Niệm Phật Sinh Tịnh Độ

NPSTD7

 

TRANG CHỦ

“Phụ Mẫu Duy Kỳ Tật Chi Ưu Giả”

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Úc Trí Lãng (trích lục)

    “Tịnh niệm”
    Tục ngữ nói: “Phú ông bất tri bần nhân chi khổ, tráng phu bất tri lão nhân chi khổ” (Phú ông chẳng biết nỗi khổ kẻ nghèo, người khỏe mạnh chẳng biết nỗi khổ của người già). Ông cho rằng Quang cự tuyệt chẳng qua là để tịnh tu mà thôi ư? Ông chẳng biết thật ra là vì mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ. Chỉ nội chuyện đọc thư ông gởi đến và để viết thư trả lời thì kiếng đeo mắt lẫn kiếng cầm tay (kính lúp) đều phải dùng đến hết, mới xem, mới viết được!

  • “Do Nghiệp Lực Chẳng Thể Nghĩ Bàn Nên Đạt Được Như Vậy”

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    A Nan văn dĩ, bạch Thế Tôn ngôn: “Nhược bỉ quốc độ vô Tu Di sơn, kỳ Tứ Thiên Vương thiên, cập Đao Lợi thiên, y hà nhi trụ?”
    A Nan nghe xong, bạch Thế Tôn rằng: “Nếu cõi nước ấy không có núi Tu Di thì Tứ Thiên Vương thiên và Ðao Lợi thiên nương vào đâu mà trụ?”
    Giải:
    “Ðao Lợi thiên” (Trāyastrimśas) dịch là Tam Thập Tam thiên, là tầng trời thứ hai trong sáu tầng trời Dục Giới, ở ngay trên đảnh núi Tu Di. Chính giữa có một thiên thành là chỗ ngự của Ðế Thích (Sakya Indra).

  • Do Không Cảm Sẽ Chẳng Thể Có Ứng

  • Mô tả

    Chẳng chú trọng tín nguyện cầu sanh

    Vợ chồng lệnh hữu Trần Đôn Phục tận lực hành hiếu - hữu, lại có thể dốc lòng tin tưởng Phật pháp, tu ròng Tịnh nghiệp, đúng là những kẻ hiếm thấy trong đời nay. Nay họ muốn quy y và thọ Ngũ Giới, ắt phải hiểu rõ tông chỉ pháp môn Tịnh Độ, ngõ hầu có thể liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh ngay trong đời này. Phải biết: Pháp môn Tịnh Độ lấy tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương làm tông chỉ. Người đời thường nghĩ điều này là chuyện tầm thường, không có chi kỳ lạ, bèn coi pháp tham cứu trong nhà Thiền mới là thù thắng, chú trọng vào khai ngộ,

  • Chỉ Tự Nhiên Là Bảy Báu, Vàng Ròng Làm Đất; Bằng Phẳng, Rộng Rãi, Bao La Chẳng Thể Hạn Lượng, Vi Diệu, Lạ Lùng, Đẹp Đẽ...

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Phật ngữ A Nan:
    - Bỉ Cực Lạc giới vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm. Vĩnh vô chúng khổ, chư nạn, ác thú, ma não chi danh. Diệc vô tứ thời hàn, thử, vũ, minh chi dị. Phục vô đại tiểu giang, hải, khâu lăng, khanh khảm, kinh, cức, sa, lịch, Thiết Vy, Tu Di, thổ thạch đẳng sơn. Duy dĩ tự nhiên thất bảo, hoàng kim vi địa, khoan quảng bình chánh, bất khả hạn cực, vi diệu kỳ lệ, thanh tịnh trang nghiêm, siêu du thập phương nhất thiết thế giới.

  • "Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Không Có Bốn Mùa, Nóng, Lạnh, Mưa, Tối Tăm Sai Khác; Lại Cũng Chẳng Có Sông, Biển Lớn Nhỏ, Gò, Đống, Hầm, Hố...

