Niệm Phật Sinh Tịnh Độ

NPSTD7

 

TRANG CHỦ

Sanh Lòng Tin, Phát Nguyện, Kiền Thành Trì Phật Hiệu...

  • Mô tả

    Đạo Thành Minh của thánh nhân, pháp chân thường của đức Như Lai, thất phu, thất phụ đều kham biết được, làm được; bởi lẽ con người có cùng một tâm này, tâm cùng một lý này. Phàm - thánh tuy khác, tâm thể chẳng khác! Vì thế nói: “Thánh mất niệm thành cuồng, cuồng khắc chế được ý niệm bèn thành thánh. Ai cũng có thể làm Nghiêu - Thuấn, ai cũng có thể làm Phật”.

  • Danh Khác, Thể Chẳng Khác; Vốn Cùng Một Chủng Tánh, Chỉ Là Khác Hình Hài

  • Mô tả

    Đại đức là Sanh, thế mà nhẫn tâm làm chuyện tàn hại. Tàn nhẫn gây tổn thương, ác độc làm hại chính là sự ác to lớn tột bậc, xuất phát từ lòng tàn nhẫn, mặc tình buông thả, chẳng có mảy may tâm trắc ẩn, thương xót. Các điều thiện vốn xuất phát từ lòng nhân từ, các điều ác vốn do lòng tàn nhẫn. Trừ bỏ lòng tàn nhẫn, thuận theo lòng Từ, công phu để thành thánh, thành hiền, thành Phật, thành tiên ở ngay nơi đó.

  • Phật Lực Từ Bi Khôn Kể Xiết, Pháp Môn Niệm Phật Siêu Phàm Tình

  • Mô tả

    Trương Liên Đệ, nữ, người làng Nguyên Châu, Tuyên Thành, tỉnh An Huy, cao lớn, khỏe mạnh, tánh tình mạnh bạo gan dạ. Xưa nay bà không hề tin nhân quả, suốt đời làm nghề giết heo. Số heo bị bà giết nhiều không kể xiết. Về sau bị nghiệp báo hiện tiền, bà mắc bệnh dữ, cả người sưng lên, trị hoài không hết. Vì muốn cầu cho lành bệnh nên bà Quy Y cửa Phật.

  • Kiêng Giết, Hiếu Sanh

  • Mô tả

    (Chánh văn) Xạ phi trục tẩu, phát trập kinh thê, điền huyệt phúc sào, thương thai phá noãn.
    (正文)射飛逐走。發蟄驚棲。填 穴覆巢。傷胎破卵。
    (Chánh văn: Săn bắn chim thú, phá tổ côn trùng, kinh động nơi chim đậu, lấp hang, lật tổ, phá thai, hại trứng).
    “Xạ” (, bắn) không chỉ là dùng cung, tên. Phàm là súng ngắn, súng trường, nõ máy, ná, gậy dínhbẫy rập, lưới chăng, đều thuộc trong phạm vi này. Hoặc bán để lấy tiền bạc, hoặc vì tham ăn tục uống, vì ý niệm giết chóc mà xếp đặt [các thứ dụng cụ săn bắt, bẫy rập] khắp nơi.

  • Con Trăn Cũng Muốn Niệm Phật Thành Phật

  • Mô tả

    Năm 2000, tôi tham gia ba đợt Phật thất do Pháp sư Huệ Thiên và Pháp sư Thể Huệ từ Đài Loan đến tổ chức ở chùa Phật Quang, thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang.

    Vào một buổi sáng trong Phật thất đầu tiên, lúc tôi trở về phòng, bỗng thấy có một vị cư sĩ nữ khoảng hơn 40 tuổi, dập đầu nằm xuống giường và khóc to. Tôi thấy cô không được bình thường liền bước đến hỏi:

  • Ai Nấy Biết Nhân Quả Chính Là Đạo Để Thịnh Trị, Ai Cũng Chẳng Biết Nhân Quả Đấy Là Đường Lối Đại Loạn

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Lý Đức Minh (hai lá thư)

    (năm Dân Quốc 24 - 1935, người này vốn có tên là Bỉnh Nam(1))

    Đại lược [đại cuộc]

    1) Ngạn ngữ có câu: “Thiên hạ bổn thái bình, duy nhân tự nhiễu chi” (thiên hạ vốn thái bình, chỉ có con người tự khuấy rối). Người trí dùng trí để khuấy, kẻ ngu dùng dục để quậy. 

  • Gió Trăng Cố Hương Có Ai Giành?

