TRANG CHỦ
Tịnh Độ Chính Là Lò Luyện Lớn Để Nung Phàm Luyện Thánh, Chúng Sanh Không Vào Trong Lò Ấy Thì Không Ai Thoát Ra Ngoài Được
Tịnh Độ chính là lò luyện lớn để nung phàm luyện thánh
Cổ nhân nói: “Thông minh chẳng cự nổi nghiệp, phú quý chẳng khỏi luân hồi”. Sanh tử xảy đến không dựa vào đâu được, chỉ có A Di Đà Phật là nương dựa được. Tiếc là người đời biết điều này quá ít; tuy biết nhưng chân tín thật niệm lại càng ít hơn nữa! Ông Vương Thiết San ở Thông Châu từng làm chức Phiên Đài ở Quảng Tây vào đời nhà Thanh trước kia, cõi ấy thổ phỉ rất nhiều, ông bày kế tiễu trừ, giết không biết bao nhiêu mà kể.
Thập Niệm Ký Số - Phương Pháp Trừ Vọng, Dưỡng Thần Tốt Nhất
Nếu luận về pháp môn Niệm Phật thì chỉ lấy ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh làm tông yếu, đầy đủ ba pháp quyết định vãng sanh. Nếu không tin thật, nguyện thiết, dẫu có chân hạnh cũng chẳng thể vãng sanh, huống gì tu hành hời hợt, hờ hững ư? Ngài Ngẫu Ích đã nói: “Được sanh hay không toàn là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp là do trì danh sâu hay cạn”. Đấy chính là lời bàn luận thường hằng ba đời chẳng đổi được, là đạo mầu độ khắp ba căn vậy, phải dốc toàn thân dựa theo đó mới hòng chứng được ích lợi thật sự.
Niệm Phật Siêu Độ, Tự Sát Được Vãng Sanh
Nữ sĩ Lý Quế Tử là giáo viên day tiểu học. Nhân vì chuyện tình cảm nghĩ không thông, cô nhảy sông tự sát ngày 18 tháng 6 năm 1995. Sau khi chết cô về báo mộng cho người cháu gái:
- Dì rất lạnh, rất đau khổ không biết phải làm sao!
Cô có người cháu trai tên Lý Dục Lan là một Phật tử thuận thành. Sau khi biết được tình hình của cô Tử cậu liền từ Đài Trung vội vã trở về và thỉnh chúng tôi vào ngày 28 tháng 6 đến Tang Nghi Quán ở Đài Nam trợ niệm.
Dùng Tín Nguyện Của Chính Mình Cảm Lòng Từ Bi Của Phật, Cảm Ứng Đạo Giao
Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn thành thủy thành chung để mười phương tam thế chư Phật trên thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Bởi lẽ các pháp môn được giảng trong cả một đời giáo hóa của đức Như Lai đều cần phải có công tu trì sâu xa thì mới đạt đến địa vị nghiệp tận tình không, mới có thể liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh. Nếu Hoặc nghiệp chưa tận thì sanh tử luân hồi quyết định khó thoát, dẫu có tu trì cũng chỉ được phước thế gian và tạo thành duyên chủng đắc độ trong đời vị lai mà thôi.
Thế Nào Là Trì Danh, Là Nhất Hướng Chuyên Niệm?
Sách An Lạc Tập dẫn kinh Quán Phật Tam Muội như sau:
“Phật khuyến phụ vương hành Niệm Phật tam-muội. Phụ vương bạch Phật:
- Phật địa quả đức, Chân Như Thật Tướng, Đệ Nhất Nghĩa Không, hà nhân bất di đệ tử hành chi?
Phật cáo phụ vương:
- Chư Phật quả đức, hữu vô lượng thâm diệu cảnh giới, thần thông, giải thoát, phi thị phàm phu sở hành cảnh giới, cố khuyến phụ vương hành Niệm Phật tam-muội.