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Phật ngữ A Nan:
    - Bỉ Cực Lạc giới vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm. Vĩnh vô chúng khổ, chư nạn, ác thú, ma não chi danh. Diệc vô tứ thời hàn, thử, vũ, minh chi dị. Phục vô đại tiểu giang, hải, khâu lăng, khanh khảm, kinh, cức, sa, lịch, Thiết Vy, Tu Di, thổ thạch đẳng sơn.
    Phật bảo A Nan:
    - Cõi Cực Lạc thế giới công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ, vĩnh viễn không có các tên gọi các khổ, các nạn, đường ác, ma làm não loạn; cũng không có bốn mùa, nóng, lạnh, mưa, tối tăm sai khác. Lại cũng chẳng có sông, biển lớn nhỏ, gò, đống, hầm, hố, gai góc, cát, sỏi, Thiết Vy, Tu Di, các hòn núi đá hay núi đất.

  • Chúng Ta Từ Vô Thỉ Cho Đến Tận Đời Này Vẫn Còn Lưu Chuyển Trong Luân Hồi, Đều Là Vì...

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Địch Trí Thuần
    (năm Dân Quốc 27 - 1938. Ông này vốn có tên là Văn Tuyển)

    [Quan trọng là] thật hành đạo Bồ Đề
    Thư của ông và thư của Liên Phương đã nhận đủ cả rồi. Ông có thể trì được kinh Lăng Già, có thể nói là xưa đã có thiện căn. Pháp ấn tâm chẳng phải chỉ hạn cuộc tại chỗ ấy. Nếu có thể tuân theo [lời dạy của Bồ Tát] Đại Huệ trong phẩm Đoạn Nhục, phàm thấy hết thảy những sinh vật đều coi như cha mẹ, anh em trai, chị em gái, vợ con, quyến thuộc thì môn ấy sẽ rộng mở, không pháp nào chẳng nhập được!

  • Vĩnh Viễn Không Có Các Tên Gọi Các Khổ, Các Nạn, Đường Ác, Ma Làm Não Loạn

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Phật ngữ A Nan:
    - Bỉ Cực Lạc giới vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm. Vĩnh vô chúng khổ, chư nạn, ác thú, ma não chi danh.
    Phật bảo A Nan:
    - Cõi Cực Lạc thế giới công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ, vĩnh viễn không có các tên gọi các khổ, các nạn, đường ác, ma làm não loạn.

  • Chỉ Có Điều, Đối Với Sự Báo Ứng Của Tội Dâm Ác, Luật Trời Nghiêm Khắc Nhất

  • Mô tả

    Huấn sức sĩ tử giới dâm văn (Bài văn khuyên bảo sĩ tử kiêng dâm)

    [Ai bảo trời xanh không có mắt?]
    Văn Xương Đế Quân nói:

    - Trời thường giáng họa cho kẻ dâm dật, sự báo ứng ấy rất nhanh chóng. Con người chẳng sợ, vô tri say mộng. Nếu chẳng biết kiểm điểm hành vi, tai ương sẽ lập tức ùa tới. Này mọi người ơi! Hãy nghe lời ta răn: Chỉ có tích đức, hành thiện, mới được tốt lành, từ xưa đã nói như vậy! Làm chuyện bất thiện, tai ương giáng xuống! Người xưa đã răn dạy rõ: Thời Xuân Thu, do dâm loạn [mà các vua chư hầu] đều bị nước mất, nhà tan! Các bài Phong, Nhã [trong kinh Thi] đã từng chê trách nhằm dứt sạch chuyện cặp kè, đàn đúm.

  • Do Chẳng Biết Đây Là Pháp Môn Đặc Biệt Trong Phật Pháp, Đều Cứ Chiếu Theo Nghĩa Lý Của Các Pháp Môn Thông Thường Nên Chẳng Chịu Tin

  • Mô tả

    Lấy chuyện xe trước [bị đổ] để làm gương

    Đọc thư ông gởi đến, văn từ lẫn ý nghĩa đều hay, không thể thay đổi được, nên chẳng ghi lời phê. Ông hai mươi mốt tuổi, biết làm văn làm thơ, chính là đời trước có thiện căn, nhưng hãy nên khiêm tốn náu mình, đừng cậy thông minh khinh người, học vấn càng rộng rãi, càng cảm thấy không đủ thì sự thành tựu sau này sẽ khó thể suy lường được! Mười năm trước, pháp sư Đế Nhàn có một đồ đệ tên Hiển Ấm là người cực thông minh, xuất gia năm mười bảy, mười tám tuổi, nhưng khí lượng quá nhỏ, không chịu thua kém một chút nào!

