TRANG CHỦ
[Phải Biết] Quá Nửa Thiên Hạ Đều Là Chết Oan Uổng, Chưa Hết Tuổi Thọ
Chỉ mình nữ sắc [mới thảm khốc vậy]
Mối họa cực thảm khốc, cực lớn, cực sâu trong thiên hạ, hễ bộp chộp động đến ắt phải táng thân mất mạng, nhưng nhiều người vẫn ưa thích theo đuổi, lăn xả thân vào dẫu chết chẳng hối thì có lẽ chỉ mình nữ sắc mà thôi! Những gã cuồng đồ buông lung nơi dục sự, mò hoa bẻ liễu, trộm ngọc cắp hương, diệt lý loạn luân, bại gia nhục tổ, danh xấu đồn khắp làng nước, để tiếng nhơ cho con cháu, sống chẳng được hưởng hết tuổi thọ, chết đọa mãi trong đường ác, hãy khoan nói đến những gã ấy! Ngay như trong tình vợ chồng, những kẻ đắm chìm trong ấy đến nỗi mất mạng kể sao cho xiết!
Bà Lão Tín Nguyện Chân Thiết, Tinh Tấn Niệm Phật, Cảm Phật Chữa Lành Bệnh, Đợi Ngày Thành Tựu Vãng Sanh
Cư sĩ Vương là thành viên lớn tuổi nhất trong hội niệm Phật của chúng tôi. Năm nay bà 74 tuổi. Nhà bà ở phòng 301 dãy 3 tòa nhà 103 đường Ngô Trung Đông, khu Ngô Trung, thành phố Tô Châu. Lúc bà 59 tuổi, chồng bà mắc bệnh ung thư phổi qua đời, chỉ còn một mình bà ở vậy. Bà học Phật Pháp đến nay đã được mười mấy năm.
Khi còn trẻ bà làm việc trong nhà máy, hai cổ tay bà đã từng gãy qua, thường bị sưng nhứt khó chịu hai mươi mấy năm nay không thể làm việc nặng. Mỗi ngày bà niệm Phật lần chuỗi cũng thấy đau.
Phật Pháp Là Gốc Của Các Pháp Thế Gian [Lẫn Xuất Thế Gian]
Đa phần là do học Phật đắc lực mà ra
Phật pháp rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, không gì lớn lao chẳng bao gồm, không gì nhỏ nhặt chẳng nêu lên, vốn dùng nhất tâm để lập, tùy cơ nghi mà thuyết pháp. Tuy gọi là pháp xuất thế gian nhưng thật ra trọn đủ hết thảy thiện pháp thế gian. Tuy chẳng bỏ sót mảy may điều thiện nào, nhưng lại chẳng chấp vào một pháp (“Chẳng chấp” là chẳng cho đó là đức, chẳng tự mãn, cho là đủ. Nếu hiểu lầm chẳng tận lực thật hành là “chẳng chấp” thì lầm to mất rồi!)
Quyến Thuộc Ở Cực Lạc Ba Lần Về Hóa Độ
Bảy tám năm về trước, tôi đến một cửa tiệm, ông chủ tiệm nói với tôi:
- Ông nhà của cô (chồng tôi tên Quế Lương, năm 1962 Quy Y, đã mất) đến nói: Sư phụ cô, mẹ cô và ông ấy đều từ nước Cực Lạc đến, nói sợ cô tu không được, không thể về nước Cực Lạc!
Tôi cảm thấy kỳ lạ, tôi không hề quen biết chủ tiệm, vì sao ông ấy lại biết tình trạng tôi? Tôi liền hỏi:
Cần Kiệm Nhân Từ, Dốc Lòng Tu Trì Tịnh Nghiệp
Bày tỏ ý nghĩa của lời tựa chúc thọ ông bà Cừu Trác Đình
"Do đào luyện mà thành ra sai khác"
Con người sống trong vòng trời đất hình vóc nhỏ nhoi thay! Sao lại có thể sánh cùng trời đất xưng là Tam Tài? Ấy là do con người đồng một tâm này, tâm cùng một lý này, ai nấy có thể là Nghiêu - Thuấn, ai nấy đều có thể làm Phật. Do có đủ công năng, đức dụng tán trợ quyền sanh trưởng, dưỡng dục của trời đất, giữ gìn giềng mối càn khôn, nên mới mang danh xưng tốt lành ấy.
Chân Chánh Thọ Trì Danh Hiệu Phật Cầu Vãng Sanh Được Công Đức, Nhân Duyên Gì?