"Nguyện Sanh Bỉ Quốc"
“Nguyện sanh bỉ quốc” (Nguyện sanh cõi ấy) là như câu: “Sở hữu thiện căn tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc” (Tất cả thiện căn tâm tâm hồi hướng nguyện sanh cõi ta) trong nguyện thứ mười tám; câu “phục dĩ thiện căn hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc” (lại đem thiện căn hồi hướng nguyện sanh cõi ta) trong nguyện mười chín; câu “chí tâm hồi hướng, dục sanh Cực Lạc, vô bất toại giả” (chí tâm hồi hướng muốn sanh Cực Lạc thì không ai chẳng được toại ý)
Chúng Ta Biết Được Danh Hiệu Phật, Biết Được Pháp Môn Tịnh Độ Là Nhờ Nguyện Này
Ngã tác Phật thời, thập phương thế giới, vô lượng sát trung, vô số chư Phật, nhược bất cộng xưng thán ngã danh, thuyết ngã công đức, quốc độ chi thiện giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, vô số chư Phật trong vô lượng cõi nước trong mười phương thế giới nếu chẳng cùng khen ngợi danh hiệu của tôi, thuật sự tốt lành của cõi nước và công đức của tôi thì chẳng lấy Chánh Giác.
Có Tín - Nguyện Sẽ Chắc Chắn Chịu Tích Cực Tu Trì, Chịu Tu Trì Liền Được Lợi Ích Vãng Sanh
Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh. Những người tu hành ngoài rìa phần nhiều cầu giác ngộ, cầu được các thứ cảnh giới, chẳng lấy chuyện quyết định cầu sanh làm chánh yếu, đấy gọi là “bỏ gốc chạy theo ngọn” vậy!
Trích Lược Về Vài Môn Đồ Nổi Bật Của Pháp Nhiên Thượng Nhân
Thượng nhân Nhất Biến cùng Thượng nhân Chứng Không, Thượng nhân Thân Loan đều là những vị Tổ sư, và là môn đồ của Thượng nhân Pháp Nhiên, các vị Tổ sư này, khi tại thế xét về học thức, Trí tuệ và sở chứng thì tương đương nhau, xét về sự giáo hóa thì rất thành công, vượt xa các Đại sư Tồn Giác, Đại sư Giác Như ở thời đại kế tiếp.
Tin Bản Nguyện, Phật 'Hộ Niệm' Mới Đặc Biệt!
Tăng Đại Phong sinh năm 1966, tốt nghiệp trường Đại học Y Hoa Tây, làm việc ở Sở Giáo Dục Kiện Khang, thành phố Thành Đô. Ban đầu ông học Duy Thức, sau học Quảng Luật. Nhiều lần ông đến Phật học viện Sắc Đạt Hữu Minh, tham vấn, cầu Pháp Mật Tông.
Năm 1995, ông từ chức, đến làm giáo thọ lớp hàm thụ Phật học viện ở tỉnh Tứ Xuyên, hướng dẫn mọi người học tập Bồ Đề Đạo Thứ Đề Quảng Luật.
Lời Phật Lời Tổ
Yếu đạo để ra khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Hạnh tu để vãng sinh Tịnh Độ tuy nhiều, không gì hơn Xưng Danh. Vì đó là hạnh của Di Đà Bổn Nguyện. Bởi vậy Hòa Thượng Thiện Đạo dạy rằng:
"Kinh VÔ LƯỢNG THỌ chép: "Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác". Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh." Do đó ngoài xưng danh không cần quán tưởng gì khác.
Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh. Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh.