  • Lời Phật Lời Tổ

    Yếu đạo để ra khỏi sinh tử, không gì hơn vãng sinh Tịnh Độ. Hạnh tu để vãng sinh Tịnh Độ tuy nhiều, không gì hơn Xưng Danh. Vì đó là hạnh của Di Đà Bổn Nguyện. Bởi vậy Hòa Thượng Thiện Đạo dạy rằng:
    "Kinh VÔ LƯỢNG THỌ chép: "Khi tôi thành Phật, nếu mười phương chúng sinh xưng danh hiệu của tôi, dù chỉ mười lần mà không được vãng sinh thì tôi chẳng ở ngôi Chánh Giác". Đức Phật kia hiện tại thế thành Phật. Nên biết rằng Bổn Nguyện Trọng Thệ chẳng hư dối. Chúng sinh xưng niệm, tất nhiên được vãng sinh." Do đó ngoài xưng danh không cần quán tưởng gì khác.
    Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh. Nếu bình thường đã xưng danh tích lũy công đức thì dù cho lúc lâm chung không xưng được Phật Danh vẫn quyết định vãng sinh.

    ___________________________

    "Hiểu và tin như trên, lâm chung chắc chắn Phật lai nghinh": Chúng ta thấy tại sao không là 'tin như trên' là được rồi, cần chi phải 'hiểu' nữa? Bởi xem vậy chứ rất nhiều người đang 'hiểu' không đúng chỗ này đấy, nên các Ngài phải nhấn mạnh như vậy. Như chúng ta thấy đa phần đều cho rằng mười niệm này là mười niệm lúc lâm chung, đa phần đều hiểu như vậy, cho nên xem đây thì các Ngài nói mười niệm này là lúc nào? Rõ ràng là chẳng có quy định lúc nào cả, tức bất cứ lúc nào cũng được, rằng bình thời hay lúc lâm chung cũng vậy, như thế thì mới có cơ sở để gầy dựng Tín tâm chứ! Cho nên trước hết là cần phải 'hiểu' cho đúng cái đã, rồi mới phát khởi Tín tâm được. Còn một khi hiểu sai vấn đề thì sẽ tin theo như thế ngay, tức không thể có Tín tâm chân thật được. Bởi vậy đoạn khai thị này cũng chính là liễu nghĩa cho Bổn Nguyện một cách rõ ràng chân thật nhất vậy, để không còn tranh luận mười niệm này là mười niệm lúc nào nữa. Mà một khi dẹp đi được những kiến giải sai lệch tức đã đi được quá nửa chặng đường rồi, như thế không chóng thì chày sẽ phát khởi được Tín tâm chân thật thôi, còn không thì cứ giậm chân mãi, không cách gì phát khởi lên được.

    Pháp Nhiên Thượng Nhân

    Phương Pháp Hành Trì

    Các Bài Pháp Nổi Bật

    "Tự Mình Chẳng Về, Về Liền Được; Gió Trăng Quê Cũ Há Ai Giành?"

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh
    (năm Dân Quốc 22 - 1933)

    Đã ăn chay trường niệm Phật, [vẫn cần] hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể...
    Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp?

  • Quanh Năm Niệm Phật

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Trầm Thọ Nhân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao

    Nhận được thư ông từ ba hôm trước, biết lệnh lang là Hà Sanh đã niệm Phật vãng sanh. Tuy về Thế Đế, tựa hồ [đó là] chuyện bất hạnh, nhưng vãng sanh là đã siêu phàm nhập thánh, quả thật là may mắn lớn lao. 

  • Cậy Vào Phật Từ Lực Đới Nghiệp Vãng Sanh, Nếu...

  • Mô tả

    Phát khởi mạnh mẽ chí hướng lớn lao

    1) Hết thảy chúng sanh đều sẵn có Tánh Đức, nhưng rất ít có Tu Đức. Nay đã phát tâm học Phật là do từ Tánh Đức khởi lên Tu Đức. Tuy có tâm ấy, nhưng nếu chẳng kiệt thành tận kính tu trì thì Tu Đức chẳng thể tăng trưởng, Tánh Đức vẫn bị phiền não ác nghiệp gây chướng ngại như cũ, chẳng thể hiển hiện được! Như mặt trời trong mây, trọn chẳng thấy được tướng sáng. Vì thế, phải phấn chấn tinh thần, giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, làm các điều lành trong thế gian.