Nguyện thứ hai mươi bốn là liên hoa hóa sanh: “Sanh ngã quốc giả, giai ư thất bảo trì liên hoa trung hóa sanh” (Sanh trong cõi ta đều hóa sanh trong hoa sen nơi ao bảy báu). Phẩm mười bốn trong kinh đây chép: “Nhược hữu chúng sanh minh tín Phật trí, nãi chí thắng trí, đoạn trừ nghi hoặc, tín kỷ thiện căn, tác chư công đức, chí tâm hồi hướng, giai ư thất bảo hoa trung tự nhiên hóa sanh, già phu nhi tọa.
Đại Sư Trí Giả Đặc Biệt Chú Trọng Phóng Sanh
Nho thì lấy trung hậu, khoan thứ, thương yêu; họ Thích lấy từ bi tế độ làm trọng
Nho thì lấy “trung hậu, khoan thứ, thương yêu người và vật như ruột thịt, như chính mình” làm trách nhiệm, ắt phải coi người khác cho đến loài vật đều như chính bản thân mình thì mới là người học đạo thật sự. Họ Thích lấy từ bi tế độ làm trọng. Vì vậy, thương xót các loài vật đều có Phật tánh, muốn thực hiện sự cứu giúp.
Luôn Luôn Niệm Phật, Sanh Lòng [Tin Nhận] Vui Mừng Sâu Xa
Mười đại nguyện vương của Phổ Hiền đại sĩ dẫn dắt về Cực Lạc nên niệm niệm chính là Di Ðà; nhưng mười đại nguyện vương nghĩa lý sâu rộng, kẻ thường nhân chẳng thể phát khởi được; còn một pháp Trì Danh lại độ khắp ba căn. Ngũ Nghịch, Thập Ác cũng đều có thể nương theo đó để thoát khỏi sanh tử. Ví như người trị được chứng bệnh chẳng thể trị nổi thì phải tôn là vua của các thầy thuốc;
Hao Nhân Hóa Tài
Làm cho kẻ khác hao tổn tài vật
Đấy là nói đến hạng người gian ác, tiểu nhân mê hoặc kẻ ngu si, dụ dỗ họ làm những chuyện chơi gái, cờ bạc, đấu đá, thưa kiện, luyện đan v.v… để mình kiếm lợi từ đó. Hạng
con em không nên thân bị hạng người này làm cho ngu muội, chẳng đoái tưởng cha ông sáng lập cơ nghiệp gian nan. Một mai đến lúc phá sạch [gia sản], nhà tan, thân chết, truy cứu nguyên do thì là lỗi của ai? Những kẻ ấy có tránh khỏi ác báo [vì dụ dỗ người khác hao tổn tài vật] hay chăng?
Sanh Lòng Tin, Phát Nguyện, Kiền Thành Trì Phật Hiệu...
Đạo Thành Minh của thánh nhân, pháp chân thường của đức Như Lai, thất phu, thất phụ đều kham biết được, làm được; bởi lẽ con người có cùng một tâm này, tâm cùng một lý này. Phàm - thánh tuy khác, tâm thể chẳng khác! Vì thế nói: “Thánh mất niệm thành cuồng, cuồng khắc chế được ý niệm bèn thành thánh. Ai cũng có thể làm Nghiêu - Thuấn, ai cũng có thể làm Phật”.
Lời Phật Lời Tổ
Yếu đạo để ra khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Hạnh tu để vãng sinh Tịnh Độ tuy nhiều, không gì hơn Xưng Danh. Vì đó là hạnh của Di Đà Bổn Nguyện. Bởi vậy Hòa Thượng Thiện Đạo dạy rằng:
"Kinh VÔ LƯỢNG THỌ chép: "Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác". Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh." Do đó ngoài xưng danh không cần quán tưởng gì khác.
Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh. Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh.