__________________
"Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh": Một khi đã 'chấp nhận' tin thì tin cho tới nơi luôn đi Quý vị, đừng sợ gì cả [tức là phải tin điều này]. Chứ còn cứ lúc tin lúc ngờ, lúc thế này lúc thế khác, hay sợ cái này sợ cái kia, rằng nhỡ như lúc đó bị thế này thế kia không niệm được rồi sao Phật rước... Chúng ta nên nhớ điều này, chỉ cần hành giả chúng ta tin chắc chẳng nghi thì chắc chắn Phật đến rước, hay nói cụ thể hơn, đó là Phật đến rước hay không đó phụ thuộc vào việc chúng ta có tin [vào điều đó] hay không mà thôi. Chỉ đơn giản là vậy, cái lý chỉ cô đọng ngắn gọn là vậy. Mà việc tin tưởng này không phải kiểu tin mù quáng hay mê tín hay ma mị gì cả, mà là có cơ sở chứng cứ hẳn hoi từ Kinh giáo. Cho nên việc tin tưởng này mới là đang tu đúng lý đúng pháp, tức y giáo phụng hành, còn nếu còn hoài nghi đó là đang không y giáo phụng hành, tức đang 'cãi lại', đang hành không đúng lời Phật thuyết trong Kinh vậy. Do đó tại sao chúng ta không tin, mà lại còn hoài nghi, rồi chạy theo các kiến giải này kia khác? Thế nên, chúng ta mới thấy tại sao lại thấy có vô vàn trường hợp niệm Phật cũng tinh tấn cũng chân thật cầu vãng sanh hẳn hoi đấy nhưng lại cuối cùng vẫn chẳng được thành tựu, nhiều khi thấy rất thảm hại? Bởi đơn giản như nói đó, là họ có hành đúng như pháp đâu mà bảo thành tựu, tức là một mặt cứ hành sai pháp rồi một mặt cứ đòi cuối đời Phật rước, ở đâu ra? Có chăng là cố báu víu vào Pháp Biên Địa mà thôi [nhờ lòng Đại từ đại bi của Phật], còn cái Pháp 'chính ngạch' kia thì không có đâu, đây cũng không thể 'xin' hay mong Phật rũ lòng từ gì cả, bởi với cái Pháp này thì không có sự 'khoan nhượng' nào cả, giống như một cộng một phải là hai, còn ai cho kết quả khác thì sẽ bị sai, không đúng vậy thôi, rồi cái này đã không đạt rồi tiếp đến cái Pháp Biên Địa nếu cũng không đủ lòng thành nữa thì thôi, đành chấp nhận thành tu 'gieo duyên' thôi. Mà chúng ta đây chắc cũng là đã tu gieo duyên nhiều lần lắm rồi đấy chứ không ít đâu.
Pháp Nhiên Thượng Nhân
Phương Pháp Hành Trì
Các Bài Pháp Trọng Yếu
Các Bài Pháp Nổi Bật
"Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"
Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
(năm Dân Quốc 22 - 1933)
Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?
Quanh Năm Niệm Phật
Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao
Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao.
Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...
Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao
1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.
Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ
Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
(năm Dân Quốc 20 - 1931)
Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh
Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.
Đắc Đà-Ra-Ni
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.
Chiếu Tột Mười Phương
Chánh kinh:
Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.
Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng
Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu
Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.
Gia Ngôn Lục
Đời Tống, tiên sinh Tây Sơn Chân Đức Tú nói: “Rộng lòng giúp đỡ dân nghèo, ắt được trời đất ban phước. Đấy là nói theo lý. Nếu nói theo lẽ lợi hại, không có dân đói, sẽ chẳng có đạo tặc, ắt thôn quê, thành thị bình an. Đấy lại là điều lợi cho những nhà giàu”. Ông Trần Kỷ Đình bảo: “Chuyện cứu đói cần phải do thân sĩ và các nhà giàu có tại các vùng, các thôn cứu giúp dân nghèo gần chỗ họ, sẽ khiến cho cả huyện chẳng có ai bị đói”. Ông Hoàng Chấn nói: “Để cứu đói chỉ có cách khuyên nhủ, [tức là] khuyên những nhà giàu có hãy tạo ân huệ cho dân nghèo. Nếu những khoản quyên tặng có dư, sẽ dùng để cấp thêm cho những kẻ thiếu thốn; đấy chính là đạo trời, là phép nước vậy. Nếu kẻ nào chỉ mong giàu có cho riêng mình, chẳng nghĩ đến tình cảnh tai ách thê thảm vì đói kém, dẫu có thể may mắn trốn thoát phép nước, ắt khó trốn đạo trời tru lục!” Lại nghe Châu Tử nói: “Để khuyên nhủ [kẻ giàu] chia sẻ cứu dân trong cơn cấp bách, chẳng thể không nhẫn nại đôi chút. Nếu gặp kẻ giàu có so đo quá sâu, sợ rằng rốt cuộc sẽ không thể làm được (không thể quyên tặng được), phải sử dụng cả ân lẫn uy thì mới có ích cho việc cứu tế”. Đây chính là ông Trần đã lãnh hội sâu xa đạo cứu đói của Châu Tử vậy.
Cảm Ứng Thiên