  • Chứng Bất Thoái Ngay Trong Hiện Đời

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Pháp Môn Vừa Cực Khó Vừa Cực Dễ

  • Mô tả

    Thư trả lời cư sĩ Tập Hoài Tân
    (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh

    Ông đã biết lợi ích của việc niệm Phật thì từ rày hãy nên gắng công hơn để tự được nhất tâm. Nhưng một pháp niệm Phật chú trọng vào ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh, chỉ biết niệm nhưng không sanh lòng tin và phát nguyện, dù có đắc nhất tâm cũng chưa chắc được vãng sanh. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu chưa đạt nhất tâm bất loạn, vẫn có thể cậy vào Phật từ lực để vãng sanh.

  • Đắc Đà-Ra-Ni

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, tha phương thế giới chư Bồ Tát chúng văn ngã danh giả, chứng ly sanh pháp, hoạch đà-ra-ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ. Tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn. Ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn. Ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng Bất Thoái Chuyển giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, các hàng Bồ Tát trong các thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi liền chứng ly sanh pháp, đắc đà-ra-ni, thanh tịnh, hoan hỷ, đắc bình đẳng trụ, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ cội đức; nếu ngay lập tức chẳng đạt được một, hai, hay ba thứ Nhẫn, với các Phật pháp nếu chẳng thể chứng ngay được Bất Thoái Chuyển thì chẳng lấy Chánh Giác.

  • Chiếu Tột Mười Phương

  • Mô tả

    Chánh kinh:
    Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương vô lượng vô số bất khả tư nghị chư Phật thế giới. Chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.
    Lúc tôi thành Phật, cõi Phật tôi ở rộng rãi nghiêm tịnh, sáng ngời như gương, chiếu thấu mười phương vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn thế giới của chư Phật. Chúng sanh trông thấy sanh tâm hy hữu. Nếu chẳng được vậy, chẳng lấy Chánh Giác.

  • Hễ Có Tín Nguyện Thì Không Một Ai Chẳng Được Thấm Nhuần, Viên Đốn Thẳng Chóng

  • Mô tả

    Luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu

    Hết thảy các pháp môn được nói trong giáo pháp cả một đời của đức Như Lai tuy Đại - Tiểu bất đồng, Quyền - Thật đều khác, nhưng không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử, phô bày trọn vẹn cái họ sẵn có, thành ngay vào Phật đạo đó thôi! Nhưng vì chúng sanh căn cơ bất nhất, khiến cho đức Như Lai phải tùy thuận cơ nghi, lập ra đủ mọi cách thuyết pháp Thiên - Viên - Đốn - Tiệm. Nhưng chúng sanh luân chuyển sanh tử bao kiếp dài lâu, Hoặc nghiệp sâu dầy ngăn lấp diệu minh, nếu không phải là người túc căn thành thục lại muốn ngay trong một đời này hoàn thành thì thật là hiếm có mấy ai.

  • Gia Ngôn Lục

    Hiếu đạo há trọn hết được, quý ở chỗ kịp thời! Đừng để cho tháng ngày [cha mẹ còn sống với ta] ngắn dần, để rồi hối hận tâm ta chưa trọn hết. Đừng dốc sức lo cho con cái [của chính mình] ngày càng nhiều, [để rồi lơ là cha mẹ], khiến cho cha mẹ ta thương tâm mất rồi! Cha mẹ đợi cho đến khi con có thể phụng dưỡng, nói chung là đã năm, sáu chục tuổi, ví như cầm cây đuốc ngắn mà đi đường dài, bươn bả đến quán trọ sợ còn chẳng kịp, há dám nhởn nhơ trên đường ư? Kẻ làm con ôm vợ ẵm con, ăn no, ngủ kỹ, nào có biết người già trong nhà tóc bạc, mắt mờ lại bị mất đi một ngày? Vợ con hãy còn ít tuổi, ngày tháng hưởng dụng hãy còn dài, mà cha mẹ sanh ta bóng dâu sắp xế, dòng sông [thời gian] trôi mãi chẳng ngừng! Vạn nhất sẩy chân, khó báo đáp chừng bằng mảy bụi, giọt nước! Lên trời, xuống đất, chẳng tìm được lối!

    Cảm Ứng Thiên