__________________
"Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh": Một khi đã 'chấp nhận' tin thì tin cho tới nơi luôn đi Quý vị, đừng sợ gì cả [tức là phải tin điều này]. Chứ còn cứ lúc tin lúc ngờ, lúc thế này lúc thế khác, hay sợ cái này sợ cái kia, rằng nhỡ như lúc đó bị thế này thế kia không niệm được rồi sao Phật rước... Chúng ta nên nhớ điều này, chỉ cần hành giả chúng ta tin chắc chẳng nghi thì chắc chắn Phật đến rước, hay nói cụ thể hơn, đó là Phật đến rước hay không đó phụ thuộc vào việc chúng ta có tin [vào điều đó] hay không mà thôi. Chỉ đơn giản là vậy, cái lý chỉ cô đọng ngắn gọn là vậy. Mà việc tin tưởng này không phải kiểu tin mù quáng hay mê tín hay ma mị gì cả, mà là có cơ sở chứng cứ hẳn hoi từ Kinh giáo. Cho nên việc tin tưởng này mới là đang tu đúng lý đúng pháp, tức y giáo phụng hành, còn nếu còn hoài nghi đó là đang không y giáo phụng hành, tức đang 'cãi lại', đang hành không đúng lời Phật thuyết trong Kinh vậy. Do đó tại sao chúng ta không tin, mà lại còn hoài nghi, rồi chạy theo các kiến giải này kia khác? Thế nên, chúng ta mới thấy tại sao lại thấy có vô vàn trường hợp niệm Phật cũng tinh tấn cũng chân thật cầu vãng sanh hẳn hoi đấy nhưng lại cuối cùng vẫn chẳng được thành tựu, nhiều khi thấy rất thảm hại? Bởi đơn giản như nói đó, là họ có hành đúng như pháp đâu mà bảo thành tựu, tức là một mặt cứ hành sai pháp rồi một mặt cứ đòi cuối đời Phật rước, ở đâu ra? Có chăng là cố báu víu vào Pháp Biên Địa mà thôi [nhờ lòng Đại từ đại bi của Phật], còn cái Pháp 'chính ngạch' kia thì không có đâu, đây cũng không thể 'xin' hay mong Phật rũ lòng từ gì cả, bởi với cái Pháp này thì không có sự 'khoan nhượng' nào cả, giống như một cộng một phải là hai, còn ai cho kết quả khác thì sẽ bị sai, không đúng vậy thôi, rồi cái này đã không đạt rồi tiếp đến cái Pháp Biên Địa nếu cũng không đủ lòng thành nữa thì thôi, đành chấp nhận thành tu 'gieo duyên' thôi. Mà chúng ta đây chắc cũng là đã tu gieo duyên nhiều lần lắm rồi đấy chứ không ít đâu.
Pháp Nhiên Thượng Nhân
Phương Pháp Hành Trì
Các Bài Pháp Trọng Yếu
Các Bài Pháp Nổi Bật
"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"
Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
(năm Dân Quốc 22 - 1933)
Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?
Quanh Năm Niệm Phật
Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao
Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao.
Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...
Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao
1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.
Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ
Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh
Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.
Đắc Đà-Ra-Ni
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Chiếu Tột Mười Phương
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.
Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng
Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu
Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.
Gia Ngôn Lục
Đời Tống, tiên sinh Tây Sơn Chân Đức Tú nói: “Rộng lòng giúp đỡ dân nghèo, ắt được trời đất ban phước. Đấy là nói theo lý. Nếu nói theo lẽ lợi hại, không có dân đói, sẽ chẳng có đạo tặc, ắt thôn quê, thành thị bình an. Đấy lại là điều lợi cho những nhà giàu”. Ông Trần Kỷ Đình bảo: “Chuyện cứu đói cần phải do thân sĩ và các nhà giàu có tại các vùng, các thôn cứu giúp dân nghèo gần chỗ họ, sẽ khiến cho cả huyện chẳng có ai bị đói”. Ông Hoàng Chấn nói: “Để cứu đói chỉ có cách khuyên nhủ, [tức là] khuyên những nhà giàu có hãy tạo ân huệ cho dân nghèo. Nếu những khoản quyên tặng có dư, sẽ dùng để cấp thêm cho những kẻ thiếu thốn; đấy chính là đạo trời, là phép nước vậy. Nếu kẻ nào chỉ mong giàu có cho riêng mình, chẳng nghĩ đến tình cảnh tai ách thê thảm vì đói kém, dẫu có thể may mắn trốn thoát phép nước, ắt khó trốn đạo trời tru lục!” Lại nghe Châu Tử nói: “Để khuyên nhủ [kẻ giàu] chia sẻ cứu dân trong cơn cấp bách, chẳng thể không nhẫn nại đôi chút. Nếu gặp kẻ giàu có so đo quá sâu, sợ rằng rốt cuộc sẽ không thể làm được (không thể quyên tặng được), phải sử dụng cả ân lẫn uy thì mới có ích cho việc cứu tế”. Đây chính là ông Trần đã lãnh hội sâu xa đạo cứu đói của Châu Tử vậy.
Cảm Ứng Thiên