  • Mô tả

    Năm 1948, vào một buổi sáng nọ, có một vị cư sĩ già, râu tóc bạc phơ, đi nhanh như bay vào chùa Linh Nham Sơn, lớn tiếng nói với Sư môn đầu:

    - Hôm nay con đến từ giã thầy, 8 giờ sáng ngày mai con sẽ về nhà.

    Nói xong ông đảnh lễ Sư môn đầu một lạy. Sư môn đầu giật nảy người. liền hỏi:

    - Lão cư sĩ, ông ở Viện Tân Tháp chẳng phải rất tốt sao? Sao đột nhiên lại phải về nhà?

  • Thọ Nhục Bất Oán

  • Mô tả

    Thọ nhục bất oán

    (Bị nhục chẳng oán)

    Có chuyện sỉ nhục đưa đến, hãy nên tự hỏi: “Lỗi ở nơi ta ư?” [Nếu đúng như vậy], đáng nên bị nhục! Lỗi nơi người khác, thì chẳng đáng coi là nhục. [Kẻ đó] làm nhục ta, ta vẫn chẳng nhục. Không chỉ là chẳng nên oán, mà thật ra, chẳng có gì đáng nên oán! Những bậc đại trí đại dũng từ xưa, ắt có thể nhẫn những điều sỉ nhục nhỏ và những nỗi phẫn hận nhỏ thì mới có thể gánh vác đại sự, thành công to lớn. Kẻ tâm lượng hạn cuộc, thiên vị, nông cạn, há biết nổi ư?

  • Bậc Ðại Sĩ Cõi Cực Lạc Khi Hoằng Hóa Trong Thập Phương Đều Lấy Việc Phát Khởi Lòng Tin Làm Đầu

  • Mô tả

    Bồ Tát vào trong sanh tử hàng phục ma quân thì lấy thệ nguyện sâu rộng của chính mình làm giáp trụ. Do cái tâm hoằng thệ cứng rắn hơn sắt đá nên có thể dùng tâm ấy

    xông vào trận sanh tử.
    Với những kẻ được giáo hóa, kinh nói “giai phát tín tâm” (đều khiến [cho các hữu tình] phát tín tâm); ấy là do tín tâm là nguồn đạo, là mẹ của công đức vậy.

  • Phật Giáo Lấy Hiếu Làm Gốc

  • Mô tả

    Như Lai nương theo đạo này chứng được đạo Giác

    Hiếu là đạo không gì lớn hơn được nữa; bao trùm trời đất, uốn nắn thánh, đào tạo hiền, tiên vương tu đạo hiếu nên thành tựu đức tột cùng, Như Lai nương theo đạo này chứng được đạo Giác. Vì thế, Hiếu kinh(1) đạo Nho có câu: “Ôi! Hiếu là kinh của trời, là nghĩa của đất, là hạnh của dân vậy!” Giới kinh nhà Phật dạy: “Hiếu thuận phụ mẫu, sư Tăng, Tam Bảo. Hiếu thuận là pháp chí đạo. Hiếu gọi là Giới, cũng gọi là ngăn dứt. Thế gian hay xuất thế gian không gì chẳng lấy Hiếu làm gốc”

  • Lời Phật Lời Tổ

    Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi Di Đà Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
    Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
    Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chánh niệm Niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.

    ___________________________

    "Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh": Vậy vì sao Phật lại lai nghinh? Bởi đơn giản là vì người đó có lòng tin chẳng nghi đối với lời Thệ Nguyện của Phật [tức Bổn Nguyện], cho nên 'bắt buộc' Phật phải lai nghinh đến tiếp dẫn người đó về Cực Lạc khi mãn phần, không thể khác được [bởi chỉ cần 'khác' một cái là Phật không thể thành Phật được, mà điều này thì không bao giờ xảy ra]. Cho nên hành giả cần phải gầy dựng cho được lòng tin chân thật đối với Di Đà Bổn Nguyện là vậy, và cần phải tin cho đúng nữa. Chứ còn cũng tin nhưng tin trật [nghĩa lý] thì cũng như không, bởi như vậy thật ra là vẫn chưa tin được gì cả.

