trình tu học mà hay gặp những nghiệp khổ bức bách này kia, đó là do đâu? Đó chính là do thiếu sự che chở, gia trì của Phật lực, cho nên oan gia trái chủ mới 'tác oai tác quái' như vậy. Chúng ta ai chẳng có nghiệp chướng trùng trùng chồng chất từ đời này qua kiếp khác sao kể hết được, mà tu trì ít ỏi ngắn ngủi đời này thì tiêu trừ được mấy, sao hết được. Cho nên một khi phát tâm cầu giải thoát cái thì nghiệp chướng chiêu cảm bủa vây ra sức phá hoại, ngăn cản đường tu. Bởi vậy hành giả mà thiếu Tín Nguyện thì thường phải 'lãnh đủ' thôi, thậm chí càng về già, tu càng lâu lại càng bị bức bách mạnh, do càng đến ngày 'kết sổ' nên họ càng ra sức hoành hành. Bởi vậy nếu thiếu đi Phật lực che chở cho trong suốt hành trình này thì thật sự rất gian nan nguy hiểm. Mà cái 'Phật lực' vừa nói đây là ý nói Phật Nguyện lực từ Di Đà Bổn Nguyện [Đại Nguyện 18] chứ chẳng phải từ những Nguyện khác [từ nghe, niệm Phật thông thường], bởi cái 'Phật Nguyện lực' này mới thật sự mạnh mẽ vô song, chứ còn từ các Nguyện khác thì không rốt ráo viên mãn.
Pháp Nhiên Thượng Nhân
Phương Pháp Hành Trì
Các Bài Pháp Trọng Yếu
Các Bài Pháp Nổi Bật
"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"
Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
(năm Dân Quốc 22 - 1933)
Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?
Quanh Năm Niệm Phật
Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao
Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao.
Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...
Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao
1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.
Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ
Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh
Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.
Đắc Đà-Ra-Ni
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Chiếu Tột Mười Phương
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.
Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng
Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu
Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.
Gia Ngôn Lục
Đời Thanh, Hoàng Vĩnh Tước ở Sùng Minh được thầy bói đoán quyết ông ta chẳng có con, chỉ thọ sáu mươi tuổi. Về sau, có một chiếc thuyền ở Nam Dương gặp gió sắp bị lật, họ Hoàng vội bỏ ra mười lạng bạc thuê thuyền đánh cá ra cứu. Mười ba mạng đều sống sót. Gặp lại thầy bói, ông ta kinh hãi bảo: “Mặt ông toàn là nét âm chất, ắt có đức dầy. Không chỉ là sẽ có con, mà còn đỗ Trạng Nguyên, và cũng được thượng thọ”. Về sau quả nhiên sanh con trai, đặt tên là Chấn Phượng. Đỗ đầu khoa thi Hội năm Kỷ Mùi (1679) đời Khang Hy, thọ chín mươi mấy tuổi, chết an lành. Đạo trời đáng tin cậy dường ấy, sao con người chẳng bỏ ác làm lành vậy?
Đồ Phan Kỳ ở Tú Thủy, làm nhiều chuyện bất nghĩa, xúi người khác kiện cáo để đoạt tài vật của họ, gian dâm vợ con kẻ khác. Gặp chuyện chẳng vừa ý nhỏ nhặt, bèn oán hận chửi bới trời, thần. Bỗng chết đi, qua một đêm bèn tỉnh lại, gọi vợ kêu mọi người đến, bảo: “Diêm Vương bảo người chết chịu báo, kẻ sống chẳng biết. Kẻ thọ báo chịu khổ, kẻ tạo tác vẫn đắc chí, thật đáng buồn đau! Nay Phan Kỳ tội ác cùng cực, mượn nó để chỉ bảo muôn người”. Thế rồi vung dao tự cắt đứt dương vật nói “đây là quả báo dâm tà”. Tự khoét mắt, bảo: “Đây là báo ứng vì đã giận dữ nhìn tiên, Phật, cha mẹ và chúng sanh”. Tự chặt tay nói: “Đây là quả báo vì đã mổ xẻ sanh linh”. Mổ bụng lôi tim ra nói: “Đây là quả báo vì âm hiểm, tàn nhẫn hãm hại”. Cắt lưỡi nói: “Đây là quả báo của lừa dối, nguyền rủa, chửi bới quàng xiên”. Xa gần trông thấy, truyền tụng, ai cũng kinh sợ. Phan Kỳ quằn quại sáu ngày, thân thể không còn miếng da nào lành lặn mà chết. Tự làm, tự chịu, nhanh chóng ngần ấy.
Cảm Ứng Thiên