    Vậy thì dạng chẳng biết Kinh giáo hay Bổn Nguyện gì cả thì sao [dạng tu quãng ngắn, cụ già...]? Họ chân thật niệm Phật và vãng sanh thật thù thắng đó? Trả lời: Dạng này mặc dù chẳng biết Bổn Nguyện là gì cả nhưng thật ra một khi họ tin chắc chẳng nghi điều này 'Niệm Phật chắc chắn được Phật rước, bất luận điều gì xảy ra', tức cũng dạng tin chắc chẳng nghi Di Đà Bổn Nguyện rồi vậy [theo đúng nghĩa lý], cho nên họ được thành tựu thù thắng. Chỉ có điều gầy dựng kiểu này trong quãng ngắn thì được, còn dạng 'đường trường' thì sau một thời gian thì lại mai một, với lại rất khó không phải ai cũng đạt 'tới hạn' được [chí tâm tin ưa, bất sanh nghi hoặc], tức hành giả vẫn còn trạng thái lúc tin lúc ngờ [do thiếu cái Lý rốt ráo để nương tựa]. Cho nên các Ngài mới khuyên dạy nên nương tựa Kinh giáo mà gầy dựng là vậy, dù cho với dạng hành giả nào đi nữa, nếu còn tiếp nhận được thì nên học tập theo, bởi cơ hội thành tựu sẽ vượt trỗi hẳn so với dạng không nương tựa.

    "Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chánh niệm Niệm Phật, Phật mới lai nghinh": Đây chính là cách kiến giải theo Pháp Biên Địa, tức không cần Tín tâm đầy đủ [như Đại Nguyện yêu cầu], chỉ cần lâm chung chánh niệm niệm Phật rõ ràng phân minh cho đến hơi thở cuối cộng với tâm chí thành cầu sanh về Cực Lạc là được thành tựu giải thoát. Nhưng dạng này do không được Phật lực che chở cường duyên cho giai đoạn cuối nên rất ghập ghềnh hiểm nguy [chẳng ai dám đoán dịnh trước điều gì cả] và vãng sanh phải về Biên Địa. Với dạng này lúc cuối hay bị dính mắc này kia khó buông bỏ xuống hết được [do tâm lực lúc đó không còn đủ mạnh cộng với nghiệp lực bủa vây, nên rất cần thiết phải trợ duyên trợ lực cho họ]. Bởi vậy chúng ta thấy, cùng là tu tập hành trì nhưng chỉ cần tư tưởng [tâm] khác đi là mọi thứ sẽ rất khác vậy, đặc biệt với cái Pháp cậy vào Tha lực này.

    Pháp Nhiên Thượng Nhân

    Phương Pháp Hành Trì

    Các Bài Pháp Nổi Bật

    "Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.

  • Gia Ngôn Lục

    Chàng học trò nọ ở Quý Khê, thi nhiều lần chẳng đỗ, xin Trương Chân Nhân dâng sớ, xuất hồn lên xem bảng trời. Thần phê rằng: “Người này số phận đáng lẽ đỗ đạt, nhưng do lén lút với người thím mà bị mất sạch”. Chân Nhân hoàn hồn, nói với chàng ta lời ấy. Chàng học trò bảo là không có, bèn tự soạn sớ để biện luận. Thần lại phê: “Tuy chẳng có chuyện ấy, nhưng thật sự có cái tâm ấy”. Chàng học trò hổ thẹn chẳng kịp, ấy là vì thời trẻ thấy người thím xinh đẹp, ngẫu nhiên động một niệm [tà vạy] vậy!

    Trong niên hiệu Chánh Đức nhà Minh, Triệu Vĩnh Trinh thuở bé gặp bậc dị nhân bảo: “Năm ngươi hai mươi ba tuổi, ắt đậu Giải Nguyên”. Đến khi thi Hương, văn hay tột bậc, quan chủ khảo đã định chấm cho [Vĩnh Trinh] đậu Giải Nguyên từ mấy hôm trước, chẳng ngờ trong kỳ thi hậu trường, [văn bài của Vĩnh Trinh] bỗng phạm sai sót, cho nên chẳng thi đỗ. Tâm Vĩnh Trinh hết sức uất ức, do vậy, cầu nguyện mộng thấy Văn Xương Đế Quân [để thưa hỏi. Trong giấc mộng] Đế Quân nói: “Khoa thi này ngươi vốn đậu Giải Nguyên, nhưng do gần đây ngươi chòng ghẹo tỳ nữ, dụ dỗ con gái nhà hàng xóm. Tuy đều chưa thành chuyện gian dâm, nhưng đã dấy lòng điên đảo, ý dâm vấn víu! Ruộng tâm ngày một tối tăm, tiếng tăm lẫn địa vị đều tiêu; vì thế, bị phạt trừ sạch!” Vĩnh Trinh khóc lóc, sửa lỗi, làm lành, cho khắc in những lời răn dâm để cảnh tỉnh cõi đời. Khoa thi sau, anh ta bèn đỗ Giải Nguyên, làm quan tới chức Phiên Hiến.

    Cảm Ứng Thiên